So sánh tương quan giữa các doanh nghiệp, người nước ngồi nêu khó khăn trong các thủ tục thực hiện tại Việt Nam xin cấp GPLĐ với các bất cập trong các quy định của nhà nước như phân tích ở Chương 3 và Chương 4 thì hầu hết đều giống nhau như: không quy định rõ ràng cơ sở có đủ thẩm quyền khám bệnh cho người nước ngồi, các chỉ tiêu về khám sức khỏe không cụ thể; người nước ngoài đã từng đi du lịch sang Việt Nam cũng phải xin LLTP tại Việt Nam, đang công tác tại Việt nam thời gian dài vẫn phải xin LLTP tại nước sở tại, thủ tục nhiều, phức tạp, thời gian chờ đợi lâu.
Đánh giá mức độ khó theo cảm nhận của doanh nghiệp và người nước ngồi thì đầu mục được đánh giá khó nhất là LLTP tại Việt Nam, tiếp theo đó đến LLTP nước ngồi. Giấy khám sức khỏe và Văn bản chấp thuận của UBND tỉnh được đánh giá ngang nhau. Ý kiến nêu khó khăn trong câu hỏi mở về Giấy khám sức khỏe là nhiều nhưng điểm đánh giá mức độ khó khơng thấp bằng 02 LLTP chứng tỏ những khó khăn doanh nghiệp gặp phải khơng nghiêm trọng như xin LLTP. Tất cả 05 đầu mục nêu trên không đầu mục nào đạt mức 3 điểm là ngưỡng bình thường chứng tỏ các đầu mục đều gây khó khăn cho doanh nghiệp và người nước ngồi.
Tóm tắt lại, chương 5 nêu kết quả thống kê của luận văn đối với phiếu điều tra của doanh nghiệp và những nhận định, đánh giá của tác giả về kết quả phiếu điều tra. Kết quả này cũng chứng minh cho những phân tích tại chương 3 và chương 4. Chương 6 sẽ là phần kết luận và khuyến nghị chính sách.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những phân tích những bất cập ở Chương 3 và Chương 4 và được kiểm chứng tại Chương 5, có thể điểm lại những bất cập cụ thể như sau: (i) đầu mục hồ sơ Giấy khám sức khỏe chưa rõ ràng, có sự khơng thống nhất giữa văn bản của Bộ Y tế và Nghị định của Chính phủ, (ii) đầu mục LLTP không cần thiết, (iii) đầu mục văn bản chấp thuận của UBND tỉnh không cần thiết, (vi) các trường hợp đổi tên doanh nghiệp, đổi chức danh, đổi vị trí cơng việc nên quy định là cấp lại thay vì cấp mới, (v) có kẽ hở trong cơng tác quản lý người nước ngoài giữa các cơ quan quản lý nhà nước địa phương dẫn đến khơng thống kê được số lượng người nước ngồi cụ thể đang làm việc trong các KCN của tỉnh, (vi) chưa có giải pháp để đạt được mục tiêu “chuyển giao kỹ thuật, công nghệ bằng việc đào tạo lại cho người Việt Nam” mà đạo luật đề ra, (vii) chưa có chế tài đủ mạnh cho doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngồi khơng có GPLĐ, (viii) vẫn cịn kẽ hở để cho người nước ngồi có thể làm giải giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc, (ix) đầu mục hồ sơ nhiều và khó thực hiện, (x) cách truyền đạt của đạo luật còn mập mờ, khơng rõ ràng, gây khó hiểu cho chủ thể thực hiện.
Qua những phân tích trong luận văn, tơi xin đưa ra một số đề xuất kiến nghị đối với 03 cấp quản lý từ cao đến thấp là: đối với Chính phủ, đối với UBND tỉnh Bắc Ninh và đối với Ban quản lý các KCN.
Chính sách tốt phải được quy định chặt chẽ từ cơ quan có thẩm quyền cao nhất, là căn cứ để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cho đồng bộ. Nên những đề xuất của tơi trong Luận văn với Chính phủ là quan trọng nhất, đề xuất giải pháp với Ban quản lý các KCN chỉ là giải pháp hỗ trợ tạm thời trong khi chờ Chính phủ sửa đổi những quy định hiện hành.