Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam giai đoạn 2008 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Chương 1 : Tổng quan về tỷ giá và chính sách tỷ giá

1.4 Kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá tại một số nước trên thế

1.4.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc:

Chỉ trong hơn 25 năm, vào cuối thập kỷ 80, từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, GDP đầu người chỉ khoảng 87USD thì giờ đây Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sơng Hàn”. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu.

- Chính sách hướng về xuất khẩu: Trong những năm 60, nền kinh tế Hàn Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn lớn; khơng có thị trường trong nước cho các loại hàng hóa sản xuất, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn. Để đối phó với vấn đề này, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện chính sách hướng về xuất khẩu với 2 bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế nhập khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành cơng nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt.

Sau hàng loạt những chính sách của Chính phủ, kết quả đạt được là hết sức khả quan. Hàn Quốc trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Cán cân thương mại đã được cải thiện đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 1994-1996, nhập khẩu tăng, sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, cán cân thương mại bị thâm hụt. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cho đến nay, thì cán cân thương mại của Hàn Quốc luôn thặng dư, tốc độ tăng ổn định. Trong suốt giai đoạn 2001-2008, xuất khẩu tăng với tốc độ rất cao.

- Thành cơng từ chính sách tỷ giá: Để có được những kết quả trên, Hàn Quốc đã khá thành công trong việc sử dụng cơng cụ tỷ giá hối đối hướng vào xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

Biểu đồ 1.4: Xu hướng biến động tỷ giá USD/ KRW giai đoạn 1994 -2010

Nguồn: http://moneycentral.msn.com

Hàn Quốc kiên nhẫn theo đuổi chính sách phá giá tiền tệ để tăng trưởng xuất khẩu. Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các mặt hàng máy móc, nguyên liệu, thiết bị và công nghệ cũng như vay nợ nước ngồi để đầu tư thì việc phá giá tiền tệ có thể làm giảm tăng trưởng do tác động làm cản trở đầu tư lớn hơn khuyến khích xuất khẩu.

Tuy nhiên, sự khôn ngoan của Hàn Quốc chính là việc mở rộng xuất khẩu ở quy mô lớn kết hợp với các nhân tố khác làm giảm chi phí nhập khẩu và gánh nặng nợ. Thực tế cho thấy, sau khi phá giá mạnh đồng Won, Hàn Quốc đã tăng cường năng lực sản xuất và đẩy mạnh xúc tiến thương mại nên đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao.

Tỷ giá KRW/USD được điều chỉnh theo hướng giảm giá trị đồng nội tệ trong một thời gian dài song song với quá trình Hàn Quốc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang thả nổi.

Nghệ thuật phá giá tiền tệ ở Hàn Quốc chính là nhờ sử dụng linh hoạt các yếu tố thị trường và chỉ điều chỉnh khi cần thiết. Chính phủ Hàn Quốc đã rất chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi để đảm bảo tỷ giá KRW/USD không cản trở tới hoạt động

xuất khẩu: khi USD lên giá, chính phủ để thị trường tự điều tiết, cịn khi USD giảm giá, Chính phủ đã tăng cung đồng KRW nhằm có lợi cho xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2008-2010, với chính sách đồng USD yếu của Hoa Kỳ, USD giảm giá so với hầu hết các loại tiền trên thế giới, đồng Won cũng không phải ngoại lệ. Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Hàn Quốc vì Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc. Mặc cho đồng USD lên hay xuống trên thị trường thế giới, thời điểm năm 2008 Hàn Quốc duy trì việc định giá thấp đồng Won, phù hợp với nền kinh tế dựa phần lớn vào xuất khẩu của Hàn Quốc. Tuy nhiên do khủng hoảng nên nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chính của Hàn Quốc cũng giảm mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu của nước này. Ngoài ra, giá dầu biến động trên thị trường thế giới cũng tác động mạnh đến nền kinh tế Hàn Quốc vốn dựa nhiều vào nhập khẩu nhiên liệu. Cũng như những nền kinh tế châu Á khác, trong các cuộc khủng hoảng, nỗi lo sợ những ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối từ việc rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngồi ln hiện hữu tại Hàn Quốc, nhất là khi các nhà đầu tư ngoại nắm khoảng 1/3 giá trị thị trường chứng khốn Hàn Quốc. Để đối phó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tăng cung USD cho các ngân hàng thương mại, cung cấp vốn cho nền kinh tế với hy vọng hạn chế việc thiếu hụt tiền và duy trì sự ổn định tỷ giá hối đối. Khi mọi việc có chiều hướng căng thẳng, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc thông báo cung cấp 16 tỷ USD cho các nhà xuất khẩu để đối phó với tình hình khó khăn và cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khoản tài trợ 10 tỷ USD trong vòng nửa năm. Bộ Kế hoạch và Tài chính Hán Quốc cũng cung cấp các khoản vay trị giá 6 tỷ USD cho các doanh nghiệp trong nước và đạt được thỏa thuận song phương với Trung Quốc và Nhật Bản trong việc thiết lập cơ chế hối đoái nhằm giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính lên tỷ giá hối đối. Ngồi ra, Hàn quốc cịn nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục trong giai đoạn này.

Chính nhờ việc điều hành chính sách tiền tệ nói chung, chính sách tỷ giá nói riêng hợp lý, kết hợp với nhiều chính sách vĩ mô khác cộng với sức mạnh nội tại

của nền kinh tế Hàn Quốc mà nước này đã giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đến thị trường ngoại hối nói riêng, nền kinh tế nói chung, sớm lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, phục hồi nhanh sau khủng hoảng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam giai đoạn 2008 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)