Giải pháp trực tiếp

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn các doanh nghiệp nhóm ngành hàng không niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93 - 96)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

4.2. Một số giải pháp

4.2.1. Giải pháp trực tiếp

Các doanh nghiệp nên thiết lập các chỉnh sách về cấu trúc vốn mục tiêu.

Cấu trúc vốn mục tiêu là cấu trúc vốn cụ thể được các doanh nghiệp hoạch định đề huy động thêm vốn. cấu trúc vốn mục tiêu có thể thay đổi khi các điều kiện

thay đối. Việc xác lập cơ cấu vốn mục tiêu là một nhiệm vụ quan trọng trong quá

trinh thiết lập kế hoạch tài chính của DN. Điều này sẽ giúp các DN nâng cao tính

chủ động trong việc lựa chọn phương thức huy động vốn và lựa chọn dự án đầu tư, điều chỉnh cấu trúc vốn của mình.

Đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp với các doanh nghiệp

Đẻ có quyết định huy động vốn thì trước hết doanh nghiệp cần đưa ra quyết định đầu tư. Đưa ra quyết định đầu tư là một trong nhừng công việc quan trọng nhất

của doanh nghiệp vì một quyết định đàu tư sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Quyết định đầu tư mang tính chiến lược, giữ vai trị quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quyết định đầu tư không những ảnh

hưởng đến tài sản đầu tư mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Khi doanh nghiệp

muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải đầu tư thêm tài

sản cố định, trong khi nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định là nguồn vốn chủ sở

hữu, nên vốn chủ sở hữu sẽ tãng. Còn trong trường hợp doanh nghiệp muốn mở

rộng hoạt động thương mại thì lại cân bơ sung vơn lưu động, doanh nghiệp nên

dùng vốn vay vi vốn luu động thời gian luân chuyến nhanh, khi đó nợ phải trả lại

tăng lên trong cấu trúc vốn. Một quyết định đầu tư đủng sẽ góp phàn làm gia tàng

giá trị của doanh nghiệp, qua đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, do đó sẽ làm thiệt hại

tài sản cho chủ doanh nghiệp.

Khi một quyết định đầu tư khả thi nhất được lựa chọn thì nhà quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các giải pháp để huy động tối đa số vốn hiện có, ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên trong trước. Đối với nguồn vốn bên trong, lợi nhuận để lại giúp các doanh nghiệp chủ động đáp ứng kịp thời các cơ hội đầu tư, tránh được áp lực thanh toán nên cần khai thác triệt để nguồn này. Đối với nguồn vốn bên ngồi, cần tận dụng các nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp như vay nội bộ doanh nghiệp từ người lao động, cá nhân, các mối quan hệ của doanh nghiệp... Các doanh nghiệp không nên cố gắng chi trả cổ tức quá cao vượt quá lợi nhuận từ kểt quả kinh doanh để tạo sự an tâm cho các cố đơng, vì lợi ích trước mắt mà bổ qua lợi ích lâu dài, vi quyết định này làm giảm tỷ lệ vốn chù sở hữu của doanh nghiệp.

• Hoạch định cấu trúc vốn theo hướng tăng vốn chủ sở hữu và năng lực tài trợ của cảc doanh nghiệp.

Xuất phát từ việc hệ số vốn chủ sở hữu thấp và đang có xu hướng giảm về

năm 2020, đề cải thiện cấu trúc vốn theo hướng gia tăng vốn chủ sở hữu là một định

hướng phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp ngành hàng không kill yêu cầu gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng quy mô và mức độ ổn định

trong hoạt động kinh doanh được đặt ra ngày càng bức thiết.

Để gia tăng vốn chú sở hữu, các doanh nghiệp cần khai thác triệt để nguồn

vốn nội sinh từ lợi nhuận để lại. Đây là nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp chủ

động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh; giữ được

quyền kiểm soát; tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn; chủ động đáp ứng nhu cầu vốn, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh. Tuy nhiên để có thể

khai thác được nguồn vốn này, các doanh nghiệp cần thực hiện nhũng biện pháp

nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, vượt qua khó khăn, đạt nhiêu lợi nhuận.

Bên cạnh đó, cần có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý nhằm đẩy mạnh tích lũy lợi nhuận để lại tái đầu tư.

Ngoài việc huy động tối đa nguồn vốn bên trong từ lợi nhuận đế lại, các doanh nghiệp cần tìm phương án hiệu quả nhất để huy động nguồn vốn chủ sở hữu từ bên ngồi như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn góp hên doanh, liên kết. Việc

huy động vốn từ phát hành cồ phiếu rộng rãi trên thị trường trong điều kiện hiện

nay cịn một số khó khăn do thị trường chứng khốn Việt Nam cịn nhiều biến động

và chưa thực sự phục hồi sau dịch bệnh Covid-19. Các doanh nghiệp ngành hàng

khơng có thể xem xét khai thác nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng thơng qua

hình thức phát hành riêng lẻ nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngồi. Hình thức

này giúp doanh nghiệp có khả năng huy động khối lượng vốn lớn đáp ứng yêu cầu gia tăng quy mô kinh doanh. Như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động và tự chịu trách nhiệm trước các rủi ro tmg hoạt động kinh doanh của mình.

• Tăng cường chất lượng các khoản nợ các doanh nghiệp

Đe vừa có thể sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp hiệu quả, vừa

khơng làm tăng q mức rủi ro tài chính cho doanh nghiệp do nợ nhiều thì các doanh nghiệp ngành hàng khơng niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam phải quản lý nợ vay một cách hiệu quả, tức là nâng cao chất lượng nợ của doanh

nghiệp theo các giải pháp sau đây:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ của doanh nghiệp và hoàn thiện

quy chế nhằm quản lý nợ ở cả 3 giai đoạn: Huy động nợ, quản lý sử dụng vốn vay, quản lý kế hoạch trả nợ.

- Xây dựng cơ cấu nợ hợp lý:

+ Loại hình nợ: Mỗi một loại hình nợ như vay cơng ty, vay dự án... đều có nhũng uư và nhược điểm khác nhau nên doanh nghiệp cần cân đối để sử dụng kết

hợp các khoản vay sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi vay dự án, bên cho vay căn cứ chủ yếu vào đánh giá dòng tiền dự án, khả nãng trả nợ từ bản thân dự án nên phù họp với nhũng doanh nghiệp có năng lực tài chính

chung thâp nhưng có dự án đâu tư đó có hiệu quả. Cịn trong những thời kỳ doanh

nghiệp Cần sử dụng linh hoạt khoản vay cho nhiều mục đích thì doanh nghiệp lại

nên vay những khoản vay cơng ty. Do đó, doanh nghiệp phải kết hợp hài hịa giừa

các loại hình vay, đây là một giải pháp quan trọng để mang lại lợi ích cao nhất cho

các doanh nghiệp.

+ Kỳ hạn nợ: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và dòng

tiền kế hoạch của doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn mà doanh

nghiệp sẽ xác định cấu trúc nợ bao gồm những kì hạn khác nhau một cách phù hợp

nhất nhằm vừa đảm bảo khả năng trả nợ, vừa tối ưu được việc sử dụng các khoản nợ này. Các khoản nợ ngắn hạn thì chi phí thấp nhưng áp lực trả nọ cao, cịn các

khoản nợ có thời hạn dài sẽ giảm áp lực trả nợ nhưng chi phí sử dụng vốn thì cao hơn rất nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp phải dựa trên nhu cầu và kế hoạch về vốn vay để kết hợp các khoản vốn có kì hạn khác nhau một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Cấu trúc vốn các doanh nghiệp nhóm ngành hàng không niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)