CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 PHÁT TRIỂN ĐA NGÀNH NGHỀ BỀN VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Qua phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa các nguồn thu nhập của nông hộ, giải pháp được đưa ra là:
- Phát triển hạ tầng nông thôn, giao thông, thủy lợi… theo chủ trương của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nông thôn.
- Nâng cao tay nghề cho nông dân, đặt biệt là các hộ người dân tộc. Hiện nay lao động nơng thơn trình độ tay nghề trên các lĩnh vực nhìn chung cịn thấp, cịn tình trạng mù chữ, chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin về việc làm, các chính sách của Nhà nước..... Vì vậy, giải pháp trước tiên là chính quyền địa phương cần thành lập trung tâm dạy nghề, Tổ hợp tác… phù hợp trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng lao động. Đồng thời lao động nông thôn trong vùng được nghiên cứu cần phải được tiếp cập nhanh về ngành nghề có ưu thế tại địa phương.
- Cần có chính sách hợp lý đối với các Doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động tại chỗ, đặc biệt ưu đãi cho Doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo nghề cho lao động tại địa phương; khuyến khích hình thành các cơ sở sản xuất nhỏ để khai thác tốt tiềm năng mà địa phương hiện có, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.
- Cần có các kênh thơng tin truyền thơng về lao động, việc làm, thường xuyên phát sóng qua tivi, báo, đài.... để các hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi
sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nhằm cải thiện và nâng cao thu nhập.
- Tăng cường mở lớp và định kỳ tập huấn kỹ thuật sản xuất đối với những ngành nghề đang được thực hiện của các hộ trong huyện và xã, thông qua nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm, cộng với việc tận dụng nguồn kinh phí từ Chương trình Đào tạo nghề 1956; đồng thời khảo sát nhu cầu đào tạo nghề để thiết kế và lên kế hoạch đào tạo nghề, đặc biệt là nghề phi nông nghiệp cho các hộ nông dân, nhằm tận dụng được thời gian nhàn rỗi của lao động nơng nghiệp.
- Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho việc phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng để góp phần nâng cao thu nhập và tạo thêm việc làm cho các hộ nông dân;
5.2 TẠO ĐIỀU KIỆN CHO NÔNG HỘ ĐƯỢC TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI
- Mở các lớp hội thảo, tập huấn giới thiệu các sản phẩm tín dụng đến cho người dân, phổ biến cách tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cho các hộ dân trong huyện, xã, đặc biệt là các nông hộ nghèo;
- Bên cạnh việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể cần xây dựng và phát triển nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng phi chính thức, cũng như từ các tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như từ Chương trình Liên minh Nauy (NMA), Dự án Thích ứng Biến đổi Khí hậu (AMD), Dự án Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Trà Vinh (SME). Trên cơ sở đó giúp các nơng hộ nghèo có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá hoạt động sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống;
- Chính quyền địa phương cần quan tâm và hỗ trợ đến những hộ khơng có đất sản xuất nhằm tìm hướng giải quyết khó khăn để nâng cao thu nhập và phát triển cùng với những hộ khác.