+ Qua bài thơ, ta khẳng định rằng chuyện cổ chứa đựng tâm hồn người Việt và bản sắc văn hoá Việt Nam.
+ Chuyện cổ là một chứng nhân lịch sử quý báu mà mỗi người chúng ta đều phải tiếp thu và giữ gìn
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ với tác phẩm “Chuyện cổ nước mình” đã khơi gợi cho chúng ta nhớ đến vai trò và ý nghĩa của chuyện cổ trong cuộc sống hiện đại. Theo đó, chuyện cổ được tích lũy từ những gì tinh túy nhất mà ơng cha ta để lại, trong đó quý giá nhất là những bài học, những kinh nghiệm sống đúc kết từ hàng ngàn năm nay. Bài thơ mở đầu là sự thể hiện tình yêu của tác giả đối với chuyện cổ nước nhà. Theo nhà thơ, chuyện cổ đẹp bởi vì nó lột tả được những nét nhân hậu, nhân văn, độ lượng, vị tha; chuyện cổ hay bởi vì rất cơng bằng, cơng minh, lại vừa đa tình, đa mang. Đó chính là những phẩm chất tốt đẹp đã được chứng nhận qua hàng ngàn năm lịch sử của cha ông ta, của người Việt Nam ta. Nhà thơ xem những câu chuyện cổ như một cuốn sách quý báu, là một kho tàng kiến thức, là hành trang
theo bước trên con đường chinh phục “nắng mưa”, chinh phục những thử thách trong cuộc sống. Khơng những vậy, chuyện cổ cịn là sự kết nối giữa thế hệ con cháu mai sau với đời ông cha ta ngày trước. Nếu khơng có chuyện cổ, thế hệ mai sau sẽ khơng biết được nguồn gốc tổ tiên chúng ta là ai, sẽ không biết được những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc. Thông qua những nhân chứng lịch sử trong chuyện cổ, chúng ta đã có cái nhìn sâu sắc và gần gũi hơn về đời sống của ơng cha ta ngày xưa. Bên cạnh đó, tác giả cịn gợi lên thật khéo léo những câu chuyện về Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sự tích trầu cau nhằm nói về những bài học mà ông cha ta đã dạy về đạo lý làm người. Những câu chuyện cổ đã thể hiện tình yêu của ông cha ta với đời sau, hơn hết là sự mong mỏi thế hệ mai sau học và làm theo những kinh nghiệm xương máu mà cha ơng đã tích lũy được. Cịn với chúng ta, hãy xem chuyện cổ là một kho tàng quý báu, hãy đọc và cảm nhận tất cả những điều tốt đẹp nhất của ông cha ta qua những câu chuyện cổ. Chúng ta yêu chuyện cổ tức là yêu quê hương, đất nước, yêu những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Bài thơ được viết bằng thể thơ lục bát truyền thống, mang bản sắc ca dao đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị truyền thống được lưu giữ qua chuyện cổ. Giọng thơ mang âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng đã thể hiện được tình yêu chuyện cổ tha thiết của tác giả, sâu xa hơn chính là tình u q hương, đất nước. Nhà thơ đã thành công khi lan truyền thơng điệp về tình u chuyện cổ đến với mọi người. Qua bài thơ, ta càng khẳng định rằng chuyện cổ chứa đựng tâm hồn người Việt và bản sắc văn hoá Việt Nam. Hơn hết, chuyện cổ là một chứng nhân lịch sử quý báu mà mỗi người chúng ta đều phải tiếp thu và giữ gìn.
ĐỀ 23: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát: Bài thơ Hành trình của bầy ong
XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ ĐOẠN
- Giới thiệu về bài thơ, tác giả
+ Bài thơ “Hành trình của bầy ong” do Nguyễn Đức Mậu sáng tác đã vẽ nên một hành trình gian nan nhưng kiên trì của bầy ong trong cơng việc tìm nhuỵ hoa hút mật, mang lại hương sắc của hoa cho con người.
II. THÂN ĐOẠN
1. Nêu ấn tượng, cảm xúc về nội dung của bài thơ
+ Không phải ngẫu nhiên người ta hay ví con người là “con ong chăm chỉ”, chính bản thân chú ong cũng phải trải qua hành trình dài vơ tận để tìm kiếm thức ăn cho mình.
+ Sự vơ cùng của không gian và sự vô tận của thời gian là những từ ngữ để chỉ công việc của những chú ong là vất vả thế nào.
+ Đơi cánh của nó vẫn khơng nghỉ vỗ đập trong ánh nắng trời, ở mọi nẻo đường xa xôi, từ trong rừng sâu thăm thẳm, từ ngoài biển khơi bao la. + Đền đáp cho sự chăm chỉ, giỏi giang ấy là mỗi nơi chú ong đi qua thì đều
tìm những mật hoa có hương vị ngọt ngào, lâu dần tích lũy lại thành những giọt mật thơm ngon.
+ Hai câu cuối có mang một ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ , dù hoa đã tàn phai theo thời gian nhưng hương vị tinh túy nhất của hoa đã được giữ lại qua những giọt mật mà bầy ong rong ruổi khắp nơi để tìm về.
2. Nêu cảm nhận về yếu tố nghệ thuật của bài thơ
+ Thể thơ lục bát bình dị cùng với những từ ngữ miêu tả sống động đã khắc họa rõ nét hành trình đi tìm mật của bầy ong.
III. KẾT ĐOẠN