Các kết quả chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình việt nam (Trang 84 - 86)

CHƯƠNG 4: CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Các kết quả chính

Các kết quả của đề tài đã giải quyết tốt các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban

đầu. Thông qua đó, đề tài đã hồn thành tốt các mục tiêu nghiên cứu ban đầu. Theo

đó:

Về hệ thống lý thuyết nghiên cứu về nghèo đói: đề tài đã sắp xếp và hệ thống hóa khung phân tích, cũng như các phương pháp đo lường nghèo. Đặc biệt đề tài đã

đi sâu trình bày phương pháp đo lường nghèo đa chiều, từ việc mô tả phương pháp

dưới dạng tổng quát đến việc nêu rõ các bước thực hiện tính tốn các chỉ số nghèo

đa chiều này.

Về phương pháp tiếp cận đo lường nghèo: có sự khác biệt lớn về kết quả

giữa phương pháp đo lường nghèo đa chiều và phương pháp đo lường nghèo truyền thống. Tỷ lệ hộ nghèo theo phương pháp đa chiều cao hơn gấp 5 lần so với phương pháp tiền tệ. Hơn nữa, sự khác biệt này còn thể hiện về mặt ý nghĩa xác định nhóm

đối tượng nghèo đa chiều.

Cả hai phương pháp đều cho thấy về tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm dân tộc thiểu số cao hơn so với nhóm dân tộc Kinh/ Hoa. Tuy nhiên, đối với các nhóm vùng thì giữa hai phương pháp lại cho thấy một ý nghĩa khác nhau về đối tượng hộ nghèo. Theo phương pháp tiếp cận tiền tệ, vùng trung du & miền núi phía Bắc là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất nước. Nhưng ở phương pháp nghèo đa chiều, lại khơng cho thấy điều đó. Theo phương pháp này, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc trung bộ &

duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên lại được xem là những vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước.

Về xác định các chỉ tiêu, các chiều mà các hộ nghèo thiếu hụt nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt ở các chỉ tiêu cho thấy các chỉ tiêu như

phổ cập giáo dục THCS cho người trên 18 tuổi, chỉ tiêu tín dụng ưu đãi cho người nghèo, chỉ tiêu nước uống sạch, hố xí đạt tiêu chuẩn là những chỉ tiêu có tỷ lệ hộ

nghèo thiếu hụt nhiều nhất. Ngồi ra, kết quả tính tốn tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt các chiều cũng cho thấy các chiều về giáo dục, điều kiện việc làm, sức khỏe là những chiều mà hộ nghèo thiếu hụt nhiều nhất. Sự thiếu hụt cao này được thể hiện ở các vùng, các khu vực và theo các nhóm dân tộc trên cả nước.

Vềđối tượng dễ bị tổn thương do thiếu hụt các chỉ tiêu và các chiều: kết quả

nghiên cứu cho thấy các đối tượng dễ bị tổn thương này bao gồm các hộ nghèo ở khu vực nông thôn, các hộ nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cùng với các hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số. Theo đó, các hộ nghèo ở khu vực nông thôn thiếu hụt trầm trọng ở khía cạnh giáo dục, điều kiện kinh tế. Vùng dồng bằng sơng Cửu

Long là vùng có tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt đa số các chiều cao nhất nước. Nhóm hộ

nghèo dân tộc thiểu số cũng là dối tượng bị thiếu hụt trầm trọng các chiều này. Ngồi ra, về phần lý luận thực tiễn để từđó lựa chọn mức giới hạn thiếu hụt (cutoff) hợp lý, kết quả cho thấy chỉ số nghèo đa chiều MPI rất nhạy với các mức giới hạn thiếu hụt. Mức giới hạn thiếu hụt càng cao thì tỷ lệ hộ nghèo đa chiều càng thấp và làm cho phương pháp đa chiều tiệm cận với phương pháp tiền tệ truyền thống. Tuy nhiên, cùng với mức giảm của tỷ lệ nghèo đa chiều thì mức độ nghèo

thể hiện qua cường độ thiếu hụt trung bình trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể, ở mức giới hạn thiếu hụt tăng 13,3% từ mức 20% lên mức 33,3% thì cường độ thiếu hụt trung bình của nhóm hộ nghèo trên cả nước là 40,8%. Tương tự với mức tăng 13,3% của mới giới hạn thiếu hụt, ở chỉ số nghèo đa chiều, mức giảm của chỉ số này là 160%. Theo các tính tốn và lý luận này, kết quả cho thấy tỷ lệ hộ nghèo ở vùng

đồng bằng sơng Hồng, và nhóm dân tộc Kinh/ Hoa lại dễ bị tổn thương bởi mức

giới hạn thiếu hụt tăng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá nghèo đa chiều của các hộ gia đình việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)