i) Trường hợp doanh nghiệp đổi tên, ví dụ thực tế tại KCN Bắc Ninh là doanh nghiệp đăng ký trong Giấy chứng nhận đầu tư là công ty TNHH SamSung Display Bắc Ninh. Nay doanh nghiệp đổi tên sang là công ty TNHH SamSung Display Việt Nam. Cơ cấu nhân sự, điều hành, vốn, tổng mức đầu tư, tiến độ đầu tư… và mọi thứ khác khơng thay đổi, nhưng tồn bộ người nước ngoài đã được cấp GPLĐ đều phải tiến hành cấp mới GPLĐ chứ không phải là thực hiện cấp lại GPLĐ. Người nước ngoài lại phải về nước sở tại thực hiện
22
xin lại LLTP nước ngoài, LLTP Việt Nam, giấy khám sức khỏe. Điều này tạo lên chi phí rất lớn về thời gian cho doanh nghiệp, nhất là đối tượng cấp phép thuộc diện nhà quản lý, điều hành tồn bộ hoạt động của cơng ty. Nhưng nếu doanh nghiệp khơng thực hiện, có thể sẽ bị trục xuất về nước, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và môi trường đầu tư của tỉnh. So sánh tương quan đầu mục hồ sơ giữa cấp mới và cấp lại thì người lao động nước ngồi sẽ phải chịu chi phí về thời gian, tiền bạc lớn hơn rất nhiều lần so với cấp mới.
ii) Trường hợp thay đổi chức danh cấp phép, ví dụ từ Trưởng phịng sản xuất sang Trưởng phòng kinh doanh, thực tế đây là cách thức điều hành giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn khi luân chuyển vị trí giúp người nước ngồi có thêm kinh nghiệm và nắm sâu hơn tình hình hoạt động của cơng ty, hoặc do yêu cầu về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải luân chuyển vị trí, nhưng vẫn phải tiến hành thủ tục cấp mới GPLĐ chứ không phải là cấp lại GPLĐ, doanh nghiệp sẽ gặp phải khó khăn tương tự như đã nêu ở mục (i). iii) Trường hợp thay đổi địa điểm làm việc, doanh nghiệp di chuyển vị trí, chuyển tồn bộ pháp nhân của công ty từ tỉnh A sang tỉnh B, thực tế rõ ràng doanh nghiệp vẫn giữ nguyên cơ cấu nhân sư, vốn… nhưng những lao động đã được thẩm định cấp GPLĐ vẫn phải tiến hành cấp mới GPLĐ chứ khơng phải là cấp lại, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn tương tự như đã nêu ở mục (i).
iv) Trường hợp người lao động khi làm thủ tục cấp mới là do công ty mẹ điều động di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp sang công ty con tại Việt Nam. Nhưng khi hết hạn GPLĐ tại Việt Nam, người lao động tiến hành thủ tục xin cấp lại GPLĐ nhưng công ty mẹ ở nước sở tại đã phá sản hoặc chuyển nhượng vốn cho công ty khác nên người lao động khơng có giấy điều động nội bộ từ cơng ty mẹ. Người lao động lại phải thực hiện thủ tục xin cấp mới GPLĐ, khó khăn gặp phải như nêu ở mục (i).
Các trường hợp từ mục (i) đến mục (iv) phần này nếu so sánh giữa quy định hiện hành và quy định cũ như tại Phụ lục số 2.3 thì phát sinh thêm 5-6 đầu mục hồ sơ. Như vậy rõ ràng khơng đạt tiêu chí “tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thủ tục cấp GPLĐ”, quy định không đơn giản rõ ràng và cũng không đạt được bất kỳ hiệu quả gì trong cơng tác quản lý nhà nước.
v) Có sự khơng thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước về quy định cấp GPLĐ cho người nước ngồi. Ví dụ, tại Nghị định số 102 năm 2013 do Chính phủ ban hành quy định về thủ tục Giấy khám sức khỏe cho người lao động trong đầu mục hồ sơ quy định rõ ràng “Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế”. Nhưng tại văn bản số 1420/KCB-PHCN&GĐ của Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế ngày 17/12/2014 nêu “Theo quy định tại khoản 5, điều 1, thơng tư số 14/2013TT- BYT: đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngồi cấp thì giấy khám sức khỏe được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy khám sức khỏe có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và
thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó khơng q 6 tháng kể từ ngày được cấp”, tại công văn trên khẳng định cho đến nay, Việt Nam chưa ký điều ước hoặc thỏa thuận thừa
nhận lẫn nhau về y tế với quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Nếu theo quy định này của Cục
quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế thì giấy khám sức khỏe tại nước ngồi khơng được chấp thuận. Nhưng trong Nghị định 102 lại nêu rõ “Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp GPLĐ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Vậy, nếu giấy khám sức khỏe tại nước ngoài khơng được chấp thuận thì người nước ngồi khơng thể thực hiện đúng theo quy định. Đây rõ ràng là vấn đề điển hình về hệ thống Luật của Việt Nam khi những văn bản có tính pháp lý thấp hơn lại khơng đồng nhất với các văn bản do cơ quan có thẩm quyền cao hơn ban hành.
4.3. Bất cập trong công tác phối hợp quản lý ngƣời nƣớc ngoài làm việc trong các KCN Bắc Ninh
Quản lý lao động nước ngoài làm việc trong các KCN Bắc Ninh chủ yếu được 03 cơ quan đồng thực hiện: Ban quản lý các KCN, Công an tỉnh, Sở Lao động TB&XH tỉnh. Ban quản l ý thực hiện việc cấp, cấp lại, thu hồi GPLĐ, thống kê, báo cáo tình hình người nước ngồi trong KCN. Cơng an tỉnh quản lý về cư trú, an ninh chính trị, và có thẩm quyền trục xuất
người lao động làm việc không hợp pháp. Sở Lao động Thương binh và xã hội phụ trách công tác thanh, kiểm tra23
.
Qua những quy định trên, có thể thấy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý các KCN với Công an tỉnh trong cơng tác quản lý lao động nước ngồi làm việc trong KCN. Thực tế trong quá trình thụ lý hồ sơ xin cấp GPLĐ, Ban quản lý đã phối hợp với Công an tỉnh để thẩm định giấy tờ có nghi ngờ giả mạo. Ngồi ra, liên quan đến an ninh chính trị, an ninh kinh tế, có những đối tượng người nước ngồi xin cấp GPLĐ vào làm việc tại các KCN Bắc Ninh nhưng mục đích khơng phải là làm việc mà có thể là gián điệp chính trị, gián điệp kinh tế, phá hoại môi trường đầu tư … Những trường hợp này, khi có dấu hiệu khả nghi, Ban quản lý sẽ phối hợp với Công an tỉnh bằng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh mục đích của đối tượng.
Có bất cập trong quản lý lao động nước ngồi đó là nắm bắt số lượng lao động nước ngoài thực tế đang làm việc trong các KCN Bắc Ninh. Thực tế, Ban quản lý chỉ tổng hợp, thống kế số lượng LĐNN trong KCN theo báo cáo của doanh nghiệp KCN định kỳ 3 tháng/1lần về người nước ngoài đang làm việc trong KCN tức là hoàn toàn dựa vào số liệu doanh nghiệp báo cáo, Ban quản lý có thực hiện kiểm tra thực tế nhưng khơng thể kiểm sốt được toàn bộ doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn. Cơng an tỉnh thì nắm bắt số lượng thông qua báo cáo của Ban quản lý và qua xác nhận tạm trú tại địa phương. Nhưng nếu người nước ngồi làm việc tại KCN Bắc Ninh, nhưng khơng tạm trú tại Bắc Ninh thì nếu người nước ngồi này cố tình trốn tránh khơng thực hiện xin GPLĐ cũng như trốn làm tạm trú thì rất khó phát hiện.
Ban quản lý các KCN là cơ quan cấp GPLĐ cho người nước ngoài làm việc trong các KCN nên là cơ quan nắm rõ nhất tình hình thực tế nhưng lại khơng có chức năng thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài nên nếu cần thanh tra thì phải phối hợp với Sở LĐ TB&XH nên khơng được chủ động và khơng có chức năng xử phạt nên làm giảm hiệu quả của công tác quản lý người nước ngoài.
23 Quy chế phối hợp và biên bản ủy quyền của Sở LĐ TB&XH tỉnh Bắc Ninh cho Ban quản lý các KCN Bắc Ninh.
Tóm lại, chương này đã phân tích và chỉ ra những bất cập quy định về cấp GPLĐ cho người nước ngoài qua nhận định từ trải nghiệm thực tiễn công việc của tác giả luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xây dựng tiêu chí đánh giá trên cơ sở lý thuyết lập pháp vững chắc là chứng cứ chứng minh luận điểm của tác giả nhằm khẳng định là những phân tích bất cập trên khơng phải là nhận định chủ quan duy ý chí. Những bất cập được nhận biết là: (i) đầu mục hồ sơ Giấy khám sức khỏe chưa rõ ràng, có sự khơng thống nhất giữa văn bản của Bộ Y tế và Nghị định của Chính phủ, (ii) đầu mục LLTP khơng cần thiết, (iii) đầu mục văn bản chấp thuận của UBND tỉnh không cần thiết, (vi) các trường hợp đổi tên doanh nghiệp, đổi chức danh, đổi vị trí cơng việc nên quy định là cấp lại thay vì cấp mới, (v) có kẽ hở trong cơng tác quản lý người nước ngồi giữa các cơ quan quản lý nhà nước địa phương dẫn đến không thống kê được số lượng người nước ngoài cụ thể đang làm việc trong các KCN của tỉnh.
Để kiểm chứng và khách quan trong những lập luận trên, luận văn đã xây dựng và triển khai lấy phiếu điều tra, kết quả trình bày cụ thể tại chương tiếp theo.
CHƢƠNG 5
THỐNG KÊ VÀ PHÂN TÍCH PHIẾU ĐIỀU TRA
Phiếu điều tra được phát tới tất cả các doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngồi trong các KCN Bắc Ninh. Tổng hợp lại luận văn thu được 60 phiếu phản hồi của doanh nghiệp. Tác giả thu thập thông tin 04 thủ tục tiến hành tại Việt Nam là Giấy khám sức khỏe, LLTP Việt Nam, LLTP nước ngoài, Văn bản chấp thuận của UBND tỉnh để hoàn thiện GPLĐ. Các chỉ tiêu đánh giá là thời gian, chi phí và mức độ khó, thống kê tổng hợp trung bình cộng của 60 doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng và kèm theo những phân tích đánh giá, cụ thể như sau: