Quy trình đào tạo bồi dưỡng công chức tại UBND huyện Tây Hòa

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thảo Vy-18E (Trang 35 - 39)

chức tại UBND huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.3.1. Quy trình đào tạo bồi dưỡng công chức tạiUBND huyện Tây Hòa UBND huyện Tây Hòa

* Xác định nhu cầu

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu

cầu đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu ĐT, BD đội ngũ công chức là “khoảng trống” giữa cái “thực trạng” và cái “yêu cầu” đây là hoạt động phân tích, đánh giá nhằm xác định mức độ chênh lệch giữa năng lực hiện có trong thực hiện nhiệm vụ thực tế (bao gồm: trình độ chun mơn, kỹ năng, phẩm chất, thái độ,…) với mức năng lực cần phải có có mỗi vị trí cơng việc. Vấn đề đặt ra cho khóa ĐT, BD là “lấp” được “khoảng trống”, giải quyết được sự chênh lệch đó.

Theo thống kê theo dõi biên chế trong UBND huyện Tây Hòa, nhận thấy hiện vẫn còn một lượng biên chế chưa trang bị trình độ lý luận chính trị đầy đủ (cụ thể là 13 nhân sự chưa có trung cấp chính trị). Nhu cầu về đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước là một nhu cầu quan trọng để nâng cao lập trường tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đối với đội ngũ công chức cấp huyện. Vì vậy, nhu cầu về đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước của công chức cấp huyện tại UBND huyện Tây Hòa là rất lớn.

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) ngoài việc hướng dẫn tập sự, các cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ phải thực hiện 3 chế độ đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: Tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cho cán bộ, công chức; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý; Tổ chức bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn hằng năm (tối thiểu 05 ngày/năm).

* Lập kế hoạch

Qua việc xác định nhu cầu ĐT, BD cán bộ công chức cấp huyện, ban lãnh đạo huyện Tây Hịa đã xây dựng chương trình, kế hoạch ĐT, BD, dựa trên các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác ĐT, BD cán bộ công chức. Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên

chức tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025 trong đó: Hàng năm bảo đảm ít nhất 80% cán bộ, cơng chức được bồi dưỡng kiến thức pháp luật, về đạo đức công vụ; 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ; Phấn đấu đến năm 2025: 25% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện (tập trung vào cán bộ, cơng chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phịng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định.

* Tổ chức thực hiện

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng a) Về bồi dưỡng

- Lý luận chính trị:

+ Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; các chức danh công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã.

+ Cập nhật nội dung các Văn kiện, Nghị quyết, đường lối của Đảng và nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.

- Kiến thức quản lý nhà nước:

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

+ Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa cơng sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh theo các chương trình quy định cho cán bộ, cơng chức, viên chức.

- Cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ năng lực hội nhập quốc tế.

- Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định; tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức cơng tác tại các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

b) Về đào tạo

- Xem xét, lựa chọn một số chuyên ngành đào tạo đại học văn bằng 2 cho

cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã phù hợp với điều kiện và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, địa phương.

- Đào tạo trình độ sau đại học những ngành, lĩnh vực mà tỉnh có yêu cầu, phù hợp với vị trí việc làm đảm bảo theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.

- Khuyến khích tạo điều kiện về thời gian để cán bộ, cơng chức, viên chức tự học nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của đơn vị, địa phương.

* Đánh giá

Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo bồi dưỡng. Kết quả đánh giá cho chúng ta biết mục tiêu đào tạo bồi dưỡng đã đạt ở mức độ nào để có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp và khoa học. Đối với đào tạo, đánh giá được hiểu như là một quá trình thu thập và xử lý thơng tin về q trình đào tạo bồi dưỡng, nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức.

Về bản chất, đánh giá chính là việc so sánh những kết quả đạt được với mục tiêu đề ra từ trước đó. Với ý nghĩa phát triển, đánh giá được xem là việc kiểm tra, xem xét độc lập và có hệ

thống của một chương trình dự án để xác định kết quả, hiệu quả của khóa đào tạo bồi dưỡng. Đánh giá kết quả của khóa đào tạo bồi dưỡng là đánh giá những kết quả thu thập được của cán bộ công chức và khả năng ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc của họ.

Để đánh giá chính xác, sát với tình hình thực tế, trong q trình đánh giá phải sử dụng những phương pháp khác nhau như: quan sát, điều tra bằng bảng hỏi,…

Qua khảo sát thực trạng công tác đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan kiến tập, có thể thấy:

- Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức được quan tâm đúng mức, từng bước nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. Cơng tác xã hội hóa trong giáo dục, dạy nghề được chú trọng, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, dạy nghề, mở rộng quy mơ trường, lớp học, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo.

- Cơng tác quy hoạch, rà sốt quy hoạch cán bộ được tổ chức thực hiện đúng theo quy trình, quy định; đảm bảo cơng khai, dân chủ theo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh cán bộ. Cán bộ quy hoạch ngày càng trẻ hóa, bảo đảm cơ cấu, tỷ lệ nữ; có năng lực cơng tác, đáp ứng yêu cầu công việc được phân công.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thảo Vy-18E (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w