CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.5 Ảnh hưởng và lý do của việc thực hiện đa dạng hóa
2.1.5.1 Ảnh hưởng của việc thực hiện đa dạng hóa
Một số mối quan tâm đã được đặt ra về q trình đa dạng hóa thu nhập và thương mại hóa ở vùng nơng thơn ở các nước đang phát triển (Pingali và Rosegrant, 1995). Đầu tiên, một bài viết bình luận rằng chuyển đổi từ sản xuất lương thực sang thương mại hóa nơng sản có thể ảnh hưởng bất lợi đến an ninh lương thực và dinh dưỡng. Mặt khác, thương mại hóa kết hợp với các chính sách khơng phù hợp có thể dẫn đến tác động xấu đến các hộ gia đình nghèo.
Một số ý kiến khác cho rằng đa dạng hóa thành hàng hóa có giá trị cao có thể làm tăng sự bất bình đẳng về thu nhập và tạo ra sự đối lập trong xã hội. Henin (2002) đã thể hiện mối quan tâm tương tự như trong trường hợp của Việt Nam. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thu nhập ở nông thôn từ hoạt động phi nông nghiệp tương quan thuận với tổng thu nhập của hộ gia đình, ngụ ý là các hoạt động phi nông nghiệp làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng thu nhập ở các khu vực nông thôn (Reardon, 1997).
Vấn đề thứ ba đáng quan tâm là tác động môi trường của sản xuất nông nghiệp thương mại. Trong một số trường hợp, việc mở rộng nhanh chóng của loại cây trồng thương mại đã dẫn đến nạn phá rừng và tập quán sản xuất khơng bền vững khác. Việc sử dụng các hóa chất đầu vào có tác động xấu đến sức khỏe người nông dân và năng suất hoặc làm ô nhiễm nước ngầm của địa phương.
2.1.5.2 Lý do cho việc thực hiện đa dạng hóa
Việc chun mơn hóa mang lại một số lợi ích nhất định, tuy nhiên nhiều nông hộ ở những nước đang phát triển lại áp dụng phương thức đa dạng hóa các hoạt động đem lại thu nhập. Dưới đây là những lý do giải thích cho thực trạng này.
Thứ nhất, nguồn thu nhập đa dạng hóa có thể là một chiến lược nhằm giảm rủi ro (Ellis, 2000). Nếu nguồn thu nhập biến động bất thường từ năm này sang năm khác do thời tiết hay các yếu tố khác và mức độ biến động của thu nhập không tỷ lệ thuận với các nguồn thu nhập thì hộ có nhiều nguồn thu nhập sẽ ít biến động trong thu nhập hơn so với hộ chun mơn hóa. Quản lý rủi ro có thể giúp lý giải cho việc đa dạng hóa cây trồng vì một số cây trồng có thể chống chịu thời tiết, bệnh dịch,… hơn một số cây trồng khác. Thêm vào đó, quản lý rủi ro giúp giải thích cho việc đa dạng hóa từ trồng trọt sang ngành nghề phi nông nghiệp như làm công hay kinh doanh phi nơng nghiệp. Khi đa dạng hóa được thúc đẩy bởi quản lý rủi ro thì nhìn chung hộ phải hy sinh về giác độ thu nhập bình quân. Do vậy, chúng ta hy vọng đa dạng hóa xuất hiện khi các nguồn thu nhập biến động mạnh và khi các hộ và nông dân nghèo trong nông thôn làm nông nghiệp dựa vào nước mưa ở các vùng có tiềm năng thấp có xu hướng tạo ra nhiều nguồn thu nhập hơn những hộ ở vùng có tiềm năng sinh thái cao.
Thứ hai, đa dạng hóa có thể tạo ra những tác động phụ tích cực giữa các hoạt động khác nhau do vậy tổng thu nhập từ việc kết hợp hai hoạt động sẽ lớn hơn nếu hộ chỉ chun mơn hóa vào một hoạt động (Walker và Ryan, 1990). Ví dụ như chăn ni có thể cung cấp sức kéo và phân bón do vậy làm tăng năng suất cây trồng. Trồng trọt và chế biến nơng sản có thể hiệu quả hơn khi được thực hiện bởi chính nơng hộ nếu điều đó giảm chi phí vận chuyển.
Thứ ba, nhiều nguồn thu nhập có thể có ích như một sự thích ứng với việc mất thị trường hay thị trường hoạt động kém hiệu quả (Reardon và các cộng sự, 1992). Ví dụ nếu hộ có q ít đất để có thể sử dụng hết lao động của gia đình thì có thể mua hoặc thuê thêm đất. Tuy nhiên nếu thị trường đất đai không tồn tại hoặc hoạt động kém thì hộ buộc phải sử dụng lao động dư thừa của mình vào hoạt động
phi nông nghiệp hay lao động làm thuê ngay cả khi lợi nhuận/tiền công thấp. Mặt khác nếu thị trường tiền tệ hoạt động không hiệu quả và hộ lại thiếu tiền mặt thì hộ có thể sử dụng hoạt động phi nông nghiệp để kiếm tiền mặt trả cho đầu vào trong nông nghiệp.
Thứ tư, năng suất lao động trong một hoạt động có thể có tính thời vụ cao, tạo ra động cơ để thực hiện thêm các hoạt động khác nữa khi năng suất của hoạt động thứ nhất thấp (Alderman và Sahn, 1989). Điều này giúp lý giải sự tồn tại của các hoạt động phi nông nghiệp trong thời kỳ nông nhàn ở vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước mưa và nơi canh tác một vụ trong năm. Điều này cũng lý giải sự tham gia có tính thời vụ vào lao động làm th trong nông nghiệp trong thời gian thu hoạch nông phẩm.
Thứ năm, tính khơng đồng nhất về kỹ năng hay cơ hội việc làm của các thành viên trong gia đình có thể thúc đẩy hộ đa dạng hóa. Thậm chí ngay cả từng thành viên được chuyên mơn hóa hộ vẫn có thể đa dạng hóa (Henin, 2002).
Thứ sáu, nguồn thu nhập có thể được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhu cầu tiêu dùng đa dạng và chi phí giao dịch cao trong việc mua hàng tiêu dùng (Gigane và Sokoto, 1999). Về mặt kinh tế, chi phí giao dịch cao có nghĩa là quyết định sản xuất và tiêu dùng không tách biệt, do vậy nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định sản xuất. Ví dụ, nếu một gia đình sống xa đường giao thơng và chợ thì chi phí để mua và bán hàng hóa sẽ cao, buộc gia đình đó phải đa dạng hóa sản xuất để đáp ứng nhu cầu bản thân về các loại hàng hóa lương thực và phi lương thực.
Song song đó, đa dạng hóa là q trình chuyển dịch từ hoạt động sản xuất canh tác có giá trị thấp sang hoạt động có giá trị cao, hoặc tham gia vào các hoạt động phi nơng nghiệp nhằm mục đích tăng thu nhập (Mai Văn Nam, 2008). Tuy nhiên, trong thực tế thì tại sao nơng dân vẫn duy trì các hoạt động sản xuất có giá trị thấp như trồng trọt? Câu trả lời là có nhiều trở ngại làm hạn chế một số hộ gia đình đa dạng hóa theo hướng chuyển sang cây trồng và các hoạt động sản xuất có giá trị cao. Thực tế, những trở ngại này góp phần làm giảm lợi nhuận từ các hoạt động
này, đồng thời đa dạng hóa theo hướng chuyển sang cây trồng và các hoạt động có giá trị cao có thể hạn chế bởi:
- Thiếu khả năng thanh toán bằng tiền mặt và tiếp cận hệ thống thơng tin tín dụng;
- Thiếu thông tin về phương thức sản xuất và thị trường tiêu thụ. Cản trở này thường gắn với việc trồng các loại cây mới và cây đặc sản, nuôi trồng thủy sản và sản phẩm dễ hỏng khác;
- Thiếu trình độ học vấn hay kỹ năng ngơn ngữ để tiếp thu thông tin cần thiết. Vấn đề này ảnh hưởng đến người dân tộc thiểu số ở nhiều nước trên thế giới và có thể là một khó khăn đối với các chủ hộ là nữ ở một số địa phương;
- Hạ tầng cơ sở nghèo nàn làm giảm giá bán sản phẩm tạo ra của người dân, nhưng lại làm tăng chi phí đầu vào sản xuất. Trở ngại này thường xảy ra với những hộ ở vùng sâu, vùng xa;
- Thiếu vốn xã hội. Vốn xã hội đề cập đến mạng lưới bạn bè hay môi trường kinh doanh gắn liền với một cá nhân có mức độ tin tưởng nhau nhất định; các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp là nơi mà nơng dân có thể trao đổi thơng tin và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, tiêu thụ và cũng như tiếp cận thơng tin tín dụng.