Nêu suy nghĩ, đánh giá của em về cảnh Tết Trung thu

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy thêm ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 49 - 51)

+ Tết Trung thu thật sự là một ngày Tết có ý nghĩa với mọi gia đình Việt Nam, đặc biệt là các em thiếu nhi.

+ Hy vọng tết Trung thu vẫn sẽ giữ nguyên được nét đẹp truyền thống của nó và được bảo tồn mãi mãi trong đời sống văn hoá người Việt.

BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT

Ngồi tết Ngun Đán, có lẽ Tết Trung thu là cái Tết mà nhiều trẻ em Việt Nam yêu thích nhất. Thật vậy, người ta còn ưu ái gọi Trung thu là Tết Thiếu nhi, là cái Tết dành cho các em nhỏ. Là một cô bé, em cũng rất háo hức mong chờ đến ngày Tết Trung thu để được ngắm cảnh trăng tròn tỏa ánh sáng mờ ảo xuống làng quê nơi em ở. Trải qua nhiều đêm trăng vào ngày rằm tháng 8 hàng năm, em vẫn nhớ như in cái khơng khí ấm cúng nhưng khơng kém phần nhộn nhịp ấy mỗi khi Trung thu về trên mảnh đất quê hương mình.

Một năm có rất nhiều đêm trăng mọc lên nhưng chỉ chủ yếu là vầng trăng khuyết, không được sáng lắm. Chỉ có đêm Trung thu thì trăng ln to trịn nhất và sáng nhất, nó có

thể làm bừng sáng cả một góc trời. Trăng trịn vào đêm rằm ấy có thể chiếu một ánh sáng mờ ảo đến những làng quê ẩn nấp dưới lũy tre xanh tối đen như mực. Lúc này, các hoạt động quen thuộc vào đêm rằm lại được mọi người chuẩn bị. Nhà nhà lại bắt đầu quây quần bên nhau cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ, ngắm ánh trăng tuyệt đẹp. Có nhà thì lại ngồi bên nhau để kể nhau nghe những câu chuyện cổ tích về chị Hằng và chú Cuội. Những đứa trẻ khác trong xóm lại bắt đầu tụ họp nhau, xúng xính cầm trên tay những chiếc đèn ơng sao, bắt đầu cho hành trình đi ngao du khắp phố phường reo hò và nhảy múa. Nhà em cũng thế, trong khi bố mẹ đang lo bày cỗ, em lại náo nức chuẩn bị váy áo, cầm trên tay chiếc lồng đèn rực rỡ do mình tự làm. Ký ức em trải qua ở những mùa Trung thu trước đều để lại cho em những kỉ niệm đẹp, Trung thu năm nay cũng thế, em cũng đang mong chờ khoảnh khắc được đi rước đèn ông sao với các bạn, được vui chơi nô đùa thả ga như những lần trước.

Tết Trung ở Việt Nam có rất nhiều hoạt động thiết thực và ý nghĩa, đơi khi nó cịn được xem là một phong tục lâu đời của người dân ta. Đầu tiên đó chính là việc bày mâm cỗ để thờ cúng ông bà. Mâm cỗ nhà em được mẹ chuẩn bị nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị, bưởi, dưa hấu…, đầy đủ các loại trái cây, thức ăn quen thuộc ở vùng quê. Tuỳ vào từng gia đình mà bày cỗ khác nhau, mỗi loại thức ăn được bày ra đều mang một ý nghĩa linh thiêng nhất định. Nhưng nhìn chung, ai cũng ln muốn mâm cỗ của mình đầy đủ để thầm mong cho một mùa màng bội thu, cuộc sống an lành. Khi bày mâm cỗ xong thì sẽ tiến hành cúng và thắp hương, khi trăng lên tới đỉnh đầu là lúc chúng ta có thể phá cỗ. Lúc này, mọi người trong nhà cùng nhau thưởng thức các món ăn mang hương vị của Tết Trung thu dưới ánh trăng sáng rực. Sau khi ăn cỗ xong là lúc mà mọi người trong xóm bắt đầu tụ họp lại để vui chơi. Em cũng thế, em liền lấy ngay chiếc đèn của mình, cùng hú hí với những cơ cậu hàng xóm đi rước đèn quanh khu làng của mình. Cả đám con nít chúng em hẹn nhau ở một góc cây ven đường, ai ai cũng xúng xính váy áo đẹp đẽ và mang theo bên mình chiếc những chiếc đèn ông sao độc lạ nhất. Như mọi ngày, khung cảnh xung quanh nơi em ở chỉ hiu hắt vào ánh đèn đường, nay nó đã được thắp sáng nhờ ánh trăng và cả ánh đèn rực rỡ của chúng em nữa. Chúng em đi bộ trên từng nẻo đường, bắt gặp những đứa trẻ ở làng khác cũng đi rước đèn, thế là đám trẻ cùng nhau giao lưu, bắt chuyện với nhau. Nhưng em thấy là màn giao lưu này của mỗi người có vẻ là chỉ khoe chiếc đèn xinh xắn của mình thơi. Tiếp theo, cả bọn vừa đi vừa hát hò, nhảy múa, tận hưởng hết mình trong đêm Trung thu ngắn ngủi này. Sau khi đi hết các nẻo đường, mọi người từ già đến trẻ lại tập trung về nhà văn hoá thiếu nhi để chiêm ngưỡng cảnh múa

lân. Vào khoảng tầm 8h tối, đội lân đã xuất hiện với những tiếng trống, tiếng kèn lách cách làm náo loạn cả một khu phố. Những chú lân biểu diễn những tiết mục leo trèo, nhảy múa dựa trên nền nhịp trống tùng tùng khiến ai nấy đều kinh ngạc. Tiếng trống linh đình khiến cả đường phố trở nên nhộn nhịp, mọi người dù không ai quen biết ai nhưng nghe ở đâu thấy tiếng lân thì lại tụ họp với nhau và cùng chiêm ngưỡng những tiết mục đặc sắc.

Lại một năm nữa em được tận hưởng trọn vẹn tất cả những hương vị đẹp đẽ của ngày Tết Trung thu. Trung thu đã mang đến cho em những phút giây thật sự thoải mái, những cảm xúc lâng lâng khó tả. Đó là cảm giác hạnh phúc, ấm cúng khi cùng bố mẹ ngắm trăng phá cỗ. Đó là cảm giác hớn hở chuẩn bị cho một đêm vui chơi mà không phải ngày nào cũng có thể có được. Đó là cảm giác chống ngợp trước phong cảnh làng quê yên bình nhưng đầy rực rỡ được thắp sáng bằng ánh trăng và ánh đèn lung linh. Tuy vậy, con người cũng không thể cản nổi thời gian, em chỉ ước rằng mình cịn nhỏ mãi để được đi rước đèn ông sao như lúc trước đấy.

Tết Trung thu thật sự là một ngày Tết có ý nghĩa với mọi gia đình Việt Nam, đặc biệt là các em thiếu nhi. Trung thu là một dịp đặc biệt trong năm mà mọi người có thể sum họp quây quần bên nhau. Hy vọng với sự thay đổi chớp nhoáng như hiện nay, tết Trung thu vẫn sẽ giữ nguyên được nét đẹp truyền thống của nó và được bảo tồn mãi mãi trong đời sống văn hoá người Việt.

ĐỀ 26: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt: Cảnh mùa màng quê em

XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾTI. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy thêm ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w