- Cây công nghiệp lâu năm: + Tiêu.
2.2.1.1. Đất phù sa ngọt
Còn được gọi là đất phù sa trẻ, có nguồn nước ngọt quanh năm, với diện tích
khoảng 90 vạn ha. Loại đất này tập trung ở các tỉnh ven hai bên bờ sông như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng. Đây là vùng
đất tốt có thể trồng từ 2- 3 vụ lúa/ năm hoặc kết hợp trồng hoa màu, cây công nghiệp.
Đất phù sa ngọt được chia thành:
a. Đất phù sa ngọt ven sông
Đây là loại đất non trẻ nhất được bồi đắp thường xuyên hàng năm do nằm ven
hai bờ sông Tiền và sông Hậu, lũ từ thượng nguồn chảy về mang theo nguồn phù sa màu mỡ.
Đất phù sa ven sông trải dài ở các huyện: Phú Châu, Phú Tân, Châu phú ( An
Giang); Hồng Ngự, Tam Nông ( Đồng Tháp); Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang…do hai con sông Tiền và sông Hậu chuyển tải nguồn phù sa từ
thượng nguồn bồi đắp thêm sự màu mỡ cho vùng ĐBSCL. Do đặc tính là phù sa màu
mỡ nên loại đất này người dân dùng chủ yếu trong việc canh tác trồng lúa từ 2 đến 3 vụ/ năm với cácvụ đông xuân, hè thu, lúa mùa.
Với diện tích lúa ngày càng mở rộng qua các năm ở các địa phương đãđưa năng
1.182.197 tấn/năm (2002) lên 1.194.746 tấn/năm (2004) [11], bên cạnh đó các tỉnh
như Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang là những khu vực có diện tích sản xuất lúa lớn
nhất vùng, năng suất cũng có sự tăng trưởng một cách đáng kể cả lúa đơng xn, hè
thu,. .
Ngồi ra, vùng đất này cũng là vùng đất rất thích hợp cho việc canh tác trồng các
loại cây ăn trái như cam, qt, xồi, chơm chơm; cây hoa màu như ngô, khoai, rau,
đậu…Diện tích cây ăn quả của tồn vùng ĐBSCL có sự thay đổi theo xu hướng tăng
từ 182.965 ha (2000) lên 220.152 ha (2004). Khi diện tích trồng lúa được chú trọng phát triển thì diện tích các loại cây khác có xu hướng giảm như cây chất bột có củ khoai lang, khoai mì giảm trong tồn vùng từ 22.616 ha (2000) xuống còn 19.729 ha (2004).
Chúng ta dễ dàng thấy được những diện tích ruộng lúa mênh môngở các tỉnh ven
hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu như Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,.. với những cánh đồng lúa bạt ngàn hay những vườn
cây ăn quả như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long,…đã trở thành những thương hiệu nổi
tiếng trong vùng, quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới như bưởi Năm Roi, sầu
riêng, cam sành,…
Đây là loại đất tốt nhất trong tài nguyên đất ở ĐBSCL, nhờ sự kết hợp giữa phù
sa màu mỡ của đất và kinh nghiệm canh tác lâu năm của người dân vùng châu thổ,
ĐBSCL đã đạt được những thắng lợi to lớn trong năng suất cây trồng trên vùng đất
này thể hiện qua năng suất cây lúa, cây ăn quả,…Và từ thực tế này đã đặt ra cho ĐBSCL một câu hỏi là làm thế nào để những kết quả to lớn đó trong nông nghiệp của vùng ngày càng được mở rộng nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực quốc gia, đảm bảo
chỉ tiêu xuất khẩu ra thị trường thế giới góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hôi ngày càng phát triển.
b. Đất phù sa loang lổ đỏ vàng
Loại đất này nằm xa sông và ở trên những vùng tương đối cao, mùa khô mực nước ngầm xuống sâu, các chất như Fe, Al, bị rửa trôi xuống tầng dưới. Tại đây chúng
bị oxy hóa tạo ra những đốm rỉ màu đỏ, màu nâu xen kẽ nhau trên nền sắt màu xẫm, tạo ra cho đất này nét đặc trưng loang lổ màu đỏ và vàng.
Đất này tập trung ở Tiền Giang, và một số vùng khác như Long An, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang…Nhìn chung đất này nghèo chất dinh
dưỡng, được sử dụng trong việc canh tác lúa nước và cây hoa màu nhưng năng suất
không cao.
c.Đất phù sa Glây
Đất này tập trung chủ yếu ở địa hình thấp do đọng nước nhiều trong thời gian dài, đất bị yếm khí tạo thành tầng tích tụ Glây có màu xám xanh. Đất phù sa Glây có
nguồn gốc từ đất bãi bồi, đất phù sa biển do biến động của thời gian rửa trơi các chất mặn. Đất này chiếm diện tích rộng nhất trong tổng diện tích đất phù sa, phân bố rải rác
ở các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Long An, Tiền Giang và một số vùng khác như Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…Đất này có lớp mặt tốt rất thích hợp cho
việc trồng cây lúa nước cho năng suất cao.
Đất này được dùng để canh tác lúa nước, nhiều nơi địa hình thấp khơng có khả năng ngăn chặn nước mặn xâm nhập thì dùng trồng rừng ngập mặn là chủ yếu và ni
trồng thủy hải sản như tơm, cua, sị…
Tóm lại: đất phù sa là nguồn tài nguyên đất quan trọng nhất trong tổng diện tích
đất của ĐBSCL do đây là cơ sở vững chắc cho việc phát triển trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa đạt năng suất cao đảm bảo nhu cầu lương thực của vùng và nhu cầu
xuất khẩu của nước ta. Điều đó được thể hiện qua việc diện tích trồng cây lúa và diện tích lúa mùa ở các tỉnh của vùng không ngừng mở rộng và tăng lên qua các năm từ
2000– 2004.
Bảng 2.3: Diện tích cây lúa cả năm phân theo các tỉnh.
Đơn vị: ha Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 3.947.476 3.789.972 3.834.293 3.786.321 3.812.795 Cần Thơ 209.486 222.103 228.499 226.213 229.971 Hậu Giang 203.882 219.069 228.100 227.189 226.486 Long An 453.033 440.832 433.404 424.096 433.363 Tiền Giang 282.419 276.119 265.065 260.766 259.399 Bến Tre 101.617 100.817 99.496 95.538 90.511 Đồng Tháp 408.368 408.294 426.409 436.482 453.052 Vĩnh Long 208.671 216.328 209.755 206.969 208.041 Trà Vinh 238.525 238.411 235.224 235.164 234.551 An Giang 464.533 459.051 477.180 503.856 523.037 Kiên Giang 540.923 550.636 575.922 563.048 570.308 Sóc Trăng 370.385 384.764 354.865 349.552 315.205 Bạc Liêu 217.393 177.978 169.811 150.439 137.212 Cà Mau 248.241 131.570 130.563 107.009 131.659
Nguồn: Số liệu kinh tế- xã hội ĐBSCL 2000– 2004.
Ví dụ như Cà Mau, Bạc Liêu là hai tỉnh có diện tích đất canh tác trồng lúa giảm rõ nhất.
Bảng 2.4: Sản lượng lúa cả năm phân theo các tỉnh.
Đơn vị:tấn Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 16.913.638 16.001.112 17.744.525 17.513.435 18.569.344 Cần Thơ 997.111 1.034.817 1.182.197 1.155.575 1.194.746 Hậu Giang 885.758 919.573 1.034.022 986.825 1.076.670 Long An 1.573.212 1.626.227 1.738.649 1.772.770 1.902.789 Tiền Giang 1.301.067 1.287.594 1.285.349 1.268.002 1.315.267 Bến Tre 357.263 379.637 392.075 380.948 368.173 Đồng Tháp 1.878.426 1.963.535 2.178.642 2.214.893 2.420.822 Vĩnh Long 941.006 911.207 963.328 936.413 963.673 Trà Vinh 984.349 906.607 1.040.897 1.033.236 1.035.921 An Giang 2.349.977 2.113.362 2.593.690 2.686.215 3.006.900 Kiên Giang 2.284.288 2.187.948 2.578.398 2.489.629 2.739.837 Sóc Trăng 1.617.977 1.525.771 1.642.833 1.610.254 1.526.035 Bạc Liêu 893.405 726.932 693.992 625.840 614.382 Cà Mau 850.399 418.452 420.452 352.835 404.129
Nguồn: Số liệu kinh tế- xã hôiĐBSCL 2000 - 2004
Tuy diện tích có xu hướng giảm nhưng sản lượng lại có sự tăng rõ rệt từ 16.913.638 tấn năm 2000 lên 18.569.344 tấn năm 2004, như vậy chỉ trong 4 năm diện tích canh tác tồn vùng giảm 134.681 ha nhưng sản lượng lại tăng lên 1.655.706 tấn.
Điều này đặt ra cho ĐBSCL một vấn đề cần giải quyết là phải lầm như thế nào để diện tích đất phù sa ngọt sử dụng canh tác sản xuất nông nghiệp ngày càng mở rộng để đáp ứng được nhu cầu sản lượng của vùng.