+ Khơng biết là những cảnh tượng mùa màng đẹp đẽ như vậy sẽ còn tiếp diễn trong bao lâu khi đất nước dần đổi thay và phát triển.
+ Còn cơ hội, em vẫn mong về thăm quê ngoại một lần nữa để được chứng kiến và tận hưởng khơng gian thơ mộng của q hương mình.
BÀI VIẾT THAM KHẢO TỪ DÀN Ý CHI TIẾT
Nghề trồng lúa nước là một nghề có truyền thống lâu đời, được giữ gìn qua hàng ngàn năm văn hiến. Đến nay, mặc dù nghề lúa nước đã bị thay thế dần cho công nghiệp và dịch vụ nhưng nó vẫn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nền kinh tế nước ta. Đi dọc suốt bờ cõi của lãnh thổ đất nước, ta có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng lúa xanh bát ngát ở những làng quê Việt Nam. Quê ngoại em cũng vậy, mỗi lần về thăm ông bà vào dịp hè, em lại được chứng kiến cảnh người nơng dân hối hả làm việc để có được một vụ lúa chín bội thu.
Nhà ngoại em nằm sát bên một cánh đồng lúa, ơng bà có một mảnh đất nhỏ để trồng lúa ngay trước nhà. Cứ mỗi buổi sáng thì ơng bà hay ra đồng để cày bừa, trồng lúa, tưới cây.
Em rất thích được về q ngoại bởi vì em u bầu khơng khí trong lành và khung cảnh n bình nơi làng quê. Mỗi năm em được bố mẹ cho về quê ngoại một lần, đó là vào dịp hè. Ấy thế mà mỗi dịp hè em về thăm ngoại lại may mắn trúng vào mùa lúa chín, thế là em lại được chiêm ngưỡng cảnh ruộng lúa vàng ruộm bạt ngàn. Buổi sáng thức dậy, em ra trước sân nhà, nhìn thấy mặt trời vẫn chưa kịp lên, cả một vùng quê vẫn n tĩnh. Một lúc sau thì đâu đó nghe vài tiếng gà trống gáy, tiếng chim hót líu lo, báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu. Em vừa tập thể dục vừa đi dạo xung quanh nhà, chứng kiến một màu xanh tươi mát trong khu vườn nhà ngoại và cả cánh đồng lúa mượt mà trước mắt mà cảm thấy khung cảnh nơi đây thật thanh tịnh, nên thơ.
Một điểm đặc trưng là khơng khí ở những vùng quê vào mỗi sáng sớm thường hơi se lạnh, cái sương mù vẫn như ẩn như hiện trên bầu trời kia. Em dường như có thể cảm nhận được cái hơi lạnh ẩn chưa trong làn gió nhẹ lướt qua bên hiên nhà. Nhìn ra những mảnh ruộng trước mặt, em thấy trên những bông lúa vẫn lướt mướt vài giọt sương sớm, thêm một chút ánh sáng từ mặt trời càng làm nó thêm óng ả hơn và lấp lánh hơn. Khi mặt trời lên cao hơn, cái nắng dần sưởi ấm thay cho màng sương kia, bầu trời trở nên trong xanh lạ kỳ, những giọt sương mai cũng dần mất đi. Kế đó, những đàn chim bắt đầu bay lượn theo mẹ đi kiếm ăn, từng đàn nhỏ nhẹ nhàng bay theo hình chữ V trơng thật đẹp mắt. Trên những kênh ruộng, đàn cò bắt đầu xuất hiện bên những vũng nước để kiếm ăn. Những chú trâu đã được người nông dân mang ra ruộng từ lúc nào, đang thung thăng gặm cỏ, tận hưởng hương vị buổi sáng tốt lành từ những bờ cỏ, chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Đẹp nhất có lẽ vẫn là cánh đồng lúa vàng mênh mông, toả hương thơm ngào ngạt như muốn báo hiệu rằng chúng đã đủ tốt để được gặt hái. Sau những khoảnh khắc đó cũng chính là lúc những người nơng dân bắt đầu hối hả cho một công việc được xem là “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Nhìn tứ phía, em thấy mọi người bắt đầu hối hả đi vào đồng ruộng, mỗi nhà thì sẽ có một mảnh ruộng khác nhau. Tuy nhiên, mọi người ở đây đều xem đó là của chung, họ cùng nhau trồng lúa, cùng nhau chăm sóc để đến ngày thu hoạch sẽ thu lại gạo với số lượng nhiều hơn, chất lượng hơn, từ đó bán sẽ có giá hơn. Xung quanh các cơ bác bắt đầu tụm nhau, người cầm cày, người cầm cuốc, vui vẻ xuống ruộng cày bừa. Bà em cũng thế, cũng hớn hở chuẩn bị cuốc xẻng để ra đồng. Hố ra hơm nay là ngày thu hoạch lúa, nên khuôn mặt ai cũng hạnh phúc và tươi cười như vậy. Cũng đúng thôi, mọi người đã trải qua khoảng thời
gian làm việc vô cùng vất vả, dưới cái nắng mưa khắc nghiệt nhưng vẫn phải làm việc cũng chỉ để chờ đến ngày này mà. Em cũng nhanh chóng chuẩn bị đồ và theo bà ra ngồi đồng ruộng với các cơ, từ đó em đã được tận mắt chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa chín. Mỗi người cầm trên tay một cây rựa nhỏ, gặt từng cây lúa cho vào bao, cứ thế mà cặm cụi gặt đến hết thì thơi. Em cũng xung phong phụ bà gặt được một đám lúa nhỏ, cảm giác được gặt những cây bơng lúa chín vàng thật thích thú. Một bên, mảnh đất nào gặt xong thì sẽ được cày lại. Lúc này chú trâu sẽ phát huy được sức mạnh tuyệt vời của nó, chú trâu theo sự điều khiển của người nông dân, đi cào bới đất lên, tiếp tục chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Lúa khi được gặt xong sẽ được đưa về điểm tập kết và được cho vào máy, lọc ra thành thóc. Lúc này mới phân chia ra bao lúa của nhà nào thì phần thóc lọc ra sẽ của nhà nấy. Mùa vụ năm nay bội thu nên nhà nào nhà nấy cũng đều có được vài trăm ký thóc. Thóc được mang về nhà phơi cho khơ đến khi thóc lột hết rõ sẽ thành gạo chúng ta ăn hằng ngày.
Chứng kiến cảnh mùa màng nơi làng quê đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Em cảm giác yêu đời hơn khi được sống trong không gian yên tĩnh, thơ mộng, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mùa màng tại làng quê. Nhịp sống ở quê vẫn luôn chậm rãi, trầm lặng khiến em cảm giác thư thái hơn, quên sạch mọi suy nghĩ, mọi lo toan thường ngày ở nơi thành phố. Cảnh mùa màng ở miền quê đẹp là vậy, thế nhưng em vẫn cảm thấy thương cho người nông dân. Mặc dù em chỉ trải nghiệm một chút công việc của họ thôi nhưng đã đủ để cảm nhận sự mệt nhọc, cực khổ của nghề làm nông. Khơng chỉ riêng ơng bà em mà cịn rất nhiều những cô chú lớn tuổi khác phải làm việc hàng giờ liền giữa ngoài trời nắng gắt chiếu rọi xuống thẳng vào người như thế. Vậy mà họ vẫn luôn chăm chỉ, lạc quan, vui vẻ với công việc, điều này khiến em vô cùng khán phục.
Không biết là những cảnh tượng mùa màng đẹp đẽ như vậy sẽ còn tiếp diễn trong bao lâu khi đất nước dần đổi thay và phát triển. Vì thế, nếu cịn cơ hội, em vẫn mong về thăm quê ngoại một lần nữa để được chứng kiến và tận hưởng không gian thơ mộng của quê hương mình.
ĐỀ 27: Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt: Cảnh gói bánh chưng ngày Tết
I. MỞ BÀI