Bảng phân bố mẫu theo khu vực và 6 vùng địa lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình việt nam (Trang 45 - 56)

6 vùng địa lý Thành thị - Nông thôn

Nông thôn Thành thị Cả nước

ĐB sông Hồng 1.059 434 1.493 TD&MN phía Bắc 964 257 1.221 BTB&DH miền Trung 1.153 480 1.633 Tây Nguyên 393 167 560 Đông Nam bộ 472 403 875 ĐB sông Cửu Long 1,228 368 1.596 Cả nước 5.269 2.109 7.378 Nguồn: tổng hợp từ bộ dữ liệu VHLSS 2010 ( n = 7.378)

Phân theo thành phần dân tộc thì dân tộc Kinh/ Hoa chiếm trên 84% tổng số quan sát của bộ dữ liệu với 6.213 quan sát. Các dân tộc còn lại (tạm gọi là dân tộc thiểu số) chỉ chiếm dưới 16% số quan sát.

2.3 Tình trạng nghèo theo chuẩn nghèo

2.3.1 Dân tộc

Chỉ tiêu 1: Trên 18 tuổi chưa học hết THCS. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 82,3% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa là 62,4%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 65,5%. Điều này cho thấy việc phổ

cập THCS cho đối tượng dân tộc thiểu số vẫn chưa hiệu quả.

Chỉ tiêu 2: Từ 6 đến 18 tuổi chưa đi học. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 11,2% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/Hoa chỉ có 5,5%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 6,4%. Tỷ lệ trẻ từ 6 đến 18 tuổi chưa

đi học của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ gần bằng ½ so với nhóm dân tộc thiểu số khác do người Kinh/ Hoa thường sống tập trung tại các đô thị và thành phố lớn nên con em họ có khả năng tiếp cận giáo dục tốt hơn, trong khi người dân tộc thiểu số chủ yếu sống tại những vùng điều kiện khó khăn hơn như trung du miền núi phía Bắc, Tây Ngun.

Chỉ tiêu 3: Khơng có thẻ BHYT. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 23,4% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa là 70,5%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 63,1%.

Chỉ tiêu 4: Khơng có đủ tiền chi trả viện phí. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số là 14,5% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ có 9,8%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 10,5%. Vì khơng thể tiếp cận được thẻ

BHYT nên chi phí chi trả cho khám chữa bệnh của dân tộc thiểu số cao hơn, điều này làm cho tỷ lệ nghèo chỉ tiêu này của dân tộc thiểu số cao hơn so với dân tộc Kinh/Hoa.

Chỉ tiêu 5: Có bệnh mãn tính. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 8,9% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ có 6,7%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 7%. Điều kiện sống khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu góp phần làm tỷ lệ nghèo chỉ tiêu này ở dân tộc thiểu số cao hơn dân tộc Kinh/Hoa.

Chỉ tiêu 6: Khơng có điện sinh hoạt. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số

khác là 11,2% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ có 0,8%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 2,4%. Mặc dù Nhà nước đã đầu tư và phát triển mạng lưới điện khắp cả nước nhưng vẫn còn bộ phận không nhỏ các dân tộc thiểu số ở vùng sâu và xa vẫn chưa có điện thắp sáng. Sở dĩ có sự chênh lệch tỷ lệ

nghèo chỉ tiêu này lớn giữa dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh/ Hoa là tập quán cư

ngụ khác nhau, người Kinh/ Hoa thường tập trung sống ởđồng bằng, phố thị, thành phố lớn trong khi dân tộc thiểu số thường sống ở vùng sâu, xa.

Chỉ tiêu 7: Khơng có hố xí hợp vệ sinh. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 75,6% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/Hoa chỉ có 26,3%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 34%. Nhận thức kém, trình độ văn hóa thấp, tập qn sinh hoạt lạc hậu là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nghèo chỉ tiêu khơng có hố xí hợp vệ sinh của dân tộc thiểu số cao hơn 2 lần so với dân tộc Kinh.

Chỉ tiêu 8: Khơng có nước uống sạch. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 53% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ có 3,7%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 11,5%. Số liệu phản ánh một thực tế rõ ràng, người dân tộc Kinh/Hoa có cơ hội được tiếp cận nguồn nước sạch hơn dân tộc thiểu số. Nước sạch và vệ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ chính sách, chương trình hỗ trợ người dân, đặc biệt là đối với đối tượng dân tộc thiểu số. Con số này cho thấy sự chênh lệch khá lớn về tỷ lệ nghèo chỉ tiêu nước sạch giữa dân tộc Kinh/Hoa và dân tộc thiểu số.

Chỉ tiêu 9: Khơng có điện thoại cố định. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu

số khác là 19,8% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa là 35,5%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 33%. Dân tộc Kinh/Hoa có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương tiện liên lạc khác nên việc không sở hữu điện thoại cốđịnh cao hơn so với dân tộc thiểu số.

Chỉ tiêu 10: Khơng có thiết bị giải trí. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số

khác là 6.1% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/Hoa là 14,6%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 13,3%.

Chỉ tiêu 11: Diện tích ở nhỏ hơn 7m2/người. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 14,4% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh – Hoa chỉ có 6,8%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 8%. Dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu và cao, một hộ gia đình có thể nhiều thế hệ sống chung với nhau làm cho diện tích

đất ở trên đầu người nhỏ.

Chỉ tiêu 12: Tiếp cận tín dụng ưu đãi người nghèo. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 67% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/Hoa lên đến 89,9%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 86,3%. Tuy các chương trình, chính sách hỗ trợ ưu đãi được nhân rộng và phổ biến khắp cả nước, nhưng tỷ lệ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi này đối với người Kinh/ Hoa lại khó khăn hơn so với dân tộc thiểu số, một phần do thủ tục vay ưu đãi của người Kinh rườm rà, phức tạp hơn.

Chỉ tiêu 13: Thu nhập dưới chuẩn nghèo. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số khác là 45,3% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ có 8,6%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 14,4%. Tỷ lệ nghèo thu nhập dưới chuẩn nghèo của dân tộc Kinh/ Hoa chỉ bằng 1/5 so với dân tộc thiểu số. Trình độ

văn hóa, nghề nghiệp, phương thức kinh doanh sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập. Điều này cho thấy cần phải có sự quan tâm hơn nữa trong cơng tác nâng cao thu nhập dân tộc thiểu số nói riêng và người nghèo nói chung.

Chỉ tiêu 14: Chủ hộ thất nghiệp. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số

khác là 5,8% trong khi mức thiếu hụt của dân tộc Kinh/ Hoa là 16%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 14,4%.

Chỉ tiêu 15: Khơng có lương hưu. Mức thiếu hụt đối với dân tộc thiểu số

khác là 0,7% trong khi mức thiếu hụt chỉ tiêu này của dân tộc Kinh/ Hoa lên đến 2%. Mức thiếu hụt của chỉ tiêu này trên cả nước là 1,8%. Dân tộc Kinh/ Hoa làm việc thời vụ, bấp bênh, trong thời gian lao động không được hoặc khơng có điều

kiện tham gia an sinh xã hội của nơi công tác, khi về già khơng có lương hưu để đảm bảo cuộc sống. Trong khi dân tộc thiểu số với phương thức sản xuất, sinh hoạt tự cung tự cấp và lực lượng tham gia lao động phần lớn tập trung nghề nông.

2.3.2 Giữa các vùng

Chỉ tiêu 1: Trên 18 tuổi chưa học hết THCS. Mức thiếu hụt đối với vùng

Đông Nam Bộ là thấp nhất chỉ 55,4% trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long mức thiếu hụt lên đến 76,1%. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu chiếm tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu này cao nhất nước với 85%, cao hơn mức thiếu hụt của cả nước. Lý giải nguyên nhân này do nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở vùng

ĐBSCL vẫn chưa cao so với nhu cầu thực tế, cũng như so với mức bình quân chung của cả nước và chưa tương xứng với quy mơ và vị trí của vùng ĐBSCL.

Chỉ tiêu 2: Từ 6 đến 18 tuổi chưa đi học. Mức thiếu hụt đối với vùng đồng bằng sông Hồng là thấp nhất chỉ 3,9% trong khi vùng Tây Nguyên mức thiếu hụt lên đến 10,2%. Điều kiện kinh tế - xã hội tại Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, tập trung nhiều dân tộc thiểu số, đời sống lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người thấp nên mặc dù chính sách phổ cập giáo dục phát triển nhưng chậm và không ổn định, không đồng đều, nhiều trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường.

Chỉ tiêu 3: Khơng có thẻ BHYT. Mức thiếu hụt đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc là thấp nhất chỉ 36,2% trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long mức thiếu hụt lên đến 75,8%. Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống nhân dân lao động, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn ln là một trong những quan tâm, ưu tiên hàng

đầu của Đảng, Nhà nước ta. Luật BHYT khẳng định dùng ngân sách Nhà nước mua BHYT cho người nghèo, đồng bằng dân tộc thiểu số sống vùng khó khăn, Có lẽ

trung du miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên vẫn tiếp cận được thẻ BHYT và có mức thiếu hụt thấp nhất nước, thấp hơn cả mức thiếu hụt của cả nước.

Chỉ tiêu 4: Khơng có đủ tiền chi trả viện phí. Mặc dù tiếp cận được thẻ

BHYT nhưng mức thiếu hụt chỉ tiêu này ở vùng trung du và miền núi phía Bắc lại cao nhất, chiếm 12,8%. Điều đó chứng tỏ mặc dù có thẻ BHYT, được hỗ trợ phần nào chi phí khám chữa bệnh nhưng người nghèo vẫn khơng có đủ tiền đóng viện phí.

Chỉ tiêu 5: Có bệnh mãn tính. Mức thiếu hụt chỉ tiêu này ở Bắc Trung Bộ

và duyên hải miền Trung lên đến 8,6%. Với vị trí địa lý đặc biệt những cũng nhiều khó khăn, đặc thù nghề nghiệp ở vùng này là làm nông và đi biển nên người dân dễ

mắc các bệnh mãn tính về hơ hấp, xương khớp,… làm cho tỷ lệ người mắc bệnh mãn tính khu vực này cao hơn so với các khu vực khác và cả nước.

Chỉ tiêu 6: Khơng có điện sinh hoạt. Mức thiếu hụt chỉ tiêu này của vùng trung du và miền núi phía Bắc là cao nhất 8,2%. Khả năng tiếp cận năng lượng vùng này vẫn chưa cao do vị trí địa lý hiểm trở ở khu vực miền núi, ngoài ra thu nhập thấp nên chi tiêu cho năng lượng của các hộ gia đình ở các vùng này cũng là rào cản đối với họ. Tỉnh Lạng Sơn là tỉnh có mức thiếu hụt chỉ tiêu này cao nhất nước. Tại vùng đồng Bằng sông Hồng, mức thiếu hụt này chỉ cịn 0.1%.

Chỉ tiêu 7: Khơng có hố xí hợp vệ sinh. Mức thiếu hụt đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long là 55,2%. Với tập quán vệ sinh lạc hậu, ô nhiễm nên vấn đề

nhà tiêu hợp vệ sinh ởđồng bằng sông Cửu Long đến nay vẫn còn nhiều nan giải, trước hết là do ý thức vệ sinh của người dân chưa cao cộng thêm với thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện để xây nhà tiêu hợp vệ sinh. Chính điều này làm tăng tỷ lệ ô nhiễm nguồn nước ở vùng này lên do các chất thải ra sông suối, ao hồ. Nhìn chung, vệ sinh mơi trường vẫn đang là vấn đề lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Tại khu vực đồng Bằng sông Hồng, mức thiếu hụt này là 13,5%.

Chỉ tiêu 8: Khơng có nước uống sạch. Mức thiếu hụt đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc là 43%. Nguồn nước khơng sạch bao gồm các nguồn nước

giếng, sông suối, ao hồ và kênh rạch. Vùng trung du và miền núi phía Bắc có tới 43% người dân khơng được tiếp cận nguồn nước sạch. Đây cũng là vùng có các mức thiếu hụt cao về nhà ở, nước sạch vệ sinh. Tỷ lệ nghèo về nước sạch ở vùng Tây Nguyên là 19,1%, như vậy việc không tiếp cận nguồn nước sạch ở vùng này

cần được quan tâm. Việc tiếp cận nguồn nước sạch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có phần nào được cải thiện, tỷ lệ nghèo về nước sạch giảm từ 20% (2008) xuống 0.8% (2010). Đây có thể là những bằng chứng ghi nhận nỗ lực cải thiện môi trường sống ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.

Chỉ tiêu 9: Khơng có điện thoại cố định. Mức thiếu hụt đối với vùng đồng bằng sông Hồng xấp xỉ 40% trong khi tại khu vực Tây Nguyên chỉ có 24,5%. Điện thoại cố định được xem là một trong những phương tiện cơ bản nhất phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của con người.

Chỉ tiêu 10: Khơng có thiết bị giải trí. Đơng Nam Bộ là vùng nghèo về chỉ

tiêu này nhất nước. Các thiết bị nhưđầu Video, DVD, Kỹ thuật số, ăng ten chảo đã quá quen thuộc với đời sống tinh thần con người nhưng đối với các hộ nghèo và cận nghèo của vùng Đơng Nam Bộ thì điều này vẫn cịn xa xỉ. Ngồi ra, có thể lý giải rằng khu vực Đơng Nam Bộ có tỷ lệ dân nhập cư cao nhất cả nước, hơn nữa đời sống của dân nhập cư bấp bênh, không ổn định, ở nhà thuê mướn, tạm bợ nên

những tài sản này đối với họ không cần thiết và họ không đủ tiền để sắm.

Chỉ tiêu 11: Diện tích nhỏ hơn 7m2/người. Mức thiếu hụt đối với vùng Tây Nguyên là 14,5%, cao nhất cả nước. Diện tích tự nhiên của vùng Tây Nguyên chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước. Nhưng với địa hình cao nguyên, vùng núi chiếm diện tích nhiều trong khi diện tích đồng bằng đểở không lớn, cộng thêm sự gia tăng dân số mạnh của dân tộc thiểu số và tập quán ở bầy đàn, điều này đã làm cho diện tích ở dưới 7m2/người.

Chỉ tiêu 12: Tiếp cận tín dụng ưu đãi người nghèo. Hộ khơng tiếp cận

được tín dụng ưu đãi cho người nghèo ở vùng Đơng Nam Bộ chiếm 94,5%. Chính sách tín dụng ưu đãi có thể giúp người nghèo có vốn để chuyển đổi sinh kế, chủ

yếu là buôn bán dịch vụ nhỏ. Hiện tại có rất nhiều nguồn vốn ưu đãi như Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), Quỹ giảm nghèo (riêng của TP.HCM), Quỹ đoàn thể, Ngân hàng Thương mại và Quỹ tín dụng nhân dân; trong đó hộ nghèo thường tiếp cận với NHCSXH, Quỹ giảm nghèo và Quỹ đồn thể do có lãi suất thấp, khơng cần thế chấp, thủ tục nhanh. Mặc dù có nhiều nguồn vốn, tiếp cận tín dụng của hộ

nghèo cịn khó khăn. Hầu hết hộ nghèo không vay vốn ưu đãi do thuộc nhóm “nghèo lõi” thiếu nguồn nhân lực khơng có khả năng làm ăn vươn lên, ví dụ một số

hộ nghèo muốn vay vốn để xây phòng trọ cho thuê, nhưng gặp khó khăn khơng có

đất ở hoặc diện tích đất q nhỏ khơng đủđể xây phịng trọ. Hoặc có nhiều chương trình vay vốn ưu đãi và tiết kiệm-tín dụng hướng đến người nghèo nên cơ hội tiếp cận với vốn vay của người nghèo tốt hơn. Tuy nhiên, khả năng có tích lũy để trả nợ

của người nghèo còn kém, nên nhiều hộ chậm trả lãi, bị nợđọng. Hơn nữa, hầu như

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình việt nam (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)