CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU THU NHẬP VÀ SỰ ĐA DẠNG HÓA
HĨA THU NHẬP CỦA CÁC NƠNG HỘ NGHÈO TẠI XÃ TÂN HÙNG
4.2.1 Cơ cấu thu nhập của các nông hộ nghèo tại xã Tân Hùng
Nhìn chung, các nguồn thu nhập của nơng hộ nghèo trong xã Tân Hùng cũng khá đa dạng phát triển chủ yếu dựa trên những tiềm năng của địa phương cũng như phát triển theo những chính sách quy hoạch của Nhà nước. Và thu nhập chủ yếu của các hộ cũng từ những hoạt động nông nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp này. Theo kết quả thống kê trình bày trong bảng 4.5, hoạt động trồng trọt có số lượng hộ tham gia sản xuất nhiều nhất với 88 lượt tham gia, trong đó, trồng dừa có số hộ tham gia cao nhất với 49 lượt hộ, kế đến là trồng lúa với 28 lượt hộ, còn lại là trồng rau màu và vườn tạp. Hoạt động chăn ni cũng có số lượng hộ tham gia cao kế tiếp với 21 hộ nuôi heo, 18 hộ nuôi gà vịt và 15 hộ ni bị. Về tiểu thủ cơng nghiệp có tham gia làm chổi và quay tơ xơ dừa, với 26 hộ tham gia làm chổi và 1 hộ quay tơ xơ dừa. Cịn lại là các hộ làm bn bán nhỏ và đánh bắt thủy sản.
Về mặt thu nhập, mỗi ngành nghề tạo được một mức thu nhập khác nhau tùy đặc trưng và mức đầu tư vào sản xuất của nông hộ. Trong giả định các nông hộ thực hiện tất cả các ngành nghề thì ngành tạo thu nhập cao nhất cho hộ là bn bán nhỏ, trung bình mỗi năm tạo ra thu nhập 40,3 triệu đồng, chiếm 23,61% cơ cấu thu nhập. Nguồn thu nhập từ tiền lương/công làm thuê của các thành viên trong gia đình chiếm 23,12% trong cơ cấu thu nhập của nông hộ nghèo, đây cũng là nguồn thu
nhập phổ biến đối với người nông dân với 122 lượt hộ tham gia với mức thu nhập trung bình tạo được là 39,47 triệu đồng/năm. Người nơng dân nghèo trên địa bàn xã với trình độ thấp và hồn cảnh khó khăn nên phù hợp với hoạt động này, ngồi ra cịn có ngun nhân khác là hộ tranh thủ thời gian nơng nhàn hoặc khơng có đất nên phải đi làm thuê. Do ở nông thôn, nên công việc để tạo tiền lương/tiền công chủ yếu là công việc lao động giản đơn trong nông – lâm – ngư nghiệp, cụ thể như: gieo sạ, phun xịt thuốc, làm cỏ, cắt lúa… Bên cạnh đó cũng có thành viên trong gia đình làm cơng nhân tại các xí nghiệp, cơng ty trên địa bàn.
Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của nông hộ nghèo tại xã Tân Hùng
Nguồn thu nhập Số hộ tham gia Thu nhập
(triệu đồng/năm) Tỷ trọng (%)
Làm chổi 26 2,94 1,72
Buôn bán nhỏ 4 40,30 23,61
Đánh bắt thủy sản 1 7,20 4,22
Lúa/Lúa cá/Lúa tôm 28 17,78 10,42
Ni bị 15 8,00 4,69
Nuôi gà vịt 18 8,58 5,03
Nuôi heo 21 14,56 8,53
Quay tơ xơ dừa 1 14,40 8,44
Rau màu 3 7,21 4,22
Trồng dừa 49 8,26 4,84
Vườn tạp 8 2,00 1,17
Tiền lương, tiền công 122 39,47 23,12
Tổng 296 170,70 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát,2014
Kế đến là hoạt động trồng lúa, hoạt động này đóng góp 10,42% trong cơ cấu thu nhập của nông hộ nghèo. Đây là hoạt động mang tính truyền thống tại địa phương nhưng địi hỏi nơng hộ phải có đất đai mới có thể sản xuất. Bên cạnh đó cây dừa cũng mang tính chất tương tự và đóng góp 4,84% vào cơ cấu thu nhập (8,26
triệu/năm), tuy cây dừa cho thu nhập không cao bằng lúa (17,78 triệu/năm) nhưng mang lại cho nông hộ nghèo nguồn thu nhập đều đặn hàng tháng chứ không theo mùa vụ như lúa, và cũng địi hỏi mức đầu tư khơng cao.
Bên cạnh những hoạt động trồng trọt thì chăn ni cũng tạo ra nguồn thu nhập khá cao trong cơ cấu thu nhập, cụ thể chăn nuôi heo mang lại thu nhập trung bình 14,56 triệu/năm (tương ứng 8,53% cơ cấu thu nhập), chăn nuôi gà vịt tạo thu nhập bình quân 8,58 triệu/năm (tương ứng 5,03% cơ cấu thu nhập), chăn ni bị tạo thu nhập trung bình 8 triệu/năm (tương ứng 4,69% cơ cấu thu nhập). Tuy nhiên, trong những sản phẩm chăn ni này, ni bị có vòng quay sản phẩm khá dài (3 năm kể từ khi mua giống) và mức đầu tư ban đầu cao (con giống trung bình 17 triệu/con, thời điểm năm 2014) nên không phù hợp với nông hộ nghèo trên địa bàn. Đa số các mơ hình chăn ni bị hiện tại của nơng hộ nghèo được đầu tư bởi nguồn vốn địa phương hay từ các dự án. Và mơ hình nuôi heo hay gia cầm tương đối phù hợp với nguồn lực của nơng hộ nghèo ở địa phương.
Ngồi ra cũng có một số hoạt động khác tạo thu nhập như trồng vườn tạp, trồng rau màu, đánh bắt thủy sản, làm chổi nhưng với số lượt tham gia ít, hoặc tạo thu nhập khơng đáng kể.
4.2.2 Mức độ đa dạng hóa thu nhập của nơng hộ tại xã Tân Hùng
Chỉ số SID thể hiện tính đa dạng hóa thu nhập của các nơng hộ nghèo tại xã Tân Hùng, vì vậy khi số hoạt động tạo ra thu nhập tăng lên thì chỉ số này sẽ tăng lên. Ở phân tích trong phần 4.4.1, ta thấy nơng hộ nghèo tại xã Tân Hùng có được từ 12 nguồn hoạt động. Như vậy, chỉ số SID được tính như sau:
SID = 1 – (P12 + P22 + P32 +…….+P122)
Trong đó: SID là chỉ số thể hiện mức độ đa dạng hóa nguồn thu nhập của nơng hộ nghèo.
Pi2 là bình phương tỷ trọng thu nhập của từng nguồn trong tổng thu nhập của nông hộ.
Tương ứng P12 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ làm chổi; P22 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ bn bán nhỏ; P32 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ
đánh bắt thủy sản; P42 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ làm lúa; P52 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ ni bị; P62 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ nuôi gà vịt; P72 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ nuôi heo; P82 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ quay tơ xơ dừa; P92 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ trồng rau màu; P102 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ trồng dừa; P112 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ trồng vườn tạp; P122 là bình phương tỷ trọng thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Bảng 4.6: Chỉ số SID theo số hoạt động tạo thu nhập của nông hộ nghèo ở xã Tân Hùng Tổng số hoạt động Tần số Tỷ trọng (%) SID Thu nhập bình quân (nghìn đồng/năm) 0 6 4,02 - - 1 53 35,57 0 28.783,14 2 65 43,63 0,27 45.120,61 3 23 15,44 0,38 63.543,69 4 2 1,34 0,66 28.645,00 Tổng 149 100 0,19 42.121,86
Nguồn: Kết quả khảo sát,2014
Qua số liệu phân tích được trình bày trong bảng 4.6, ta thấy khi số hoạt động càng tăng lên thì mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao. Số hộ có thu nhập từ 2 nguồn hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,63% với chỉ số SID là 0,27 (chủ yếu là các hoạt động trồng dừa, nuôi heo, trồng lúa, nuôi gà vịt và làm chổi). Kế đên là hộ có thu nhập từ 3 nguồn hoạt động khác nhau với SID là 0,38 và chiếm 15,44% tổng số quan sát. Nhìn chung, phần lớn các hộ đều chọn cho gia đình một hoạt động tạo thu nhập chính và tập trung đầu tư, qua chỉ số SID có thể cho ta thấy rõ điều này.
Kết quả phân tích ở bảng trên cũng cho thấy rằng khơng phải nơng hộ nào có nhiều hoạt động thì sẽ tạo được thu nhập cao nhất. Cụ thể như nhóm hộ thực hiện 2 hoạt động và nhóm hộ thực hiện 3 hoạt động tạo thu nhập đều có được thu nhập
bình qn cao hơn nhóm hộ thực hiện 4 hoạt động tạo thu nhập. Phần lớn là do hộ tham gia nhiều ngành nghề sẽ làm phân tán nguồn lực, nguồn đầu tư, ngồi ra cũng do trình độ người dân nghèo trong vùng chưa cao. Phần khác là do quy mô cũng như mức độ đầu tư của mỗi hộ là khác nhau nên cũng sẽ tạo nguồn thu nhập khác nhau. Vì vậy, nơng hộ cần xem xét chọn lựa tham gia các hoạt động sao cho hợp lý về số lượng và phải phù hợp với năng lực của hộ để đảm bảo tạo ra thu nhập tối đa.