4.3.1.3 .Cắt nhumô gan
4.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT GAN
4.4.2.1. Biến chứng và tử vong
Khơng có BN nào tử vong trong vịng 30 ngày sau mổ hay 3 tháng sau mổ.
22 BN có biến chứng sau mổ, chiếm tỉ lệ 23,2%. Trong đó biến chứng hay gặp nhất là tràn dịch màng phổi, gặp trong 13/22 BN. Khơng có BN nào bị suy gan sau mổ (Bảng 3.20), các tỉ lệ này là tương đương với một số NC khác trên thế giới (Bảng 4.1).
Các biến chứng liên quan tới phẫu thuật khác bao gồm: rò mật (3BN), chảy máu vết mổ (1 BN) và tồn tại ổ đọng dịch sau mổ (2 BN).
Phẫu thuật cắt gan ln có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao so với các phẫu thuật của đường tiêu hóa. Theo phân tích gộp của Foster và Berman (1977), tỉ lệ tử vong sau mổ cắt gan là 13%, sau cắt gan lớn là 20%, trong đó nguyên nhân tử vong do chảy máu là 20%. (trích dẫn theo ). Tổng kết của Jarnagin (2002) tiến hành trên 1803 BN được cắt gan từ 1991 đến 2001, đến giai đoạn 2001 tỉ lệ tử vong sau cắt gan là 3,1% sau cắt gan lớn nói riêng . Tuy nhiên trong NC của Mayo và cộng sự (2011) dựa trên cơ sở dữ liệu SEER gồm 2597 BN được phẫu thuật cắt gan trong giai đoạn 1991-2006 cho thấy tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau mổ là 5,7%, và tỉ lệ này tăng lên tới 8,3% và 10,1% tại các thời điểm sau mổ 60 ngày và 90 ngày.
Suy gan là biến chứng sau mổ quan trọng nhất của phẫu thuật cắt gan. Tỉ lệ suy gan sau mổ dao động từ 1,2-32% tùy tác giả, trong những NC gần đây, tỉ lệ này vào khoảng 8% . NC của Trịnh Hồng Sơn (2001) tổng kết 124 trường hợp UBTG được điều trị cắt gan giai đoạn 1992-1996 cho thấy tỉ lệ tử vong sau mổ cắt gan là 11,3% trong đó ngun nhân chính của tử vong là suy gan sau mổ . Biểu hiện của suy gan sau mổ bao gồm: vàng da, dịch cổ chướng nhiều, rối loạn đông máu và hôn mê gan . Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ tiêu chuẩn “50-50” của Belghiti (2005) để chẩn đoán suy gan sau mổ: %prothrombin <50% và nồng độ bilirubin >50µmol/l vào ngày thứ năm sau mổ. Dự phòng suy gan sau mổ là một vấn đề quan trọng trong phẫu thuật cắt gan, đặc biệt là cắt gan lớn. Nguy cơ suy gan sau mổ cần được tiên lượng trước khi thực hiện phẫu thuật, chống chỉ định phẫu thuật với các trường hợp nguy cơ suy gan sau mổ cao. Theo dõi phát hiện sớm các dấu hiệu của suy gan sau mổ cũng vơ cùng quan trọng để điều trị có hiệu quả.
Rò mật cũng là một biến chứng nặng của phẫu thuật cắt gan, tỉ lệ của biến chứng này vào khoảng 4-8% . Những BN có biến chứng này có nguy cơ cao bị suy gan (35,7%) cũng như tử vong sau mổ (39,3%). Mặc dù có thể điều trị hiệu quả bằng các phương pháp can thiệp tối thiểu như đặt dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật nội soi, song đối với những BN phải mổ lại nguy cơ tử vong là rất cao có thể lên tới 77,8% . Trong nghiên cứu của chúng tơi có 3 BN bị rị mật sau mổ, tồn bộ đều được điều trị bằng đặt dẫn lưu qua da, không BN nào phải sử dụng các phương pháp điều trị phẫu thuật. Thống kê cho thấy biến chứng hay gặp nhất trong cắt gan trái, cắt gan trung tâm và cắt gan lớn là yếu tố nguy cơ độc lập gây rò mật. Việc thực hiện các test kiểm tra rò mật trong mổ khơng thể loại trừ hồn tồn nguy cơ rị mật sau mổ do các nhánh đường mật nhỏ ở hạ phân thùy bị tổn thương có thể gây chảy mật mà khơng cần thơng thương tới các nhánh chính .
Tràn dịch màng phổi là biến chứng thường gặp sau cắt gan. Cơ chế của hiện tượng này là q trình giải phóng gan và phẫu tích các dây chằng trong cắt gan gây ảnh hưởng đến tuần hoàn bạch huyết khu vực này. Biến chứng này gặp nhiều hơn trong cắt gan phải là do để di động gan phải, PTV phải phẫu tích rộng hơn so với giải phóng gan trái. Một cơ chế nữa là thời gian kẹp mạch máu kéo dài gây ra rối loạn chức năng gan sau mổ, phù tế bào gan, do đó ảnh hưởng tới tuần hoàn bạch huyết và gây ra tràn dịch màng phổi. Rút ngắn thời gian kẹp mạch máu có thể làm giảm tỉ lệ biến chứng này.
4.4.2.2. Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện trung bình sau mổ trong NC này là 11,2 ± 6.2 ngày, ngắn nhất là 6 ngày, dài nhất là 40 ngày. Trong NC của Lê Lộc (2010) thời gian nằm viện trung bình là 13,7 ngày, ngắn nhất 8 ngày, dài nhất 25 ngày .