Thái độ đúng đắn của chúng ta đối với người khuyết tật

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy thêm ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 114 - 117)

- Bài học liên hệ

4. Thái độ đúng đắn của chúng ta đối với người khuyết tật

+ Xóa bỏ ngay thái độ coi thường, phân biệt và kỳ thị người khuyết tật + Chúng ta cần phải làm thay đổi định kiến của những người có suy nghĩ

miệt thị đối với người khuyết tật, đứng lên bảo vệ họ bằng những hành động khác nhau.

+ Cởi mở, tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập với đời sống cộng đồng.

+ Biết sẻ chia, cảm thông, không tạo cảm giác thương hại với người khuyết tật.

+ Chung tay giúp đỡ người khuyết tật bằng việc đóng góp vào các quỹ tình thương đối với những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

III. KẾT BÀI

- Nêu khái quát lại vấn đề

+ Người khuyết tật cũng có một giá trị của riêng họ và họ xứng đáng được tôn trọng hơn cả.

+ Đã đến lúc chúng ta xây dựng ý thức tôn trọng người khuyết tật, gỡ bỏ mọi rào cản để người khuyết tật tự tin gia nhập cộng đồng.

BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT

Không ai sinh ra trên đời được quyết định hình hài của mình cả và cũng khơng ai có thể biết trước được tương lai mình sẽ gặp những biến cố gì. Ai cũng có một khiếm khuyết riêng, có thể là sự khiếm khuyết về tâm hồn hoặc khiếm khuyết về cơ thể. Người khuyết tật cũng thế, họ không tự lựa chọn cuộc sống khi họ sinh ra và lớn lên, đôi khi là sự kém may mắn và bất công mà họ phải nhận. Hơn ai hết, những người khuyết tật là người xứng đáng được chia sẻ, cảm thông và nhận được sự đối xử tử tế trong xã hội này.

Vậy người khuyết tật là gì? Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết về một hay

nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau khiến cho cuộc sống sinh hoạt, lao động, học tập gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như bẩm sinh, chiến tranh, tai nạn…Ta có thể thấy nhiều nhất ở người khuyết tật là do bẩm sinh, từ khi hình thành trong bụng mẹ thì cơ thể họ đã có sự khác biệt so với người bình thường. Người khuyết tật khi sinh ra có thể là người thiếu hoặc thừa tứ chi, người bị bại liệt tay chân, người kém phát triển, người bị bệnh down,...Hay trong chiến tranh, một người bình thường khi bị nhiễm các chất độc hóa học thì sẽ gây ra tác động vơ cùng xấu đến cơ thể, chẳng hạn như người bị nhiễm chất độc màu da cam ở Việt Nam. Từ đó họ trở thành người khuyết tật, con cái đời sau cũng có nguy cơ cao khi sinh ra cũng sẽ là người khuyết tật. Người khuyết tật là nhóm người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, tổn thương ở đây khơng chỉ là ở thể chất mà cịn ở tinh thần, vì thế chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ người khuyết tật.

Người khuyết tật cũng là một con người, họ cũng có giá trị của riêng mình và xứng đáng được tơn trọng. Người khuyết tật tuy khơng có một cơ thể lành lặn nhưng họ là

người có tâm hồn đẹp, có ý chí vươn lên đáng khâm phục. Khi họ bị mất đi một thứ, họ sẽ được một thứ khác trân q hơn. Đó chính là một nhân cách cao đẹp, một trái tim ấm áp mà ngay cả những người bình thường ngồi kia cịn khơng có được. Giá trị lớn nhất của một người là tâm hồn, là cốt cách, những ai sở hữu được điều đó thì đều xứng đáng được tơn trọng. Người khuyết tật khi sinh ra đã kém may mắn hơn người khác, ấy vậy mà họ vẫn giữ nguyên giá trị làm người của mình thì chúng ta càng phải cảm thơng và sẻ chia, tôn trọng người khuyết tật nhiều hơn nữa. Người khuyết tật là tấm gương sáng để chúng ta học tập về sự nghị lực, khát khao được sống và cống hiến cho xã hội. Có rất nhiều người khuyết tật vượt qua nghịch cảnh để sống tiếp, họ vẫn đang nỗ lực phấn đấu và chứng minh bản thân mỗi ngày. Một thực tế là có tật thì hay có tài, người khuyết tật có thể học tập, có thể lao động sản xuất, chơi thể thao, kinh doanh giỏi, có năng khiếu về âm nhạc. Nhiều cuộc thi được tổ chức cho người khuyết tật như thế vận hội, tại đây họ sẽ thi đấu với nhau ở nhiều bộ mơn khác nhau. Hay có nhiều đêm hội ca nhạc do người khuyết tật tổ chức, ở đấy họ sẽ đàn hát, chơi nhạc cụ và mang đến cho khán giả những tiết mục tuyệt vời. Số tiền thu được sẽ mang về trang trải cho cuộc sống của hội người khuyết tật và có điều kiện nhận ni thêm các em nhỏ khuyết tật khơng có nơi nương tựa. Qua đây, ta càng trân trọng hơn vẻ đẹp trong nhân cách của người khuyết tật, họ lan toả những giá trị sống tích cực đến với chúng ta.

Một tấm gương sáng ngời về người khuyết tật vươn lên số phận mà không ai trong chúng ta có thể qn chính là thầy Nguyễn Ngọc Ký. Câu chuyện của thầy là một câu chuyện đầy xúc động, mang đến động lực mạnh mẽ cho những em khuyết tật đang chiến đấu với số phận của mình. Khi mới vừa lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký không may mắc bệnh nặng dẫn đến bị liệt cả hai tay, cậu đã vượt qua căn bệnh và sống tiếp với đơi tay khơng có cảm giác của mình. Là một người ham học, cậu không chấp nhận việc bỏ học và sống một cuộc đời vô nghĩa như thế. Để được đến trường, cậu bé đã tập viết bài bằng chân, những nét chữ đầu tiên nguệch ngoạc nhưng ẩn chứa sự cố gắng hết mình của cậu. Trải qua một khoảng thời gian vơ cùng khó khăn để tập viết, và rồi cậu cũng đã thành công.

Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành một cậu học trò xuất sắc, mang về biết bao giải thưởng lớn nhỏ trong cuộc đời làm học sinh của mình. Sự quyết tâm, ý chí, nghị lực vượt qua nghịch cảnh của cậu bé tên Ký năm ấy đã làm lay động biết bao trái tim. Đến nay, cậu bé ấy đã trở thành một nhà giáo ưu tú, là nhà văn đầu tiên của Việt Nam viết chữ bằng chân và cho ra đời nhiều tập sách rất ý nghĩa. Hiện nay, thầy Nguyễn Ngọc Ký vẫn tiếp tục với sự nghiệp trồng

người của mình, mang đến cho biết bao thế hệ những bài giảng tâm huyết.

Với những giá trị mà người khuyết tật mang lại, chúng ta cần phải xây dựng một thái độ đối xử đúng đắn với họ. Đầu tiên, ta phải xóa bỏ ngay thái độ coi thường, phân biệt

và kỳ thị người khuyết tật. Đây là điều mà người khuyết tật sợ nhất, họ sợ những lời dèm pha, ánh mắt ghét bỏ của những người xung quanh, từ đó khiến họ ln e dè trong việc hội nhập với cuộc sống cộng đồng. Chúng ta cần phải thay đổi định kiến của những người đang có thái độ miệt thị đối với người khuyết tật, đứng lên bảo vệ họ bằng những hành động khác nhau. Ta hãy cởi mở tiếp xúc với người khuyết tật, xem họ như những người bình thường, tạo cơ hội cho người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống bằng việc tổ chức các cuộc thi để họ thể hiện khả năng của bản thân. Sự sẻ chia, cảm thông, quan tâm là điều mà ta nên làm với người khuyết tật, không nên tạo cảm giác thương hại vì như vậy họ sẽ càng tự ti về bản thân nhiều hơn. Cuối cùng, một việc làm thiết thực mà ta có thể làm là chung tay giúp đỡ người khuyết tật bằng việc đóng góp vào các quỹ tình thương đối với những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Người khuyết tật cũng có một giá trị và họ xứng đáng được tôn trọng hơn cả. Em hay nhớ một câu nói: “Tạo dựng sự hạnh phúc cho người khác cũng chính là tạo dựng niềm vui cho bản thân mình”. Đã đến lúc chúng ta cần phải mang lại sự hạnh phúc cho người khuyết tật, trả lại cho họ một niềm tin về cuộc sống. Điều quan trọng bây giờ là ta hãy xây dựng ý thức tôn trọng người khuyết tật, gỡ bỏ mọi rào cản để họ tự tin gia nhập cộng đồng.

ĐỀ 46: Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Noi gương những người thành công

XÂY DỰNG DÀN Ý CHI TIẾTI. MỞ BÀI I. MỞ BÀI

Một phần của tài liệu Tài liệu dạy thêm ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w