Tình hình tích lũy dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH can thiệp vô hiệu hóa lên dòng vốn vào tại việt nam (Trang 40 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng cán cân thanh toán và tích lũy dự trữ ngoại hối của Việt Nam

2.1.2 Tình hình tích lũy dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Quy mô dự trữ ngoại hối là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng đối với các nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển, đang thực hiện mở cửa, tự do hoá các giao dịch vốn quốc tế. Nếu một quốc gia có nguồn dự trữ q lớn thì sẽ làm phát sinh chi phí cho việc nắm giữ dự trữ ngoại hối. Cịn nếu quốc gia có một lượng dự trữ quá nhỏ thì sẽ gây tác động tiêu cực tới khả năng thanh toán cũng như an ninh tài chính quốc gia.

Hình 2.4: Quy mơ dự trữ ngoại hối Việt Nam

0 5 10 15 20 25 30 35 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 3.42 3.67 4.12 6.22 7.04 9.05 13.38 23.48 23.89 16.45 12.47 13.54 25.57 32 Tỷ USD

Kể từ năm 2000, dự trữ ngoại hối của Việt Nam bắt đầu gia tăng, nhưng có một sự thay đổi lớn trong năm 2003 khi tích lũy dự trữ tăng hơn 50%, từ đó trở đi tích lũy dự trữ ngoại tệ của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Giai đoạn từ giữa năm 2007 đến cuối năm 2008, ngay sau khi gia nhập WTO, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng cao đột biến. Theo số liệu thu thập được từ Ngân hàng Thế giới – World Bank, dự trữ ngoại hối cuối năm 2006 là 13,38 tỷ USD thì đến cuối năm 2007 đã tăng lên 23,48 tỷ USD và tiếp tục duy trì ở mức cao 23,89 tỷ USD đến cuối năm 2008. Cán cân vốn chính là nguồn cơ bản giúp cho Việt Nam tăng trưởng dự trữ ngoại hối nhanh chóng giai đoạn này.

Sau đó, giai đoạn 2009 – 2011, dự trữ ngoại hối quốc gia đã chứng kiến một sự sụt giảm nghiêm trọng đến mức báo động trong giai đoạn này. Cuối năm 2009, dự trữ ngoại hối chỉ còn 16,45 tỷ USD, giảm tiếp xuống còn 12,47 tỷ USD vào cuối năm 2010 và 13,54 tỷ USD vào cuối năm 2011. Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này: Thứ nhất, xuất phát từ tình trạng nhập siêu chưa được cải thiện dẫn đến thâm hụt trong cán cân thương mại là ngun nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai cũng như cán cân tổng thể. Mức nhập siêu năm 2009, 2010 của nước ta có giảm so với năm 2008, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Điều đó đã tiếp tục gây sức ép cho dự trữ ngoại hối quốc gia. Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, NHNN phải dùng dự trữ ngoại hối, khiến dự trữ ngoại hối khơng được tích lũy mà còn giảm đi. Thứ hai, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, cán cân vốn sụt giảm nghiêm trọng làm cho việc huy động vào quỹ dự trữ ngoại hối gặp khó khăn. Thứ ba, chính những biến động liên tục trên thị trường ngoại hối dẫn đến sự căng thẳng của tỷ giá đã buộc NHNN phải bán ngoại tệ để can thiệp.

Với mục đích bình ổn kinh tế vĩ mơ, trong năm 2011 và 2012, Chính phủ và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp điều hành quyết liệt để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường ngoại hối, chống tình trạng đơ la hóa và vàng hóa nền kinh tế. Nhờ đó, kinh tế vĩ mơ đã có những dấu hiệu tích cực, thị trường ngoại hối bình ổn, dự trữ ngoại hối đã tăng dần trở lại, ước đạt khoảng 25,57 tỷ USD vào cuối năm

2012 và tăng vọt lên 32 tỷ USD vào cuối năm 2013. Ðây là tiền đề thuận lợi để duy trì lịng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của VND, khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngồi. Khơng những thế, nó cịn giúp bảo vệ giá trị đồng nội tệ, hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH can thiệp vô hiệu hóa lên dòng vốn vào tại việt nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)