Hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 36 - 37)

- Cây công nghiệp lâu năm: + Tiêu.

2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp

Đất phèn là loại đất có vị chua và chát như phèn chua, có độ pH<4, đất chứa

nhiều muối tan và thành phần chủ yếu là sunfat sắt và sunfat nhơm. Đất phèn ở ĐBSCL có ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Diện tích tập trung lớn nhất là vùng Đồng Tháp Mười khoảng 250.000 ha, Tứ Giác Long Xuyên khoảng 34.000 ha, vùng tây sông Hậu vàở

một số vùng khác với diện tích khơng đáng kể.

Đất phèn có nhiều loại nhưng quan trọng nhất làđất phèn tiềm tàng và đất phèn

giới cao, có tầng phát sinh phènở sát mặt đất nên ta cần có biện pháp để giữ nước ln trong đất.

Đất phèn tiềm tàng thường bị nhiễm mặn vì phân bố ở địa hình thấp ven biển. Canh tác trên đất này chủ yếu là cây lúa vào mùa mưa hay còn gọi là diện tích lúa

mùa. Một số nơi có nước ngọt thì có thể trồng rau màu vào mùa nắng. Nhân dân vùng

ĐBSCL có kinh nghiệm trong việc biến đất phèn tiềm tàng thành những khu canh tác cây lâu năm như kết hợp lúa- tôm- dừa rất thành công. Trong mùa mưa tháo bỏ nước

mặn trong ruộng ra và chọn giống lúa thích hợp để cây có thể đạt hiệu quả cao, ngoài ra trên các liếp bờ bao thì canh tác dừa quanh năm để thu hoạch trái.

Về diện tích trồng cây lâu năm ở ĐBSCL cũng đi theo xu hứơng giảm dần từ

340.166 ha (năm 2000) xuống còn 327.010 ha(2004), cụ thể diện tích cây dừa toàn vùng ngày càng thu hẹp từ 116.359 ha (2000) xuống còn 98.643 ha (2004) trong đó Bến Tre vẫn là tỉnh có diện tích đất canh tác trồng dừa lớn nhất ĐBSCL với 35.885 ha (2004) [11].

Một phần của tài liệu Đang xóa tài liệu vì tác giả không cho phép đăng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)