Chiều Giáo dục Sức khỏe Điều kiện sống Điều kiện kinh tế Việc làm
Chỉ tiêu Trên 18 tuổi chưa học hết THCS Từ 6 đến 18 tuổi chưa đi học Khơng có thẻ BHYT Khơng có đủ tiền chi trả viện phí Có bệnh mãn tính Khơng có điện sinh hoạt Khơng có hố xí hợp vệ sinh Khơng có nước uống sạch Khơng có điện thoại cố định Khơng có thiết bị giải trí Diện tích nhỏ hơn 7m2/ người Tiếp cận tín dụng ưu đãi người nghèo Thu nhập dưới chuẩn nghèo Chủ hộ thất nghiệp Khơng có lương hưu Khu vực CT01 CT02 CT03 CT04 CT05 CT06 CT07 CT08 CT09 CT10 CT11 CT12 CT13 CT14 CT15 Nông thôn 0,740 0,065 0,637 0,123 0,070 0,033 0,436 0,148 0,289 0,118 0,083 0,839 0,188 0,111 0,012 Thành thị 0,444 0,063 0,614 0,061 0,072 0,003 0,102 0,031 0,433 0,169 0,073 0,923 0,034 0,226 0,033 6 vùng ĐB sông Hồng 0,577 0,039 0,697 0,086 0,069 0,001 0,135 0,016 0,399 0,116 0,067 0,925 0,070 0,176 0,027 TD&MN phía Bắc 0,686 0,065 0,362 0,128 0,070 0,082 0,493 0,430 0,319 0,048 0,069 0,718 0,336 0,080 0,018 BTB&DH miền Trung 0,652 0,074 0,631 0,123 0,086 0,010 0,268 0,093 0,310 0,125 0,097 0,852 0,164 0,139 0,021 Tây Nguyên 0,666 0,102 0,570 0,118 0,077 0,029 0,480 0,191 0,245 0,159 0,145 0,821 0,177 0,048 0,021 Đông Nam bộ 0,554 0,053 0,698 0,077 0,049 0,006 0,137 0,031 0,379 0,213 0,102 0,945 0,021 0,223 0,015 ĐB sông Cửu Long 0,761 0,070 0,758 0,098 0,065 0,025 0,552 0,008 0,296 0,167 0,049 0,898 0,102 0,159 0,006 Dân tộc Dân tộc khác 0,823 0,112 0,234 0,145 0,089 0,112 0,756 0,530 0,198 0,061 0,144 0,670 0,453 0,058 0,007 Kinh - Hoa 0,624 0,055 0,705 0,098 0,067 0,008 0,263 0,037 0,355 0,146 0,068 0,899 0,086 0,160 0,020 Cả nước 0,655 0,064 0,631 0,105 0,070 0,024 0,340 0,115 0,330 0,133 0,080 0,863 0,144 0,144 0,018
Tóm lược ý chính chương 2
Tổng số mẫu là 7.378 hộ gia đình được rút trích từ hộ dữ liệu VHLSS 2010. Nghèo đa chiều được sử dụng gồm 5 chiều (Giáo dục, Sức khỏe, Điều kiện sống,
Điều kiện kinh tế và Việc làm ) với 15 chỉ số. 15 chỉ số xác định nghèo đa chiều bao gồm: tuổi trên 18 chưa học hết THCS (CT1), tuổi từ 6 đến 18 không được đi học (CT2), khơng có thẻ BHYT (CT3), khơng có đủ tiền chi trả viện phí (CT4), Có bệnh mãn tính (CT5), khơng có điện (CT6), khơng có hố xí hợp vệ sinh (CT7), khơng có nước uống sạch (CT8), Khơng có điện thoại cốđịnh (CT9), khơng có đầu video, DVD, kỹ thuật số, ăng ten chảo (CT10), diện tích ở nhỏ hơn 7m2/người (CT11), khơng tiếp cận được tín dụng ưu đãi người nghèo (CT12), thu nhập dưới chuẩn nghèo (CT13), chủ hộ thất nghiệp (CT14), khơng có lương hưu (CT15).
Các chỉ tiêu về phổ cập THCS, BHYT, tiếp cận tín dụng ưu đãi cho người nghèo là các chỉ tiêu mà các hộ gia đình thiếu hụt nhiều nhất. Có sự khác biệt tỷ lệ
thiếu hụt của các chỉ tiêu theo các đặc tính của hộ (khu vực, vùng, dân tộc). Nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ thiếu hụt cao hơn nhóm hộ gia đình Kinh/ Hoa ởđa số các chỉ tiêu.
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long, Trung du & miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ &Duyên hải miền Trung cùng với Tây Nguyên là các vùng có tỷ lệ thiếu hụt ở đa số các chỉ tiêu cao nhất nước. Khu vực nơng thơn có tỷ lệ thiếu hụt cao hơn so với khu vực thành thị.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM
Chương này đi sâu trình bày tình hình nghèo đa chiều ở Việt Nam ở từng chỉ
tiêu trong từng chiều, giữa các chiều với nhau và tổng thểở mức thiếu hụt 20% các chỉ tiêu. Kết quả có sự so sánh đối chiếu giữa khu vực thành thị - nông thôn, giữa 6 vùng từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, giữa nhóm dân tộc Kinh/ Hoa với các dân tộc thiểu số. Ngồi ra, chương này cịn có sự thay đổi của mức nghèo đa chiều tổng thể theo biến chính sách ở mức thiếu hụt 33,3% để thấy rõ hơn về mức nghèo của hộ gia đình Việt Nam.
3.1 Nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu
Hộđược xem là nghèo đa chiều theo từng chỉ tiêu nếu mức thiếu hụt của mỗi chỉ tiêu tương ứng lớn hơn 20%. Kết quả tỷ lệ hộ nghèo theo từng chỉ tiêu được tổng hợp ở bảng 3.1.
3.1.1 Chỉ tiêu 1: Tuổi từ 18 chưa học hết THCS.
Tỷ lệ người lớn chưa hoàn thành cấp THCS ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị. Trung bình cứ mỗi 100 hộ sinh sống ở khu vực nơng thơn sẽ
có trên 69 hộ bị thiếu hụt chỉ tiêu này. Mặc dù, khu vực thành thị có tỷ lệ người lớn chưa hồn thành cấp THCS thấp hơn so với khu vực nông thôn, tuy nhiên, vẫn ở
mức khá cao. Điều này có thể được lý giải bởi khu vực thành thị là nơi tập trung nhiều lao động nhập cư. Các lao động này chủ yếu làm việc ở khu vực thành thị
khơng chính thức. Do vậy, mức học vấn, cũng như mức thu nhập của người lao
động cũng không cao. Đối với, khu vực nơng thơn, các hộ gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông. Mặc dù sự quan tâm đầu tư cho giáo dục nông thôn ở những hộ
này ngày càng cao, tuy nhiên do áp lực về thu nhập nên tỷ lệ người lớn tiếp tục học hoàn thành cấp học THCS là không cao.
So với 6 vùng miền trên cả nước, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Trung du & miền núi phía Bắc là những vùng có tỷ lệ thiếu hụt tiếp cận THCS ở lứa tuổi trên 18 là cao nhất cả nước với các mức thiếu hụt tương ứng lần lượt là 72,8%;
63,0% và 62,1% so với mức thiếu hụt chung của cả nước là 61,4%. Đơng Nam bộ là vùng có tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu này là thấp nhất cả nước với 52,6%. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Lê Anh Khang (2012) cho thấy cho thấy tình trạng trẻ em bỏ học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Bắc Bộ và Tây Nguyên cao hơn các vùng còn lại trên cả nước.
Về dân tộc, Việt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có những đặc điểm tập quán khác nhau. Điều này dẫn đến có sự khác biệt trong những quan điểm và thói quen về các vấn đề trong cuộc sống giữa các dân tộc. Trong số các dân tộc thì dân tộc Kinh/ Hoa chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước.
Đồng thời nhóm dân tộc này có trình độ dân trí cao, mức quan tâm đầu tư cho giáo dục nhiều hơn. Kết quả phân tích mức thiếu hụt tiếp cận THCS ở nhóm tuổi trên 18 cho thấy, đối với các hộ gia đình có dân tộc là Kinh/ Hoa thì tỷ lệ thiếu hụt này là 58,7% so với 75,9% của các dân tộc khác. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ nhập học trung học của UNICEF (2010) cho thấy tỷ lệ nhập học trung học của trẻ em thuộc dân tộc Kinh cao hơn trẻ em thuộc nhóm hộ gia đình dân tộc ít người. Nghiên cứu của Diệp Năng Quang (2008) cho thấy có sự khác biệt trong các quyết định chi tiêu cho giáo dục giữa các nhóm dân tộc Kinh, Hoa, Khơ me, Tày.
3.1.2 Chỉ tiêu 2: tuổi từ 6 đến 18 tuổi chưa từng đi học
Tỷ lệ hộ gia đình thiếu hụt chỉ tiêu nhập học của trẻ dưới 18 tuổi là rất thấp so với tỷ lệ người trên 18 tuổi chưa học hết THCS. Trung bình trên cả nước có 62 hộ gia đình thiếu hụt chỉ tiêu này trong tổng số 1000 hộ. Tỷ lệ trẻ chưa từng đi học
ở khu vực nông thôn cao hơn tương đối so với khu vực thành thị. Điều này cũng
tương tựở các nhóm dân tộc khác so với dân tộc Kinh/Hoa. Tỷ lệ thiếu hụt ở nhóm hộ có dân tộc Kinh/ Hoa chỉ bằng một nửa so với các hộ thuộc các dân tộc khác.
Tương tự như chỉ tiêu chưa học hết THCS (CT1), hộ gia đình sống tại các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền Trung, Trung du & miền núi phía Bắc và đồng bằng sơng Cửu Long đều có tỷ lệ thiếu hụt chỉ tiêu nhập học của
trẻ cao nhất nước. Các hộ sống tại vùng đồng bằng sơng Hồng có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn so với các hộ sống tại vùng Đơng Nam bộ.
3.1.3 Chỉ tiêu 3: khơng có bảo hiểm y tế
PAHE Việt Nam (2011a) cho thấy BHYT tự nguyện làm giảm mức chi phí khám chữa bệnh ngoại trú cho người dân, tuy nhiên, lại làm giảm khơng đáng kể
tổng chi phí khám chữa bệnh từ tiền túi của người dân. Nghĩa là, mức chi tiêu cho khám chữa bệnh của người dân trong trường hợp có BHYT tự nguyện là không thay
đổi đáng kể. Kết quả phân tích cho thấy, với mức thiếu hụt 20% các chỉ tiêu thì gần 52% các hộ gia đình trên cả nước thiếu hụt tiếp cận chỉ tiêu này. Trong đó, tỷ lệ
thiếu hụt tập trung nhiều ở khu vực nông thôn và các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng. Các vùng Trung du & miền núi phía Bắc và Tây Nguyên lại là những vùng có tỷ lệ thiếu hụt thấp nhất. Các nhóm dân tộc cũng cho thấy điều tương tự. Các hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc khác (ngồi Kinh/ Hoa) là những hộ có tỷ lệ thiếu hụt thấp hơn (21,9% so với 57,6% của dân tộc Kinh/ Hoa). Điều đó cho thấy cơng tác quản lý và thực hiện khám chữa bệnh bằng BHYT tự nguyện chưa mang lại một hiệu quả tích cực trong thời gian qua. Từđó, chưa thể hình thành một nhận thức mới về tầm quan trọng của việc khám chữa bệnh bằng BHYT tự nguyện.
3.1.4 Chỉ tiêu 4: khơng có đủ tiền chi trả viện phí
Khả năng thanh tốn viện phí là một trong những ngun nhân quan trọng nhất đối với người nghèo khi tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh. Hộ nghèo khơng có hoặc khơng đủ khả năng thanh tốn viện phí sẽ khơng thể hoặc từ chối tiếp tục điều trị chữa bệnh, do vậy, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tạo áp lực lên gánh nặng gia đình. Theo cách tiếp cận nghèo đa chiều, kết quả cho thấy trung bình 1000 hộ gia đình trên cả nước sẽ có 99 hộ khơng có hoặc khơng đủ khả năng thanh tốn viện phí. Trong đó, những hộ gia đình sống ở nơng thơn có tỷ lệ thiếu hụt cao hơn so với các hộ gia đình ở khu vực thành thị. Tỷ lệ hộ gia đình ở thành thị thiếu hụt chỉ tiêu này chỉ bằng một nửa so với khu vực nông thôn và cả nước.Tuy nhiên,
xét về mặt ý nghĩa tỷ lệ thiếu hụt này ở nông thôn là thấp hơn tương đối so với các chỉ tiêu khác. Các đặc tính sở hữu tài sản (ruộng, đất, nhà cửa), các sự hỗ trợ bên ngoài, và các mối quan hệ tình làng nghĩa xóm ở nơng thôn là những yếu tố hỗ trợ
quan trọng cho các hộ gia đình nơi đây tiếp cận hoặc tiếp tục khám chữa
bệnh(UNPFA Việt Nam, 2011a).
So sánh giữa các vùng, vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng là những vùng có tỷ lệ thiếu hụt về khả năng thanh tốn viện phí thấp nhất cả nước.
Đây là hai vùng nhận được nhiều ưu đãi của thiên nhiên, đồng thời là hai vùng kinh
tế trọng điểm tập trung nhiều khu công nghiệp của cả nước. Kết quả phân tích phương sai (anova) trình bày ở phụ lục 3.1 cho thấy thu nhập của vùng đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam bộ là cao nhất cả nước. Đồng thời, vùng Trung du & miền núi phía Bắc là vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước theo kết quả này. Điều này phù hợp với kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2010 của TCTK (2011) cho rằng vùng có thu nhập bình qn đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,5 lần vùng có thu nhập bình qn đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Tương tự với các chỉ tiêu về giáo dục, tỷ lệ hộ gia đình thiếu hụt về khả năng thanh tốn viện phí ở nhóm dân tộc Kinh/ Hoa là thấp hơn so với các hộ gia đình thuộc các nhóm dân tộc khác. Điều này cũng được tìm thấy ở các nghiên cứu của UNFPA Việt Nam (2011a)và Nguyen, L et al. (2009). Theo đó của UNFPA Việt Nam (2011a) cho thấy tỷ lệ khám chữa bệnh của người cao tuổi thuộc dân tộc Kinh/Hoa cao hơn các nhóm dân tộc còn lại. Nghiên cứu của Nguyen, L et al. (2008) cho thấy có sự khác biệt trong các quyết định chi tiêu cho y tế giữa các nhóm dân tộc Kinh/ Hoa với các nhóm dân tộc ít người.
3.1.5 Chỉ tiêu 5: có bệnh mãn tính
Các hộ gia đình nghèo thiếu khả năng chi trả viện phí, khơng tiếp tục điều trị
đến nơi đến chốn bệnh tật của mình là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các bệnh mãn tính, bên cạnh các điều kiện làm việc, sinh sống, di truyền. Về chỉ tiêu bệnh
mãn tính, kết quả phân tích cho thấy các hộ gia đình ở thành thị tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính là thấp hơn so với khu vực nơng thơn. Điều này cũng tương tựở nhóm dân tộc Kinh/ Hoa so với các dân tộc cịn lại.
Khơng có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ hộ gia đình có thành viên mắc mãn tính giữa 6 vùng trên cả nước. Vùng Đơng Nam bộ là vùng có tỷ lệ bệnh mãn tính là thấp nhất cả nước với 4,6% so với mức trung bình của cả nước là 6,5%.
3.1.6 Chỉ tiêu 6: khơng có điện sinh hoạt
Điện, nước sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh là 3 điều kiện sinh hoạt quan trọng đảm bảo một mức sống sinh hoạt cơ bản của mỗi người dân. Kết quả phân tích tỷ lệ
nghèo thiếu hụt theo chỉ tiêu khơng có điện sinh hoạt cho thấy có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu này ở nhóm hộ gia đình nghèo ở khu vực thành thị và khu vực nơng thơn. Theo đó, khu vực thành thị chỉ có sáu (06) hộ thiếu hụt tiếp cận điện sinh hoạt, chiếm tỷ lệ 0,3% so với mức 165 hộ (tương ứng 3,1%) ở khu vực nông thôn và 171 hộ (tương ứng 2,3%) của cả nước [Phụ lục 3.2]. Mặc dù chủ trương của chính phủ
là điện khí hóa nơng thôn đã được thực hiện thành công, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hộ rất khó khăn ở nông thôn chưa thể tiếp cận được nhu cầu này.
Ngồi ra, kết quả phân tích sự thiếu hụt chỉ tiêu này theo 6 vùng trên cả nước cho thấy đa phần các hộ sống ở vùng Trung du & miền núi phía Bắc với 97 trường hợp, kếđến là đồng bằng sơng Cửu Long.
Phân theo các nhóm dân tộc, các hộ nghèo mang dân tộc là Kinh/ Hoa thì tỷ
lệ thiếu hụt điện sinh hoạt là rất thấp chỉ 0,7% so với tỷ lệ gần 11% ở các dân tộc khác. Điều này có thểđược lý giải bởi đa phần hộ mang dân tộc Kinh/ Hoa sống tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị.
3.1.7 Chỉ tiêu 7: khơng có hố xí hợp vệ sinh
30% hộ gia đình nghèo trên cả nước khơng có hố xí hợp vệ sinh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn với trên 38,5%. Khu vực thành thị chỉ chiếm tỷ lệ 8,9% chủ yếu ở khu vực ngoại thành. Sự chênh lệch về tỉ lệ hộ nghèo khơng có
hố xí đạt tiêu chuẩn cũng phát hiện ở các vùng trên cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là hai vùng có tỉ lệ khơng có hố xí đạt tiêu chuẩn thấp nhất nước ở mức 12%. Các vùng còn lại, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỉ lệ hố xí khơng đạt tiêu chuẩn cao nhất nước (trên 50%). Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tỷ lệ nghèo trẻ em của TCTK (2010) khi cho rằng vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ lệ hố xí khơng đạt tiêu chuẩn cao nhất nước, với phần lớn nhà vệ sinh là cầu cá. Tỷ lệ này ở các nhóm dân tộc khác cao gồm 3 lần so với các hộ nghèo Kinh/ Hoa. 67% các hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc khác khơng có hố xí đạt tiêu chuẩn.
3.1.8 Chỉ tiêu 8: khơng có nước uống sạch
Tỷ lệ hộ nghèo khơng có nước sạch ở khu vực nông thôn cao gấp 5 lần khu vực thành thị. Trung bình cứ mỗi 1000 hộ nghèo ở nơng thơn thì có 125 hộ khơng có nước uống sạch. Các hộ này tập trung chủ yếu ở vùng Trung du & miền núi phía