Những bài học rút ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 49 - 53)

1.3. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

1.3.4. Những bài học rút ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Qua nghiên cứu các địa phương, có thể thấy rằng q trình chuyển dịch CCKTNNN đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ lúc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Việc lồng ghép, gắn kết các chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp với chương trình xây dựng NTM đã mang lại hiệu quả nhanh chóng và hết sức thành cơng. Những mục tiêu của chương trình xây dựng NTM đã tạo tiền đề vững chắc thúc đẩy q trình chuyển đổi CCKT theo hướng nơng nghiệp đơ thị, phát triển kinh tế nơng thơn, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Một số bài học kinh nghiệm về chuyển dịch CCKTNNN trong quá trình xây dựng NTM được rút ra từ nghiên cứu các địa phương trên, đó là:

Một là, cần tăng cường thúc đẩy liên kết, hợp tác hình thành các mơ hình sản

xuất phù hợp, các chuỗi sản xuất tiên tiến để giảm chi phí sản phẩm nơng nghiệp. Khuyến khích mơ hình liên kết giữa sản xuất, bao tiêu đảm bảo đầu ra cho nông sản để tạo sự yên tâm trong sản xuất nông nghiệp của người nơng dân, tránh được các tình trạng “được mùa, mất giá”, đảm bảo thu nhập và góp phần nâng cao mức sống của cư dân nông thôn.

Hai là, cần tổ chức, vận dụng sáng tạo chính sách khuyến khích về thuế, mặt

bằng, vốn tín dụng... để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Các địa phương nên áp dụng các chính sách thuế ưu đãi cho người nông dân để họ mở rộng sản xuất, việc giảm chi phí đầu vào sẽ làm giá cả hàng hóa nơng phẩm sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường, người nông dân thu được lợi nhuận càng cao sẽ càng thu hút được nguồn vốn vào sản xuất, kinh

doanh nông nghiệp, đẩy mạnh được chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại.

Ba là, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề... để tăng năng suất lao

động nông thôn. Các địa phương cần tích cực dẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đây là lực lượng đơng đảo nhưng trình độ cịn hạn chế, việc hỗ trợ đào tạo nghề sẽ giúp họ tiếp cận việc làm dễ dàng hơn, dễ tìm hiểu áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp để cải thiện được năng suất, chất lượng sản phẩm,…Đào tạo nghề tốt cũng giúp cho lao động nông thôn chuyển dịch sang khu vực phi nông nghiệp dễ dàng hơn, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giảm các ngành có sử dụng nhiều lao động và phát triển các ngành khác sử dụng ít lao động hơn nhưng giá trị gia tăng cao hơn.

Bốn là, chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp thu hút nhiều

lao động nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu ngành nông nghiệp. Việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến phụ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sẽ góp phần đẩy nhanh q trình chuyển dịch trong ngành nông nghiệp từ ngành trồng trọt sang chăn nuôi, từ trồng cây lương thực sang các loại cây hoa màu ngắn ngày như: đậu, bắp, khoai mì,…đây là nguồn nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành công nghiệp chế biến quan trọng.

Năm là, cần khai thác tốt những lợi thế của địa phương để phát triển song hành

giữa nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ trong xây dựng NTM. Mỗi địa phương có những lợi thế so sánh khác nhau về vị trí, điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu,.. để phát triển được sản xuất nơng nghiệp. Do đó, mỗi địa phương cần biết và phát huy tốt các lợi thế đó của mình để phát triển ngành nơng nghiệp. Ngành nơng nghiệp phải có sự gắn kết với các ngành cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm để đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp ổn định, bền vững, nông sản được tiêu thụ ra thị trường hoặc là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

Sáu là, tập trung khai thác thế mạnh phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất

là dịch vụ nơng nghiệp để góp phần chuyển dịch CCKTNNN, cơ cấu lao động và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Các địa phương cần tăng cường đầu tư vào các ngành nông nghiệp thế mạnh và các ngành có tính chất hỗ trợ để phát huy lợi thế, tăng khả năng cạnh tranh.

Bảy là, huy động tối đa các nguồn vốn, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng

kinh tế xã hội nông thôn bền vững, phù hợp các tiêu chí NTM. Chương trình xây dựng NTM đã góp phần to lớn trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, giúp ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, cơ cấu ngành nông nghiệp cũng nhanh chóng chuyển biến theo hướng tích cực. Do đó, cần huy động nhiều nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình này để tạo tiền đề, động lực cho ngành nơng nghiệp phát triển.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả luận văn đã đề cập và phân tích các khái niệm cơ bản như cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ...

Tác giả cũng hệ thống hóa một số các quan điểm cơ bản của Đảng – Nhà nước có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp qua các kì đại hội, kể từ đại hội VI (1986) đến đại hội XI (2011). Đặc biệt, Đại hội X của Đảng đã ban hành Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nơng thơn, nơng dân, được cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là chương trình lớn nhằm thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước và đạt được nhiều thành quả quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Tác giả cũng đã đề cập tới kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nơng thơn mới ở các huyện Hóc Mơn, Bình Chánh (TP.Hồ Chí Minh), thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), đúc kết thành

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG

NGHIỆP GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện củ chi TPHCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)