4.3.1.3 .Cắt nhumô gan
4.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN
4.4.3.1. Tỉ lệ tử vong và thời gian sống thêm
Tỉ lệ BN tử vong tính đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 33,3%. Thời gian sống thêm trung bình sau mổ tính theo phương pháp Kaplan – Meier là 33,1±1,7 tháng, với tỉ lệ sống thêm 45 tháng sau mổ là ~50% (Biểu đồ 3.6).
Các kết quả khả quan trên chứng minh, đối với UBTG, phẫu thuật cắt bỏ khối u vẫn là biện pháp điều trị quan trọng và hiệu quả nhất.
Kết quả trong nghiên cứu này cũng cao hơn hẳn so với các nghiên cứu đã công bố ở Việt Nam trước đây. Theo Bùi Thị Thanh Hà và cộng sự (1998), phần lớn BN UBTG tử vong trong vòng 6 tháng kể từ khi phát hiện triệu chứng . Theo NC của Trịnh Hồng Sơn (2001) thời gian sống thêm sau mổ của BN UBTG là 8 tháng, tỉ lệ sống thêm sau 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng lần lượt là 25%, 9,4% và 2% .Theo Văn Tần và cộng sự (2008), thời gian sống thêm trung bình sau mổ của của BN UBTG là 10 tháng và với các BN không mổ là 5 tháng . Gần đây trong NC của Nguyễn Quang Nghĩa (2012) cho thấy
kết quả khả quan hơn nhiều so với các tác giả nói trên với thời gian sống thêm trung bình là 28,67 tháng, tỉ lệ sống thêm sau 36 tháng là 61,06% .
Tại châu Âu, NC của Jaeck tổng kết trên 1.467 trường hợp UBTG trên toàn châu Âu từ 1990 đến 2002 cho biết, tỉ lệ sống sau 3 năm và 5 năm là 39% và 26% . Tại Hồng Kông, tỉ lệ sống sau 5 năm trong NC của Poon (2004) là 50% . Tại Nhật Bản, nghiên cứu của Fukuda và cộng sự (2007) cho biết tỉ lệ sống sau 3 năm và 5 năm lần lượt là 76% và 53% . Tại Trung Quốc, theo Wang và cộng sự (2010) tỉ lệ sống sau 1 năm, 3 năm và 5 năm lần lượt là 72,2%, 53,5% và 43,3% . Như vậy hiệu quả của cắt gan điều trị UBTG trong kéo dài thời gian sống của BN trong NC của chúng tôi là khá tương đồng với kết quả của các nước trong khu vực.