Thứ tự sinh và tỷsố giớitính khisinh của trẻ tại khu vực thành thị/nông thôn, giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay. (Trang 37 - 39)

được minh hoạ ở Hình 4 bên dưới đây:

Hình 4: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ tại khu vực thành thị/nông thôn, giai đoạn 2012-2016 2016

Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái

Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016

Ở nhà q (nơng thơn) khơng có con trai không được, không đẻ được con trai người ta bảo nhà mình là nhà vơ phúc đấy. Cái quan điểm phong kiến còn nặng nề, nhà chị cũng nặng nề, giờ anh trai chị mà khơng đẻ được con trai, thì gia đình chị sẽ cho anh ấy lấy vợ khác. Có con trai là có hạnh phúc, chứ về nhà mình khơng có con trai thấy rất nặng nề. Cịn thờ cúng cha mẹ giờ cũng thoáng rồi, đâu nhất thiết là con trai thờ cúng cha mẹ đâu, con gái cũng thờ cúng được, hoặc gửi “cha mẹ” lên chùa là được mà.

Kết quả từ hình trên cho thấy khu vực nơng thơn đã lựa chọn giới tính con ngay từ đứa đầu tiên, tỷ số này vẫn cao ở đứa thứ hai và áp lực về có con trai đã giảm từ đứa thứ ba trở đi. Có thể nói ở nơng thơn dưới sức ép của tư tưởng cổ truyền từ xa xưa về gia trưởng, về lễ giáo, khu vực này vốn xem như là trọng tâm của bất bình đẳng và định kiến giới. Thêm vào đó các cơng cụ và phương tiện lựa chọn giới tính thai nhi được lan truyền khá phổ biến cả trên kênh chính thức và phi chính thức. Việc tiếp cận những thơng tin này dù là nông thôn hay thành thị cũng khá dễ dàng. Dưới đây là một ví dụ về việc người dân tự mách nhau các phương pháp sinh con theo ý muốn:

Một ý kiến khác từ cán bộ dân số của Duy Tiên, Hà Nam cho rằng:

Ngược lại, ở khu vực đô thị ở lần sinh thứ nhất các hộ gia đình có vẻ như thoải mái trong lần sinh đầu tiên. Theo số liệu này thì khơng thấy sự lựa chọn giới tính trước sinh ở khu vực này. Nhưng đến đứa thứ hai tỷ số giới tính khi sinh đã cao hơn, cho thấy dấu hiệu của việc can thiệp lựa chọn giới tính. Đặc biệt đến đứa thứ 3 có vẻ như khu vực này rất quyết tâm để có thể có được con trai. Điều này dẫn tới tỷsố giới tính lên đến 143.8%, có nghĩa là số trẻ em nam dư gần 44% so với trẻ em gái.

Một điều đáng tiếc là số liệu q nhỏ và khơng có ý nghĩa về mặt thống kê để có thể chia dữ liệu này ra thành các vùng trong cả nước. Do vậy qua số liệu này kết luận có thể rút ra là có sự lựa chọn giới tính ở cả vùng nơng thơn và đô thị. Ở lần sinh thứ hai tỷ số giới tính khi sinh thể hiện sự can thiệp có chủ đích của con người ở cả hai vùng. Khu vực nơng thơn, việc lựa chọn giới tính diễn ra ngay từ lần sinh đầu, trong khi ở đô thị bắt đầu từ lần sinh thứ hai việc lựa chọn giới tính diễn ra một cách mạnh mẽ.

3.3.3. Tỷ số giới tính theo thứ tự sinh và dân tộc của chủ hộ

“Nhiều người đi cắt thuốc rồi, người ta chỉ chõ cắt thuốc đẻ con trai. Ở trong làng cũng có mấy trường hợp người ta cho mình địa chỉ số điện thoại…khi mình cần thì mình đi. Với lại khoa học phát triển, chưa có con trai cứ cạy cục tìm cách kiểu gì chả được. Nhiều cách sinh con trai lắm, thấy bọn nó bảo sách trên mạng đầy ra chứ khơng cổ hủ như ngày xưa nữa. Rồi cũng có người mách trên Hà Nội có trường hợp bắt mạch đẻ con trai, muốn sinh con nào cũng được, sinh con gái cũng có cách, con trai cũng có cách mà sinh con trai thì kiên trì là được thơi”

(Trích PVS, nữ giới tại Hải Dương, 2016)

Phương pháp chủ yếu là siêu âm trứng, uống thuốc nam, ăn uống, nạo phá thai có ít, trước có trường hợp siêu âm là con gái, thế mà 5-6 tháng rồi phải đẻ non vì biết con gái đấy.

Bên cạnh một số yếu tố địa lý, biến số văn hố xã hội cũng có thể sử dụng để dự báo lựa chọn giới tính khi sinh. Trong bộ dữ liệu này có chứa đầy đủ 56 dân tộc của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ có thể chia thành hai nhóm dân tộc: Kinh và khác Kinh do các dân tộc khác Kinh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 20% số quan sát của khảo sát (1523/5832 hộ gia đình). Cũng có thể vì tỷ lệ hộ gia đình dân tộc thiểu số nhỏ hơn nhiều so với quy mô mẫu tổng thể, do vậy, sự so sánh về dân tộc có thể cịn chưa có ý nghĩa thống kê.

Nhìn số liệu bên dưới có thể thấy rằng có sự MCBGT ở cả người Kinh và nhóm người dân tộc thiểu số, tỷ số này cao nhất ở lần sinh thứ hai. Nếu theo số liệu bên dưới, người Kinh bắt đầu lựa chọn giới tính ở lần sinh thứ hai, trong khi người dân tộc thiểu số đã lựa chọn giới tính ngay từ đứa đầu tiên. Đến lần sinh thứ ba tỷ số giới tính khi sinh đều giảm. Do đặc điểm người dân tộc thiểu số sinh nhiều con hơn người kinh, trong số liệu này họ sinh đến 9 người con trong khi người Kinh chỉ có 8 hộ sinh đến con thứ 5. Mục đích của người dân tộc thiểu số sinh thêm con có thể khơng vì lựa chọn giới tính, do vậy so sánh con thứ 3 trở lên của hai nhóm này có thể hơi khập khiễng và thiếu chính xác.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay. (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w