Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2010:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam giai đoạn 2008 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

Chương 1 : Tổng quan về tỷ giá và chính sách tỷ giá

2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2008-

2.1.3 Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2010:

Nền kinh tế thế giới trong năm 2010 đã có những bước phục hồi nhất định nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố có thể gây bất ổn, trong đó có cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra trong quý II. Thương mại thế giới có những bước chuyển biến khả quan do sự hồi phục tại nhiều thị trường. Lạm phát ở mức thấp trong bối cảnh dư thừa năng lực sản xuất và tỉ lệ thất nghiệp cao. Sự phục hồi giá cả hàng hóa đã làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trên phạm vi toàn cầu

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có sự phục hồi sau giai đoạn suy thoái, nền kinh tế Việt Nam cũng có được một số điều kiện thuận lợi hơn so với năm trước. Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước.

Biểu đồ 2.4: Tăng trưởng GDP của Việt Nam theo quý giai đoạn 2008-

2010

( Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,9 tỉ USD năm 2008.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước. Nhờ kiểm sốt chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.

Biểu đồ 2.5: Cán cân thương mại của Việt Nam trong năm 2010

Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, thu hút FDI không đạt mục tiêu thu hút 22 - 25 tỉ USD trong năm 2010 mà chỉ đạt 18,6 tỉ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2010 ước tính đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó giá trị giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 8 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009. Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ các nguyên nhân cả khách quan và chủ quan.

 Sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, thời tiết lạnh giá bất thường trong mùa đông tại các tỉnh phía Bắc lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng…

 Giá của một số mặt hàng trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu khiến cho giá nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp trong nước tăng lên kéo theo việc tăng giá của sản phẩm sản xuất ra.

 Việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo khi tỷ trọng nhập khẩu trong các hàng hóa sản xuất trong nước vẫn cịn khá cao.

 Sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư cơng và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn.

 Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát.

-1 0 1 2 3 4 5 2008 2009 2010 2008 2.38 3.56 2.99 2.2 3.91 2.14 1.13 1.56 0.18 -0.19 -0.76 -0.68 2009 0.32 1.17 -0.17 0.35 0.44 0.55 0.52 0.24 0.62 0.37 0.55 1.38 2010 1.36 1.96 0.75 0.14 0.27 0.22 0.06 0.23 1.31 1.05 1.86 1.98 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chính sách tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước việt nam giai đoạn 2008 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)