Nguồn: UNFPA (2016), MCBGTKS xu hướng và sự khác biệt
Thêm vào đó, có sự khác biệt về TSGTKS theo khu vực địa lý. Có ba vùng ở Việt Nam có TSGTKS gần với mức tự nhiên là 105. Đó là Trung du và vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu như vùng Trung du và vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên đặc trưng bởi mức độ phát triển xã hội thấp hơn, tốc độ đơ thị hóa chậm hơn, mức sinh cao hơn, và có tỷ lệ lớn hơn các nhóm người dân tộc thiểu số. Đây là những điều kiện không thuận lợi cho việc lựa chọn giới tính trước sinh. Khu vực thứ ba là Đồng bằng sơng Cửu Long có mức TSGTKS tăng nhẹ, đây cũng là vùng nông nghiệp phát triển với các khu đơ thị giàu có. Đây cũng là một khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của văn hoá Đơng Nam Á hơn là văn hố Trung Quốc.
Hai vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao là vùng Đồng bằng sơng Hồng và Đông Nam Bộ. Theo như nghiên cứu “Mất cân bằng giới tính khi sinh xu hướng và sự khác biệt” do Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện năm 2014 nhận định rằng: “đồng bằng sơng Hồng có mức mất cân bằng gần với mứccao nhất từng quan sát thấy trên thế giới. Vì
có lịch sử giống với Trung Quốc và các vùng lân cận, đây được coi là khu vực của Việt Nam có ảnh hưởng lớn nhất của truyền thống Nho giáo. Mức độ ưa thích con trai tại khu vực này đã được đề cập và trình bày trong phân tích trước đây về hành vi sinh sản”. Riêng với khu vực Đông Nam Bộ là một phần của miền nam Việt Nam nhưng vùng này có tốc độ
đơ thi hố nhanh, tiếp nhận nhiều luồng di cư lớn từ khăp nơi trên cả nước. Vì vậy cơ cấu xã hội ở đây gồm nhiều thành phần, điều này có thể giải thích vì sao khu vực này có TSGTKS cao.
Nghiên cứu này xem xét đến TSGTKS ở cấp tỉnh trong các năm trước đó, để dự đốn xu hướng TSGTKS ở các địa phương này trong giai đoạn sau (giai đoạn nghiên cứu). Nếu năm 2009 cả nước có 18 tỉnh có TSGTKS dưới 107. Các địa phương này tập trung rải rác ở cả nước nhưng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Những tỉnh này được xem như là khơng có lựa chọn giới tính trước khi sinh. Trong khi đó chỉ có 5 tỉnh có ước lượng TSGTKS cao từ 117 trở lên bao gồm 4 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồngvà 1 tỉnh vùng Đông Nam Bộ (Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Bình Dương) [43, tr.21].
Ngược lại, 4 năm sau phân bố cơ cấu giới tính khi sinh theo tỉnh có sự khác biệt lớn: chỉ cònlại một nửa số địa phương so với giai đoạn trước (9 tỉnh) thuộc nhóm dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc và ở phía nam Việt Nam, khơng có lựa chọn giới tính khi sinh (ước lượng tỉ số giới tính khi sinh nhỏ hơn 107). Ngược lại có 8 tỉnh ở đồng bằng sơng Hồng (Hà Nội, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên), có tỷ số giới tính khi sinh từ 117 trở lên [50, tr28].
Qua các phân tích ở trên có thể kết luận khẳng định có sự khác biệt rất lớn của tình trạng MCBGTKS và lựa chọn giới tính khi sinh ở nước ta. Thêm vào đó, theo thời gian thì TSGTKS tăng lên ở mức cao đặc biệt với những vùng chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và dễ dàng tiếp cận các dịch vụ khoa học kỹ thuật liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi. Nếu như năm 2009 các tỉnh có TSGTKS cao chỉ tập trung ở vùng ĐB sơng Hồng thì 4 năm sau tỷ số này có xu hướng mở rộng thêm ở các tỉnh lân cận. Như vậy nêu như các nỗ lực về chính sách về dân số và cơ chế về quản lý dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi của Nhà nước chưa chặt chẽ. Điều này có thể dẫn đến xu hướng tỷ số giới tính khi sinh tăng cao lan toả ra các vùng lân cận do sự dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh.
Một điều đáng tiếc là bộ dữ liệu VHLSS có số trẻ em khá nhỏ, khơng đủ ý nghĩa thống kê để có thể phân chia cơ cấu giới tính khi sinh cho từng tỉnh, từng vùng trên cả nước để có thể so sánh dữ liệu này với các số liệu đã được cơng bố trước đó.
3.2.Yếu tố văn hố xã hội ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Việt Nam là một trong số những Quốc gia châu Á, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng Nho giáo, chế độ phụ quyền, truyền thống nối dõi tông đường và thờ cúng tổ tiên. Tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, cặp vợ chồng,dịng họ. Sự tồn tại hàng nghìn năm của tư tưởng này đã làm tâm lý ưa thích con trai của người dân Việt Nam trở nên mạnh mẽ được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.
Tâm lý này được thể hiện rất rõ trong quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vơ”- có con trai mới được xem là có con, khơng có con trai là tuyệt tự. Con sinh ra phải mang họ bố (ngoại trừ một số dân tộc mang chế độ mẫu hệ). Nhiều việc lớn trong gia đình đều được hỏi ý kiến con trai và con trai là người có quyền tham gia, quyết định nhất là đối với những việc trọng đại, kể cả đó khơng phải là con trai trưởng, khơng phải là người có hiểu biết bằng những người con gái trong gia đình...Đối với những gia đình có nghề gia truyền, đặc biệt là nghề “bí truyền”, việc truyền nghề hầu như chỉ thuộc về con trai- người nối dõi. Quan niệm con trai- nơi nương tưa của cha mẹ lúc về già . Khi cha mẹ khuất, dù là con gái đầu lòng cũng chỉ được đứng sau con trai; chỉ có cháu trai mới được bê bát hương ơng bà, con trai mói được ra vào nơi thờ tự, góp giõ tổ tiên. Nhiều dịng họ, chỉ có con trai được ghi trong gia phả, gia đình nào khơng có con trai là khơng cịn tên trong gia phả nữa, do vậy họ quan niệm khơng có con trai là tuyệt tự. Mặc dù những phong tục, quan niệm này cho đến nay đã được giảm nhiều, khơng cịn nặng nề như trước đây, song đã cho thấy một thực tế là: tất cả những điều đó đã ăn sau vào tiềm thúc của mỗi cá nhân, mỗi cặp vợ chồng, mỗi dịng họ bởi nó tồn tại đã hàng ngàn năm.
Thêm vào đó dân tộc Việt Nam có truyền thống nơng nghiệp lúa nước, nam giới có sức khoẻ tốt hơn và gánh vác những công việc nhà nơng nặng nhọc hơn phụ nữ. Cịn đối với vùng biển, nam giới có thể theo nghiệp đi biển (đánh
bắt cá xa bờ, làm kinh tế từ biển, đáp ứng được đòi hỏi về sức lao động của nghề biển). Tương tự như thế đối vói nghề khai khống, lâm nghiệp. Nam giới chịu trách nhiệm làm những công việc nặng nhọc như đi khai mỏ, đi lên rừng lấy gỗ, trồng rừng...Chính vì những yếu tố nghề nghiệp này khiến việc mong muốn có con trai trở nên có vai trị quan trọng khi họ là trụ cột, hay là lao động chính trong gia đình.
Quan điểm “trẻ cậy cha, già cậy con” cho đến nay vẫn còn giá trị, trong khi các phúc lợi xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam chưa phát triển. Khi về già, đặc biệt ở nông thôn người cao tuổi hoàn toàn nhờ cậy vào con cháu cả về vật chất lẫn tinh thần. Và vẫn là quan điểm “con gái là con nhà người ta”, có nghĩa là các cụ khi về già thường sống với con trai và con dâu. Con gái đi lấy chồng có nghĩa vụ chăm lo cho gia đình nhà chồng, do vậy có thêm một yếu tố cho thấy con trai được xem là vai trị quan trọng trong mỗi gia đình.
Tâm lý đám đơng và định kiến giới đối với những gia đình khơng có con trai. Trên thực tế có khơng ít gia đình bằng mọi giá phải sinh được con trai là bởi vì tác động của họ hàng, bạn bè. Họ cảm thấy xấu hổ khi đi ăn cỗ không được “ngồi mâm trên”, chính vì tồn tại những lời trêu chọc, định kiến về gia đình khơng co con trai trở thành nỗi ám ảnh và mang theo tâm lý nặng nề cho họ. Đã có khơng ít những bi kịch mà hậu quả của nó trút xuống đầu người phụ nữ không sinh được con trai như: phải để chồng đi lấy vợ khác, chịu sự hắt hủi, bỏ mặc... của chồng, gia đình nhà chồng và những trường hợp như vậy khơng phải là hiếm, vẫn cịn tồn tại, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tập tục lạc hậu của chế độ phụ hệ .
Cùng với các yếu tố về văn hố xã hội, thêm vào đó những thành tựu y học phát triển trong mấy thập kỉ qua hỗ trợ rất nhiều các cặp vợ chồng trong lĩnh vực sức khoẻ sinh sản như siêu âm thai, chọn trứng khi thụ tinh, đình chỉ thai nghén...Những dịch vụ y tế này gián tiếp góp phần hỗ trợ các gia đình có khả năng sinh con theo ý muốn. Cùng với đó là các cơ chế hay chế tài phát hiện và xử lý vi phạm về lựa chọn giới tính chưa hiệu quả ở các địa phương trong cả nước.
3.3.Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh
Trong các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: Tại hầu hết các quốc gia có TSGTKS tăng cao, tỷ lệ sinh con trai cao hơn trong các lần sinh sau. Ban đầu, các bậc cha mẹ thường khơng để ý đến giới tính của con cái và TSGTKS thường ở mức bình thường đối với hai đứa con đầu. Tuy nhiên, tình trạng này thay đổi nhiều sauhai lần sinh đầu mà chưa có được con trai. Ở lần sinh thứ ba trở lên, nhiều cặp vợ chồng tìm kiếm các biện pháp lựa chọn giới tính trước sinh để đảm bảo có con trai. Tại những quốc gia như Trung Quốc hoặc Armenia, TSGTKS ở lần sinh thứ ba trở lên có thể cao hơn mức 150 bé trai cho mỗi 100 bé gái. Trong một chừng mực nào đó Việt Nam cũng nằm trong xu hướng này[50, tr.32].
Sau khi xem xét hơn 1500 ca sinh trong giai đoạn 2012-2016 để xem xét sự biến thiên của TSGTKS theo thứ tự sinh. Kết quả ước lượng đạt được như hình dưới đây:
Hình 2: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ, giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016
Theo số liệu chỉ ra, tỷ số giới tính ở lần sinh đầu tiên ở mức sinh tự nhiên là 105.5, điều này cho thấy các cặp vợ chồng vẫn thoải mái ở lần sinh con thứ nhất họ chưa cần lựa chọn giới tính và can thiệp để có con theo ý muốn. Đến lần sinh thứ hai, dưới sức ép về số con và sự dễ dàng tiếp cận các dịch vụ sinh con theo ý muốn và lựa chọn giới tính thai nhi. Ở giai đoạn này tỷ số giới tính tăng cao (113.3 trẻ em trai/100 trẻ em gái). Đến lần sinh thứ 3 áp lực sinh con trai vẫn lớn khiến tỉ số giới tính khi sinh của trẻ em ở giai đoạn này rất cao.
Như vậy nhìn chung bộ số liệu VHLSS 2016 thể hiện được cơ cấu giới tính khi sinh của các số liệu trước đó cho rằng tỷ số giới tính ở các lần sinh sau cao hơnlần sinh trước. Đối với ca sinh là con thứ 3 trở lên trong bộ số liệu này có thể chưa chính xác vì các ca sinh từ 4-9 con trở lên tập trung ở những vùng dân tộc ít người tại các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Gia Lai, Đăk Lăk, Kon Tum. Các ca sinh này nhỏ và có thể họ sinh khơng vì mục đích lựa chọn giới tính do đó giới tính con thứ 4-9 là nhiều con gái hơn.
3.3.1. Tỷ số giới tính theo thứ tự sinh và cơ cấu giới tính trong lần sinh trước
Các số liệu thu thập từ Dữ liệuVHSS cho phép xây dựng cơ cấu giới tính của các anh chị em trong gia đình với thứ tự sinh. Phương pháp này giúp ích trong việc phân tách các ca sinh sau khi có con trai khác với các ca sinh mà trước đó chưa có con trai trong giai đoạn 2012-2016. Kết quả được trình bày trong Hình 3 bên dưới. Hình này, cũng chỉ ra mong muốn và nhu cầu có con trai diễn ra trong hành vi sinh sản của các hộ gia đình. Ở tất cả các lần sinh sau, tỷ số giới tính của các hộ chưa có con trai là cao hơn những hộ đã có ít nhất 1 con trai. Nếu tỷ số giới tính ở lần sinh thứ hai của các cặp gia đình đã có 1 con trai là hồn tồn bình thường, ở mức cân bằng sinh học và điều thú vị là mức này gần như bằng với tỷ số giới tính của đứa con đầu tiên, khi họ khơng cần áp dụng các biện pháp can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi. Đối với các ca sinh thứ hai trong các hộ gia đình chưa có con trai tỷ số giới tính tăng vọt lên đến gần 120 bé trai/100 bé gái, như vậy có khoảng gần 20% bé trai dư thừa so với giới tính phân bổ tự nhiên.
Ở lần sinh thứ ba, tỷ số giới tính của các cặp vợ chồng chưa có con trai vẫn cao hơn những cặp đã có ít nhất một con trai. Điều này cho thấy rằng việc lựa chọn giới tính xảy ra cao nhất ở lần sinh thứ hai và tiếp tục với đứa con thứ ba nếu họ chưa đạt được mục đích của mình là có con trai.
Hình 3: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ trong cơ cấu giới tính các lần sinh trước, giai đoạn 2012- 2016
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Quan điểm này được thể hiện rõ hơn trong phỏng vấn sâu thể hiện rằng việc sinh con trai khá là áp lực đối với cả nam giới và nữ giới:
Như vậy lựa chọn giới tính được thể hiện rõ ràng nhất sau lần sinh đầu tiên, dưới sức ép dân số (mỗi gia đình chỉ có 1-2 con) và giới hạn yếu tố kinh tế gia đình, việc lựa chọn giới tính tập trung nhiều ở lần sinh thứ hai đặc biệt trong các gia đình chưa có con trai. Tuy nhiên với những hộ gia đình chưa có con trai ở lần sinh trước đó họ vẫn nỗ lực để sinh con theo ý muốn điều này dẫn đến tỷ số giới tính khi sinhở lần thứ 3 với các gia đình chưa có con trai là cao hơn hẳn những gia đình đã có ít nhất một con trai.
3.3.2. Tỷ số giới tính theo thứ tự sinh và khu vực sinh sống (đơ thị/nơng thơn)
Một khía cạnh khác của MCBGTKS là sự khác biệt giữa nơng thơn và thành thị. Chưa có một cơng bố nào rõ ràng về sự khác biệt tỷ số giới tính khi sinh ở hai khu vực này. Hay cũng chưa có một xu hướng nào rõ ràng ở các quốc gia nếu như tỷ số GTKS ở khu vực thành thị của Ấn Độ cao hơn ở nơng thơn, nhưng ở Trung Quốc thì ngược lại. Ở Việt Nam các số liệu từ khảo sát uy tín gần đây cũng chưa thể hiện rõ xu hướng của tỷ số này theo khu vực. Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy khơng có sự khác biệt đáng kể nào về TSGTKS ở hai khu vực này ở cấp độ Quốc Gia tỷ lệ này là 110.6 ở nông thôn và 110.7 ở đô thị. Số liệu từ Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 tỷ lệ này ở khu vực thành thị lại thấp hơn khu vực nông thôn (tỷ lệ này lần lượt là 110.1 và 113.1). Nhưng ở giai đoạn 2012- 2014 tỷ lệ này ở khu vực thành thị lại cao hơn ở nông thôn (lần lượt là 112.1 và 111.2).
Điều này có thể giải thích rằng, ở khu vực thành thị, thì việc tiếp cận các dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh là dễ dàng hơn khu vực nơng thơn. Vì khu vực này tập trung các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhiều nhất, tập trung cả đội ngũ nhân lực y tế mạnh nhất. Thêm vào đó những người sống ở đơ thị có mức sống cao hơn ở nông thôn nên cơ hội đọc tiếp cận những dịch vụ liên quan đến y tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản lựa chọn giới tính là thuận tiện hơn đáng kể. Tuy nhiên điều này khơng có nghĩa là khu vực nơng thơn thì hồn tồn khơng thể tiếp cận các dịch vụ này, trong điều kiện mà giao thông phát triển, truyền thông phát triển. Việc di cư từ nông thôn ra đô thị trở lên dễ dàng, nhất là những vùng đơ thị hố thì các dịch vụ y tế ở khu đô thị cũng lan nhanh đến nơng thơn. Thêm vào đó ở khu vực nơng thơn