Nguồn: UNFPA 2016, MCBGTKS xu hướng và sự khác biệt
Theo số liệu trên, cho thấy TSGTKS tăng đáng kể theo bậc thang xã hội, nhóm người giàu và giàu nhất trong xã hội là nhóm người có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất, tỷ lệ này gần 113.
Đối với bộ số liệu VHLSS, nghiên cứu này sử dụng biến số thu nhập trung bình của hộ gia đình theo tháng để chia thành 2 nhóm, dựa trên mức thu nhập. Đề tài này tạm chia là nhóm có thu nhập thấp và nhóm có thu nhập cao. Mỗi nhóm các quan sát rơi vào khoảng hơn 3000-4000 hộ gia đình. Có một điều đáng lưu ý mức thu nhập của hộ trong năm 2016 (trước 12 tháng tại thời điểm khảo sát). Đề tài giả thiết rằng mức thu nhập trong khoảng thời gian từ 2012-2016 của các hộ gia đình là như nhau. Kết quả phân tích về biến số này chỉ ra như Hình bên dưới đây:
Hình 7: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ với thu nhập của hộ gia đình
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Theo số liệu trên cho thấy sự lựa chọn giới tính xảy ra ở cả những nhóm có thu nhập khác nhau. Ở lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai hầu như khơng có sự khác biệt nhiều đáng kể trong các nhóm thu nhập. Tỷ số giới tính khi sinh ở lần sinh thứ nhất, nhóm thu nhập thấp cao hơn một chút nhưng ở lần thứ hai nhóm thu nhập cao lại cao hơn rõ rệt. Đặc biệt ở lần sinh thứ ba nhóm thu nhập cao sử dụng mọi nỗ lực để tiếp cận việc sinh con theo ý muốn nên tỷ lệ ở nhóm này rất cao và có sự khác biệt rõ ràng khi so với nhóm cịn lại.
“Trước đây, những người thích con trai rơi vào những người dân trí thấp, nghèo, đó là khoảng từ năm 2008 trở về trước. Nhưng giai đoạn này sinh thứ ba rơi vào những gia đình khá giả, Đảng viên , cán bộ công nhân viên chức chứ đâu chỉ nơng dân.
Thực ra lý do phổ biến thích con trai là vì con trai nối dõi tơng đường, con trai sẽ ni nấng, gánh vác việc gia đình khi bố mẹ già, con gái phải đi lấy chồng, chăm sóc gia đình chồng nên ai cũng mong muốn có con trai để nương tựa khi tuổi già.”
(Trích pvs, cán bộ dân số cấp huyện, Duy Tiên, Hà Nam)
Như vậy nỗ lực sinh con trai trong các gia đình có mức sống khác nhau là như nhau khi xem xét bộ số liệu này. Chỉ đến con thứ 3 những hộ có thu nhập cao hơn thể hiện quyết tâm lớn hơn trong việc sinh được con trai. Bằng chứng là tỷ lệ ở lần sinh này cao hơn 40% so với nhóm thu nhập thấp hơn.
3.3.5. Tỷ số giới tính theo thứ tự sinh và nghề nghiệp của bố
Bên cạnh các yếu tố đặc điểm chung của hộ, nghiên cứu xem xét đến các yếu tố cá nhân của bố hoặc mẹ để xem xét các yếu tố cá nhân này ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định lựa chọn giới tính ở các lần sinh con của họ. Ở biến số này có thể dự đoán kết quả rằng, ở khu vực dân số làm nơng nghiệp tư tưởng ưa thích con trai nặng nề hơn. Tuy vậy ở khu vực khác mức sinh có thể thấp hơn và khả năng tiếp cận dễ dàng với cơng nghệ lựa chọn giới tính, tất cả những đặc điểm này dường như là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh trẻ em trai.
Trong bộ số liệu này, đề tài lựa chọn nghề nghiệp của bố để xem xét tương quan với giới tính của con trong các lần sinh khác nhau. Để thực hiện điều này, đề tài đã nhóm một số nghề lại với nhau thành 2 nhóm chính. Nhóm nghề 1: nhóm lao động cịn lại gồm có nhóm các nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị; các nhà chuyên môn bậc cao và bậc trung; lực lượng quân đội; nhân viên văn phòng; nhân viên dịch vụ bán hàng; lao động có kỹ năng trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng nghiệp và thuỷ sản, thợ thủ cơng; thợ lắp ráp máy móc thiết bị. Nhóm nghề 2: nhóm lao động giản đơn gồm các nghề gồm các lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản, người quét dọn, lao công trên đường phố, lao động đường phố có liên quan đến bán hàng. Việc phân chia như thế này chưa thực sự có ý nghĩa trong so sánh khi gộp nhóm các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính Phủ và lãnh đạo các tập lớn vào chung nhóm phi nơng nghiệp. Tuy nhiên nếu tách riêng nhóm này thì số quan sát q nhỏ khơng đủ ý nghĩa thống kê để có thể so sánh với các nhóm khác trong dữ liệu. Kết quả phân tích tương quan hai nhóm nghề với tỷ số giới tính khi sinh được chỉ ra tại Hình dưới đây:
Hình 8: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ và nghề nghiệp của bố, giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016
Trong tương quan nhóm nghề nghiệp của bố với giới tính khi sinh của con cho thấy rằng mặc dù việc MCBGTKS xảy ra ở cả hai nhóm nghề nhất là với đứa con thứ hai.Tuy vậy đồ thị trên cho thấy rõ ràng nhóm nghề thứ hai là nhóm những người lao động giản đơn trong lĩnh vực nơng nghiệp là chính, đây là nhóm người có con trai nhiều
hơn nhóm người lao động khác, xu hướng lựa chọn giới tính của nhóm này cũng thể hiện khá rõ. Họ lựa chọn giới tính cho con ngay từ đứa thứ nhất, trong khi nhóm cịn lại chỉ lựa chọn giới tính từ đứa thứ hai. Điều này có thể giải thích là, nhóm nghề lao động giản đơn là thuộc lĩnh vực nông nghiệp là nhiều họ chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống, gia trưởng do đó tỷ số giới tính ở lần sinh thứ nhất của nhóm này cao hơn 34% so với nhóm cịn lại. Lần thứ hai tuy giảm nhưng tỷ số này vẫn cao, đến lần sinh thứ ba áp lực này giảm đi.
Thêm vào đó nghiên cứu này nhấn mạnh rằng ở các dân tộc ít người, lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp sinh con thứ 3 trở lên cao hơn, việc sinh nhiều con trong nhóm người này khơng hẳn là mục đích lựa chọn giới tính, do vậy tỷ số giới tính chung của con thứ ba trở lên thường thấp hơn các lần sinh trước đó.
3.3.6. Tỷ số giới tính theo thứ tự sinh và trình độ học vấn của bố/mẹ
Trình độ học vấn thường là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi nhân khẩu học của gia đình. Trong bộ dữ liệu này, đề tài xem xét trình độ giáo dục của bố để thấy mối quan hệ giữa biến số giáo dục và lựa chọn giới tính. Cũng trong bộ dữ liệu này đề tài nhóm biến số “Bằng cấp cao nhất giáo dục phổ thông” của bố được dự kiến chia thành 3 nhóm: nhóm “tiểu học” gồm cả những người chưa học hết bậc tiểu học; nhóm“trung học” gồm những ơng bố đã học hết bậc THCS hoặc THPT; nhóm “từ cao đẳng trở lên” bao gồm những ơng bố học ít nhất là bậc cao đẳng hoặc cao hơn nữa như là đại học và sau đại học. Tuy nhiên sau khi xem xét dữ liệu trình độ học vấn của ơng bố từ cao đẳng trở lên rất ít quan sát để có thể chia nhỏ hơn nữa theo dữ liệu thứ tự con. Do vậy biến số nhóm bằng cấp của bố chỉ được chia thành hai nhóm: nhóm bố có trình độ học vấn từ khơng đi học cho đến hết THCS và nhóm cịn lại là nhóm bố học từ THPT đến sau đại học. Tuy vậy số quan sát của nhóm hai chỉ bằng ¼ số quan sát của nhóm cịn lại.
Hình 9: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn của bố, giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Số liệu trên cũng cho thấy trình độ học vấn khơng liên quan nhiều đến việc lựa chọn giới tính khi sinh trong cộng đồng. Cho dù là các ông bố chưa học hết tiểu học hay đã học hết đại học thì việc lựa chọn giới tính vẫn diễn ra, có chăng là khác nhau ở sự lựa chọn giới tính ở lần sinh khác nhau. Kết quả về trình độ học vấn này tương đối nhất quán với các kết quả khác trong bộ dữ liệu này. Những người có trình độ học vấn thấp, lao động trong nhóm nghề giản đơn, là người nơng thơn là những nhóm người bị áp lực về việc sinh con trai và có sự lựa chọn sớm hơn, bằng chứng là trong những nhóm này con đầu tiên của họ có tỷ số giới tính khi sinh cao hơn những nhóm được so sánh với nó. Nhóm những người này có đặc điểm là lựa chọn giới tính ngay từ lần đầu tiên, đến lần sinh thứ 2 vẫn nỗ lực có con trai, tỷ số này chỉ giảm khi đến đứa thứ ba trở đi. Thêm vào đó nhóm này mức sinh cao hơn nên càng về sau tỷ số giới tinh khi sinh giảm dần.
Với cách làm tương tự như biến số trình độ học vấn của bố, đề tài xây dựng một biến số trình độ học vấn tương tự cho mẹ. Kết quả tương quan giữa thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn của mẹ khá tương thích với tương quan với trình độ học vấn của bố.
Hình 10: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn của mẹ, giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016
Giống như những ơng bố, những bà mẹ có trình độ thấp hơn quan tâm đến giới tính của con ngay từ lần đầu tiên. Trong khi những bà mẹ có trình độ học vấn cao thường bắt đầu lựa chọn của con từ lần sinh thứ 2 trở lên.
Xét thêm một khía cạnh nữa về học vấn, đề tài nghiên cứu chia số năm đi học của mẹ thành 3 nhóm nhằm giảm dao động ngẫu nhiên do kích thước mẫu. Kết quả này chỉ ra ở Hình bên dưới
Hình 11: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo số năm đi học của mẹ, giai đoạn 2012-2016
Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016
Kết quả này một lần nữa lại cho thấy những bà mẹ có số năm đi học ít hơn thì lần sinh đầu tiên có tỷ lệ sinh con trai cao hơn hẳn nhóm bà mẹ học cao hơn. Kết quả này được đảo chiều từ lần sinh thứ hai, các bà mẹ học cao hơn có tỷ lệ sinh con trai cao hơn ở lần này. Như trên đã lý giải điều này trình độ học vấn là biến số trung gian cho tình trạng kinh tế xã hội. Nếu nhìn ở lần sinh đầu tiên, có vẻ như trình độ học vấn cao giúp phụ nữ thoát khỏi những quan niệm gia trưởng và những áp lực xãhội có liên quan. Tuy nhiên giả thiết này có vẻ khơng hợp lý nếu xem xét các lần sinh sau ở những người phụ nữ có trình độ chọ vấn cao hơn, tỷ lệ sinh con trai ở những lần sinh sau cao hơn lần sinh trước cho thấy sự quyết tâm ở họ bằng mọi cách để sinh được con trai.
Như vậy, nhóm bố mẹ có trình độ học vấn cao hơn, lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, sống ở đô thị lại có xu hướng lựa chọn giới tính ở những lần sinh thứ hai trở đi thay vì ngay từ lần sinh đầu như nhóm trên. Điều này khơng phù hợp với giả thiết rằng những người có học vấn cao hơn họ thoát khỏi tư tưởng gia trưởng và những áp lực xã hội liên quan. Ngun nhân đó là do, càng ở trình độ học vấn cao việc tiếp cận với cơng nghệ lựa chọn giới tính dễ dàng hơn. Thêm vào đó những người này tập trung ở khu đơ thị nơi mà những dịch vụ về sức khoẻ sinh sản phát triển hơn hẳn vùng nông thôn.
3.3.7. Tỷ số giới tính theo thứ tự sinh và thu nhập của bố/mẹ
Một trong những hạn chế của bộ dữ liệu VHLSS là cung cấp lượng thông tin rất lớn về các đặc trưng của hộ gia đình, mức chi tiêu và khả năng tiếp cận dịch vụ song một bất cập của VHLSS là bộ số liệu này khơng thể hiện chính xác về tình hình di cư khơng chính thức. Bất cập này có thể khơng cho phép đánh giá xem những người di cư khơng đăng ký có phải là nhóm người thiệt thịi trong tiếp cận các dịch vụ xã hội. Đồng thời, đơn vị phân tích trong điều tra mức sống hộ gia đình là là các “hộ giađình”. Do đó, bộ số liệu khơng thể hiện tốt được thu nhập của từng thành viên trong hộ.
Đối với biến số thu nhập của bố trong dữ liệu này, đề tài cố gắng khai thác thơng tin từ nguồn thu chính thức và nguồn thu chiếm nhiều thời gian nhất (nguồn chính) và nguồn thu thứ hai của người bố. Đơn vị tính của nguồn thu đối với thành viên trong gia đình là 30 ngày qua. Do vậy dữ liệu khơng tính được những người có thu nhập nhưng khơng có
thu nhập ổn định hàng thàng. Do vậy biến số này được chia làm 2 nhóm: nhóm khơng có thu nhập ổn định; nhóm có thu nhập trong 30 ngày. Với sự phân chia này hai nhóm có số quan sát là tương đương nhau (3000 hộ).
Tương tự như biến số liên quan đến thu nhập của hộ gia đình, đề tài này giả sử thu nhập của bố/mẹ trong giai đoạn 2012-2016 là như sau, để có thể tìm ra mối tương quan giữa thu nhập với tỷ số giới tính khi sinh của con. Kết quả được minh hoạ như Hình bên dưới đây:
Hình 12: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo thu nhập của bố, giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016
Theo số liệu trên, một lần nữa khẳng định nhóm có thu nhập thấp hơn, làm trong lĩnh vực nơng nghiệp là nhóm có sống tại khu vực nơng thơn… là nhóm dân chịu ảnh hưởng tư tưởng ưa thích con trai nặng nề hơn. Thể hiện ở tỷ số giới tính con trong lần sinh đầu tiên, tỷ số này cao hơn 50% so với nhóm cịn lại. Tuy vậy ở lần sinh thứ 2 trở đi, số liệu này không cho thấy xu hướng rõ rệt trong việc ưa thích con trai ở cả hai nhóm. Nhóm khơng có thu nhập ổn định có tỷ số giới tính khi sinh giảm mạnh ở lần sinh thứ 2 nhưng lại tăng mạnh ở lần sinh tiếp theo. Ngược lại nhóm có thu nhập ổn định, tỷ số này tăng mạnh ở lần sinh thứ 2 xong giảm ở lần thứ 3.
Nhìn chung xem xét số liệu ở thu nhập của bố chỉ có thể đưa ra kết luận ở cả hai nhóm đều có sự lựa chọn giới tính khi sinh. Xu hướng lựa chọn giới tính ở các lần sinh khác nhau là chưa rõ ràng.
Với kết quả này nghiên cứu tiến hành tìm hiểu/ xem xét thêm mối liên hệ giữa thu nhập của mẹ và tỷ số giới tinh của con ở các lần sinh khác nhau. Cách làm với biến số này tương tự như với biến số “Nhóm thu nhập của bố”. Nghĩa là biến số thu nhập của mẹ cũng được chia làm hai nhóm: nhóm những bà mẹ khơng có thu nhập ổn định hàng tháng và nhóm những bà mẹ có thu nhập ổn định hàng tháng. Đề tài cũng giả sử thu nhập của các bà mẹ trong giai đoạn 2012-2016 là như nhau. Kết quả chạy tương quan với nhóm thu nhập của mẹ có vẻ nhìn được xu hướng rõ ràng hơn về vấn đề này (Hình 13).
Hình 13: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo thu nhập của mẹ, giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái
Nguồn: Số liệu VHLSS năm 2016
Nhìn vào đồ thị trên, kết quả nghiên cứu cho thấy những bà mẹ có khơng có thu nhập ổn định theo tháng lựa chọn giới tính khi sinh nhiều hơn nhóm những bà mẹ cịn lại. Nhóm những bà mẹ có thu nhập ổn định theo tháng dường như chỉ lựa chọn giới tính từ đứa con thứ hai, quyết tâm của họ ở lần sinh thứ hai này có vẻ nhưrất cao. Tỷ số giới tính ở lần sinh thứ hai trong nhóm này cao hơn lần sinh đầu và cao hơn cả nhóm cịn lại ở lần sinh thứ hai.
Như vậy dù là xem xét đến thu nhập của bố hay thu nhập của mẹ thì số liệu đều có điểm chung là lựa chọn giới