Hệ số hồi quy Ảnh hưởng cận biên Tỷ số z Mức ý nghĩa thống kê Giới tính các con trước 0,166*** -0,015*** 11,34 0,000 Thu nhập gia đình 0,999*** -0,001*** -89.08 0,000 Dân tộc chủ hộ 0,589*** -0,009*** -50.56 0,000
Số năm đi học của bố
0,887*** -0,027*** -143.62 0,000
Tuổi của bố 1,078*** 0,017*** 135.55 0,000
Nghề của bố 0,996*** -0,001*** -24.05 0,000
Tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2010- 2014 1,020*** 0,004*** 36.58 0,000 Thành thị/nông thôn 1,420*** 0,078*** 46.31 0,000 Số quan sát 532,386 532,386 Pseudo R2 0,087 0,087 (Mức ý nghĩa * p< 0.1, ** p< 0.05, *** p< 0.01)
Nguồn:Số liệu VHLSS 2016, tổng hợp từ mơ hình hồi quy Logistic
Với mơ hình thứ 3, mức ý nghĩa của các biến phụ thuộc ảnh hưởng đến xác xuất sinh con thứ 3 là rất cao. Với mơ hình này 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều đến xác xuất sinh con gái ở con thứ 3 trong hộ gia đình bao gồm: giới tính các con trước, số năm đi học của bố và khu vực sinh sống của gia đình. Số liệu của mơ hình chỉ ra rằng nếu gia đình chưa có con trai thì xác xuất con thứ 3 là gái sẽ giảm đi 1.5%. Bố học vấn càng cao thì xác xuất con thứ 3 là gái giảm đi 2.7%. Kết quả này giống với phân tích ở trên cho thấy nỗ lực của các cặp vợ chồng trong việc sinh thêm con thứ 3 là trai rất cao, đặc biệt nhóm bố mẹ có học vấn cao. Cuối cùng là khu vực sinh sống của hộ gia đình là nơng thơn xác xuất có con thứ 3 là gái sẽ tăng lên 8.7%. Ở vùng nông thôn, đặc biệt là dân tộc thiểu số có mức sinh cao hơn ở khu vực thành thị. Do vậy việc sinh thêm con thứ 3 hoặc thứ 3 trở lên không nhằm mục đích sinh bằng được con trai mà có thể do nhiều yếu tố như cần thêm lao động, ưa thích sự đơng con, hoặc gặp cản trở trong việc phòng tránh thai…
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1Kết luận
Dữ liệu VHLSS 2016 đã cung cấp những dữ liệu mới cho phép đánh giá hiện trạng của tỷ số giới tính khi sinh trong tương quan với thứ tự sinh và các yếu tố khác đi kèm liên quan đến đặc điểm của hộ dân cư và các thành viên trong hộ gia đình. Mặc dù số liệu cịn một vài hạn chế nhưng số liệu này cũng chỉ ra nhiều điểm tương đồng với các kết quả từ các bộ số liệu liên quan đến Điều tra dân số và nhà ở trước đó. Bên cạnh những điểm tương đồng, bộ số liệu này cũng chỉ ra được một số điểm mới khi xem xét khía cạnh về MCBGT và thứ tự sinh của các hộ gia đình.
Khi phân tích dữ liệu VHLSS giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa các biến nhân khẩu học, kinh tế và xã hội với MCBGT khi sinh ở những lần sinh khác nhau. Phân tích sâu hành vi sinh sản cho thấy mối tương tác phức tạp giữa thứ tự con và giới tính của con mà các cặp vợ chồng mong muốn. Đặc biệt phân tích này cho thấy nhu cầu có con trai là yếu tố đằng sau quyết định sinh thêm con hoặc lựa chọn giới tính con ngay từ lần sinh đầu tiên. Nhiều cặp vợ chồng điều chỉnh hành vi sinh sản của mình để đạt được mục tiêu sinh được ít nhất một con trai. Nếu như thế hệ trước nỗ lực sinh con trai được thể hiện mạnh mẽ bằng việc sinh thêm con, đến khi đạt được giới tính con như mong muốn. Đến ngày nay cơng nghệ lựa chọn giới tính trước sinh đã có mặt trên khắp cả nước. Sinh thêm con khơng cịn là cách thức duy nhất để có được con trai, mà các cặp vợ chồng có thể tránh sinh thêm con bằng can thiệp vào quá trình sinh sản, từ quá trình rụng trứng cho đến quá trình hình thành thai nhi. Nạo phá thai cũng là một trong những dịch vụ có mặt ở khắp mọi vùng miền từ nông thông cho đến thành thị. Biện pháp nạo phá thai chọn lọc giới tính cũng ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh trong các hộ dân cư. Vai trị của hệ gia đình, khó khăn về kinh tế, văn hố, áp lực xã hội cũng được chỉ ra ở nhiều nghiên cứu trước đó. Điều tra mức sống hộ dân cư 2016 góp phần lượng hố tâm lý ưa thích con trai và các quyết định hiện thực hố sự ưa thích này.
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu cụ thể bộ dữ liệu VHLSS 2016 nhằm đi tìm câu trả lời cho đề tài nghiên cứu “Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta hiện nay”, đề tài đã rút ra được một số kết luận sau:
Một là: Tỷ số giới tính ở lần sinh đầu tiên trong mức sinh tự nhiên, ở mức chấp nhận được là 105.5, điều này
cho thấy các cặp vợ chồng vẫn thoải mái ở lần sinh con thứ nhất, có vẻ như họ họ chưa có can thiệp lựa chọn giới tính con theo ý muốn. Lựa chọn giới tính xảy ra ở lần sinh thứ hai trở đi dưới sức ép về mức sinh giảm và mong muốn có ít nhất một con trai khiến tỷ số này tăng cao ở mức 113.3 trẻ em trai/100 trẻ em gái. Đến lần sinh thứ 3 áp lực sinh con trai vẫn lớn khiến tỉ số giới tính khi sinh của trẻ em ở giai đoạn này vẫn cao ở mức 110.2 trẻ em trai/100 trẻ em gái.
Hai là: Việc lựa chọn giới tính tập trung nhiều ở lần sinh thứ hai đặc biệt trong các gia đình chưa có con trai.
Bằng chứng là ở lần sinh thứ hai trong các gia đình đã có con trai, tỷ số này là 107.6 khá gần với mức sinh tự nhiên. Trái lại những gia đình chưa có con trai, tỷ số này gia tăng mạnh lên đến 119.6. Đến lần sinh thứ 3 những gia đình đã có ít nhất một con trai tỷ số giới tính giảm hẳn, trong khi những hộ đã có hai con gái vẫn cao ở mức 112.5
Ba là: Khơng có sự khác biệt nhiều về sự ưa thích con trai ở cả hai khu vực nơng thơn và thành thị ở lần sinh
thứ 2 (nông thôn là 110.9 và đô thị là 114.3). Khu vực nơng thơn đã lựa chọn giới tính con ngay từ đứa đầu tiên, tỷ số này vẫn cao ở đứa thứ hai và áp lực về có con trai đã giảm từ đứa thứ ba trở đi. Có thể nói ở nơng thơn dưới sức ép của tư tưởng cổ truyền từ xa xưa về gia trưởng, về lễ giáo, khu vực này vốn xem như là trọng tâm của bất bình đẳng và định kiến giới. Thêm vào đó các cơng cụ và phương tiện lựa chọn giới tính thai nhi được lan truyền khá phổ biến cả trên kênh chính thức và phi chính thức. Việc tiếp cận những thơng tin này dù là nông thôn hay thành thị cũng trở nên ngày một dễ dàng.
Ngược lại, ở khu vực đô thị ở lần sinh thứ nhất các hộ gia đình có vẻ như thoải mái trong lần sinh đầu tiên. Theo số liệu này thì khơng thấy sự lựa chọn giớitính trước sinh ở khu vực này. Nhưng đến đứa thứ hai tỷ số giới tính khi sinh đã cao hơn, cho thấy dấu hiệu của việc can thiệp lựa chọn giới tính. Đặc biệt đến đứa thứ 3 có vẻ như khu vực này rất quyết tâm để có thể có được con trai. Điều này dẫn tới tỷ số giới tính lên đến 143.8%, có nghĩa là số trẻ em nam dư gần 44% so với trẻ em gái ở khu vực này (143.8).
Bốn là: Cả người Kinh và người dân tộc thiểu số đều ưa thích con trai và có hành vi lựa chọn giới tính trước khi
sinh. Nhóm người dân tộc thiểu số có tình trạng MCBGTKS ngay từ lần sinh đầu tiên trong khi tỷ lệ này ở ngời Kinh là gần đúng với mức cân bằng giới tính tự nhiên (người khác Kinh là 143.8 và người Kinh là 107.7). Ở lần sinh thứ hai cả hai nhóm đều MCBGTKS nhưng nhóm người Kinh có TSGTKS cao hơn, có thể trong lần sinh đầu nhóm người này khơng đạt được mong muốn về giới tính của con, nên những áp lực của họ hầu như dồn vào lần thứ hai nhiều hơn (116 bé trai bên 100 bé gái). Đến lần thứ 3 áp lực của cả hai nhóm có vẻ đã giảm do vậy TSGTKS gần như quay về mức sinh cân bằng sinh học.
Năm là: Lựa chọn giới tính xảy ra ở các nhóm có mức thu nhập khác nhau, dù là hộ giàu hay hộ nghèo thì mức
độ yêu thích con trai là như nhau. Ở lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai hầu như khơng có sự khác biệt nhiều đáng kể trong các nhóm thu nhập. Tỷ số giới tính khi sinh ở lần sinh thứ nhất, nhóm thu nhập thấp cao hơn một chút (tỷ số này là 112.6 ở nhóm thu nhập thấp và 111.1 ở nhóm thu nhập cao). Nhưng càng ở những lần sinh sau nhóm thu nhập cao lại thể hiện sự quyết tâm rõ rệt trong việc có con trai. Ở lần sinh thứ hai nhóm thu nhập thấp và cao có tỷ số giới tính khi sinh khác hẳn nhau, lần lượt là 110.1 và 119.4. Đặc biệt ở lần sinh thứ ba nhóm thu nhập cao sử dụng mọi nỗ lực để tiếp cận việc sinh con theo ý muốn nên tỷ lệ ở nhóm này rất cao và có sự khác biệt rõ ràng khi so với nhóm cịn lại (tỷ số này ở nhóm thu nhập thấp chỉ là 92.4 nhưng nhóm thu nhập cao lên đến 136.1).
Sáu là: Mất cân bằng giới tính xảy ra trong tất cả các nhóm nghề nghiệp của bố nhất là ở đứa con thứ hai (112.7
ở nhóm làm phi nơng nghiệp và 130.4 ở nhóm nơng nghiệp). Những ơng bố làm trong lĩnh vực lao động giản đơn nơng lâm nghiệplà nhóm người có con trai nhiều hơn nhóm người lao động khác, xu hướng lựa chọn giới tính của nhóm này cũng thể hiện khá rõ. Họ lựa chọn giới tính cho con ngay từ đứa thứ nhất (134.4 trẻ em trai/100 trẻ em gái), trong khi nhóm cịn lại chỉ lựa chọn giới tính từ đứa thứ hai. Điều này có thể giải thích là, nhóm nghề lao động giản đơn là thuộc lĩnh vực nơng nghiệp những người sống ở nông thôn, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống, gia trưởng áp lực sinh con trai khá sớm.
Bảy là: Bố mẹ có trình độ học vấn khác nhau nhưng mức độ yêu thích con trai là như nhau. Nếu nhìn ở lần sinh
đầu tiên, có vẻ như trình độ học vấn cao giúp bố mẹ thốt khỏi những quan niệm gia trưởng và những áp lực xã hội có liên quan. Tuy nhiên giả thiết này có vẻ khơng hợp lý nếu xem xét các lần sinh sau ở những bố mẹ có trình độ học vấn cao hơn, tỷ lệ sinh con trai ở những lần sinh sau cao hơn lần sinh trước và tỷ số giới tính từ lần sinh thứ hai của nhóm này cao hơn so với nhóm bố mẹ có trình độ học vấn thấp hơn. Điều này cho thấy sự quyết tâm ở họ bằng mọi cách để sinh được con trai.
Như trên đã lý giải điều này trình độ học vấn là biến số trung gian cho tình trạng kinh tế xã hội... Điều này không phù hợp với một số giả thiết rằng những người có học vấn cao hơn họ thốt khỏi tư tưởng gia trưởng và những áp lực xã hội liên quan ở trong nghiên cứu này. Ngun nhân đó là do, càng ở trình độ học vấn cao việc tiếp cận với cơng nghệ lựa chọn giới tính dễ dàng hơn. Thêm vào đó những người này tập trung ở khu đơ thị nơi mà những dịch vụ về sức khoẻ sinh sản phát triển hơn hẳn vùng nông thôn.
Tám là: Như vậy dù là xem xét đến thu nhập của bố hay thu nhập của mẹ thì số liệu đều có điểm chung là lựa
chọn giới tính trước sinh. Tỷ số giới tính ở những bố/mẹ có thu nhập khơng ổn định cao hơn bố/mẹ có thu nhập ổn định theo tháng (tỷ số này lần lượt là là 156.3 và 106.7) ở lần sinh thứ nhất. Nói như vậy khơng có nghĩa là nhóm có thu nhập
ổn định hơn khơng lựa chọn giới tính mà họ lựa chọn sau khi sinh đứa thứ nhất. Thay vì nhóm kia lựa chọn ngay từ đứa con đầu, nhóm bố mẹ có thu nhập cao hơn lựa chọn giới tính tính từ đứa con thứ hai.
Tóm lại đề tài đã trả lời được những câu hỏi liên quan đến bốn giả thuyết ban đầu được đưa ra.
1. Điều kiện kinh tế khơng phải là ngun nhân chính ảnh hưởng tới hiện tượng MCBGTKS, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nhưng vẫn có những nỗ lực ngang nhau trong việc tìm kiếm con trai nếu họ chỉ có con gái.
2. Trình độ học vấn cao khơng làm giảm thiểu MCBGTKS, các hộ gia đình có vợ/chồng có trình độ học vấn cao vẫn nỗ lực tìm kiếm con trai nếu họ chỉ có con gái.
3. Những gia đình đã có từ một con trai trở lên ít quan tâm tới giới tính khi sinh ở lần tiếp theo hơn những gia đình chưa có con trai.
4. Tỷ trọng trẻ em trai được sinh ra ở lần thứ nhất là bình thường và tăng lên nhanh chóng ở các lần sinh sau: các vợ chồng có con gái có xu hướng sinh thêm con và tỷ trọng trẻ em trai được sinh ra cũng tăng lên ở những lần sinh này.
3.2Khuyến nghị
Về phía nhà nước
Các cơ quan ban ngành nhà nước cần nâng cao chất lượng, tính thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan tới giảm thiểu MBCGTKS, đặc biệt là việc xử lí vi phạm các quy định về thơng báo giới tính thai nhi của các cơ sở y tế. Để triển khai một cách có hiệu quả việc xử lý vi phạm về thơng báo giới tính thai nhi, địi hỏi xây dựng một chương trình/hành động can thiệp tồn diện từ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên và cán bộ ở các cơ sở chứ không chỉ áp dụng các biện pháp chế tài.
Duy trì và tăng cường các kênh truyền thơng đại chúng như báo, đài phát thanh và truyền hình. Đây vẫn là kênh tiếp cận thơng tin phổ biến nhất và có mứcđộ bao phủ rộng nhất tới nhiều nhóm cộng đồng khác nhau. Do đó cần tiếp tục chú trọng phát triển các chương trình truyền thơng trên các kênh thơng tin này. Với xu hướng sử dụng Internet và các mạng xã hội online phát triển như hiện nay, cần xây dựng kế hoạch truyền thông trên các kênh này để tiếp cận hiệu quả hơn tới các đối tượng trẻ và giới văn phịng.
Để giải quyết được vấn đề MCBGTKS thì cần phải giải quyết nhiều các vấn đề khác có liên quan như về bình đẳng giới, bạo lực giới và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của ngành y tế. Do đó cần có sự liên kết và phối hợp khơng chỉ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan mà còn đòi hỏi sự nhất quán và xuyên suốt trong các chương trình và chính sách ban hành. Nói cách khác trong mọi các chủ trương và chính sách liên quan đến phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cần có sự quan tâm và lồng ghép các chỉ số về nhạy cảm giới và bình đẳng giới.
Các cơ quan ban ngành của Nhà nước có liên quan cần áp dụng, học hỏi những can thiệp từ một số chương trình của các tổ chức Quốc tế đã triển khai can thiệp về Giảm thiểu MCBGTKS như Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA). Những điểm cần học hỏi ở các tổ chức này bao gồm: tài liệu đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông dân số, các tài liệu truyền thơng. Nhà nước cần có chính sách nhân rộng những mơ hình can thiệp tích cực ở cấp quốc gia đặc biệt ở những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.
Chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã)
Tăng cường và duy trì các hoạt động truyền thơng thay đổi thái độ, hành vi vai trò đầu tàu tham gia các hoạt động này ở cấp địa phương. Vận động các đồn thể chính trị xã hội tích cực tham gia vào hoạt động này, vai trò đầu tàu
nên là Hội Phụ nữ và Hội Nơng dân. Việc ưa thích con trai đã có nguyên nhân từ nghìn đời, nhận thức này ăn sâu vào nhiều thế hệ. Việc thay đổi nhận thức cần cả một q trình, địi hỏi truyền thơng phải kiên trì, bền bỉ như kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Qua đó sẽ tác động đến một bộ phận người dân và lan ra cả cộng đồng. Việt Nam là nước rất thành cơng trong chính sách dân số. Thay đổi nhận thức của người dân từđẻ nhiều con sang “mỗi gia đình chỉ có 1-2 con” hay cũng thay đổi nhận thức “trời sinh voi, trời sinh cỏ” ở những năm trước đây.