Quy mơ của các dịng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH can thiệp vô hiệu hóa lên dòng vốn vào tại việt nam (Trang 47 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.2 Cơ chế thực hiện chính sách vơ hiệu hóa tại Việt Nam

2.2.2.2 Quy mơ của các dịng vốn

Ban hành Luật đầu tư nước ngoài (29/12/1987) là bước mở màn cho những quy định về đầu tư vào Việt Nam, nhằm mục đích tạo cơ sở để mở rộng kinh tế với nước ngoài, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm năng khác của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ chủ yếu thực hiện các phương pháp để khuyến khích vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi – FDI

Hình 2.7: Vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – Cục đầu tư nước ngoài

2.76 3.27 2.99 3.17 4.53 6.84 12.01 21.35 71.73 23.11 19.89 14.70 13.01 21.60 2.40 2.23 2.89 2.72 2.71 3.30 4.10 8.03 11.50 10.00 11.00 11.00 10.46 11.50 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ USD Vốn đăng ký Vốn thực hiện

Từ năm 2000, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu á. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,76 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,5% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,4% so với năm 2001, năm 2003 tăng 6% so với năm 2002. Vốn FDI có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004, với tốc độ tăng 43% vào năm 2004 và 51% vào năm 2005. Tổng vốn đăng ký thời kỳ 2001-2005 đạt 20,8 tỷ USD.

Kể từ năm 2006 đến 2008, dịng vốn đầu tự trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam tăng đột biến, hàng năm luôn đạt kỷ lục so với các năm trước. Năm 2006 vốn FDI đăng ký đạt 12 tỷ USD, năm 2007 đạt 21,35 tỷ USD, năm 2008 con số này lên tới 71,73 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với năm 2007. Trong 2009 và 2010, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, cũng như những vấn đề hậu khủng hoảng, vốn FDI đăng ký vẫn đạt khoảng 23,11 tỷ vào năm 2009 và 19,89 tỷ vào năm 2010.

Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỷ USD, năm 2007 đạt 8,03 tỷ USD, năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Trong năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưng vốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỷ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỷ vào năm 2010, với tỷ trọng tương ứng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 25,6% và 25,8%.

Có thể thấy, từ 2002 – 2008 dịng vốn FDI vào nước ta bắt đầu phục hồi và tăng trưởng nhanh chóng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do nền kinh tế Châu Á đã phục hồi sau một thời gian khủng hoảng, sự mở cửa mạnh mẽ của Việt Nam, thơng qua hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế, cộng thêm sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế và sức cầu lớn của thị trường nội địa đã kích thích nhà đầu tư nước ngồi gia tăng dịng vốn đầu tư vào Việt Nam. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tổ chức thành công hội

nghị APEC, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở Châu Á trong con mắt của cộng đồng đầu tư quốc tế.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, từ năm 2009, vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu tăng chậm lại so với trước và tạo một xu hướng giảm vào năm 2010 và 2011. Sang năm 2012 - 2013, mặc dù khởi đầu với một sự gia tăng đáng kể trong luồng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tuy nhiên, sự gia tăng không bền vững với sự lên xuống thất thường. Nguyên nhân chính khiến tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam, trong những năm gần đây có vẻ sụt giảm là do lạm phát ở Việt nam đã tăng mạnh và nằm ở mức cao nhất Châu Á trong năm 2011 như đã phân tích ở trên. Lạm phát khiến cho các lợi thế cạnh tranh giá cả của Việt Nam bị mất đi do yêu cầu tăng lương của nhân viên, chi phí vật liệu, lãi suất cao ngất ngưởng và các ngân hàng đua nhau siết vốn. Bối cảnh đó khiến nhà đầu tư nước ngoài trở nên“lãnh đạm” với thị trường Việt Nam và tìm cách chuyển dần sang các nước lân cận. Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể, năm 2012 chỉ còn 6,81%, nhưng những dư âm và hậu quả của mức lạm phát cao của năm 2011 vẫn còn, ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của các nhà đầu tư. Họ vẫn lo ngại, lạm phát có thể tái phát bất cứ lúc nào tại Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng chung khi nghiên cứu đầu tư thì người ta vẫn chọn Việt Nam là một trong những mơi trường đầu tư an tồn và thân thiện. Do đó, chúng ta vẫn ln có lịng tin vào sự gia tăng mạnh mẽ trở lại của dòng vốn này trong tương lai.

Hình 2.8: Vốn đầu tƣ FPI vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013

Nguồn: Qũy tiền tệ quốc tế - IMF

Giai đoạn 2000 – 2003, khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra,Việt Nam tuy ít bị ảnh hưởng song đầu tự gián tiếp nước ngồi vào Việt nam cũng khơng vì thế mà sáng sủa hơn, khơng có quỹ đầu tư mới nào vào Việt Nam ra đời, trái lại, các quỹ lại đua nhau rút vốn, giảm quy mô.

Từ năm 2004 đến năm 2006, dòng vốn FPI vào Việt Nam hồi phục trở lại cùng với xu hướng tăng cường cải thiện đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính cùng với việc thành lập sàn giao dịch chứng khốn ở TP.Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đặc biệt là chủ trương quyết tâm của Chính phủ về việc đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp.

Giai đoạn 2006 – 2007, Việt Nam gia nhập WTO, đây là một dấu mốc quan trọng cho đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Ở giai đoạn này, cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán, luồng vốn liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công. Vào giai đoạn này, lượng đầu tư chủ yếu vào thị trường trái

0 0 0 0 0 865 1313 6243 -578 128 2383 1064 1887 1389 -1000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Million USD

Tuy nhiên, trong 2 năm 2008 – 2009, giai đoạn này đã chứng kiến nhiều bước thăng trầm của nguồn vốn FPI vào Việt Nam. Cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FPI từ tháng 5/2008 đến khoảng tháng 3/2009 đã giảm rõ rệt, lần lượt các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường Việt Nam, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, giao dịch gần như đóng băng. Tuy nhiên, theo một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, kể từ quý II/2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường Việt Nam, tuy nhiên còn khá dè dặt.

Từ năm 2010 đến nay, diễn biến dịng vốn đầu tư khơng mấy phức tạp, dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi đang có xu hướng trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, xét tương quan với các dòng vốn vào các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á thì dịng chảy vào Việt Nam khá thấp.

Tóm lại

Có thể thấy, sự gia tăng các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tương ứng với sự gia tăng tích lũy dự trữ của Việt Nam. Việt Nam đã có sự bứt phá vượt bậc trong việc thu húy dòng vốn đầu tư trực tiếp và cả các dịng vốn nóng, đỉnh điểm là vào năm 2008, Việt nam được xếp vào khối quốc gia có nền kinh tế phát triển nóng. Tuy nhiên, phát triển nóng bao nhiêu thì khi khủng hoảng xảy ra, lại chịu ảnh hưởng trầm trọng bấy nhiêu, các dòng vốn cũng đồng loạt thoát ra khỏi nền kinh tế mà cho tới nay vẫn chưa có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quay trở lại. Việc các dịng vốn đầu tư nước ngồi sụt giảm gây nhiều lo ngại, nhất là khi nhập siêu của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá cao, thâm hụt cán cân thương mại kéo dài và có thể gây mất cân đối ngoại hối vì đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp duy trì sự cân đối của cán cân thanh tốn trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, chính điều này lại nói lên rằng: sức ép gia tăng dự trữ ngoại hối nhằm ổn dịnh tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là khơng cao, cũng đồng nghĩa với việc tính cấp thiết của việc thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm duy trì lạm phát mục tiêu trước sức ép gia tăng lạm phát do dự trữ ngoại hối là không lớn.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sẽ có cơ hội phục hồi, khắc phục những khó khăn về vốn khi trong những năm sắp tới đây, theo nhận định của nhiều nhà đầu tư, niềm tin vào thị trường Việt Nam đang dần được củng cố. Đặc biệt, Việt Nam sẽ lại là một kênh huy động dịng vốn nóng khổng lồ từ các nhà đầu tư. Do đó, Chính phủ ln cần phải chủ động trong việc chuẩn bị những biện pháp can thiệp vơ hiệu hóa thích hợp để đón lấy cơ hội lớn này. Một mặt giúp Việt Nam có sự đột phá trong tích lũy dự trữ, mặt khác hạn chế các ảnh hưởng tiền tệ xấu lên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH can thiệp vô hiệu hóa lên dòng vốn vào tại việt nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)