Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bảo việt chi nhánh hà nội (Trang 55 - 56)

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng. Nội dung so sánh trong nghiên cứu này sử dụng là: So sánh số thực hiện kỳ phân tích với số thực hiện kỳ trước đề thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình kinh kinh cũng như hoạt động tín dụng tại

BaoViet Bank chi nhánh Hà Nội qua các kỳ, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các chì tiêu trong hoạt động tín dụng.

Phương pháp so sánh gồm ba hình thức sau:

So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ gốc, giữa các chi nhánh cùng trong hệ thống ngân hàng.

So sánh theo chiêu dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tông thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thường dùng số liệu từ ba nám trờ lên, trong nghiên cứu tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020. Các chi tiêu cần được so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nối bật sự biến động về tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đốn tình RRTD trong tương lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.

So sánh bằng số tương đối: khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP bảo việt chi nhánh hà nội (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)