Ngân hàng cần xây dựng chiến lược quản trị RRTD toàn diện và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phải làm cơ sở cho việc xây dựng mơ hình quăn trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng, chính sách cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng, các sân phẩm tín dụng,
các ngành, lĩnh vực kinh tê, khu vực địa lý, đơng tiên câp tín dụng; thời hạn cấp tín dụng; hạn mức cấp tín dụng; chính sách lãi suất và phi lãi suất; cơ chế xử lý các trường hợp ngoại lệ và các vấn đề khác;
- Chiến lược quản trị rủi ro phải phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro (khấu vị rủi ro) cùa ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các RRTD;
- Chiến lược quản trị rủi ro cần xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu nhập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại của ngân hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể.
Cùng với việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro thì Chiến lược quản trị rủi ro phải gắn với lựa chọn phương thức quản trị rủi ro phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Ngân hàng. Đó chính là cơ chế đánh giá, định lượng rủi ro và các biện pháp ứng phó, đưa ra các quyết định quản trị rủi to phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng.
Theo Basel II, phương thức quản trị RRTD hiện đại phát triển qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tính tốn ba cấu phần PD (xác suất khơng trả được nợ), LGD (tỷ lệ tồn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro), ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản trị RRTD trên nhiều phương diện, mà ứng dụng đầu tiên là tính tốn, đo lường RRTD qua các thước đo EL (tổn thất dự kiến) và ƯL (tổn thất ngoài dự kiến) tại cấp độ một khách hàng cụ thể.
- Giai đoạn 2: Quản trị rủi ro danh mục đầu tư bằng cách lượng hóa mức tổn thất dự kiến (ELP) và ngồi dự kiến (ULP) của cả danh mục đầu tư dựa trên việc xác định độ rủi ro tương quan giữa các tài sản/ mức vỡ nợ của các tài sản có rủi ro và mức rủi ro tập trung cùa cả danh mục.
- Giai đoạn 3: Dựa trên các giải pháp quản trị rủi ro danh mục đâu tư, ngân hàng có thể quản trị vốn kinh tế và định giá khoản vay theo mức rúi ro tương ứng.
- Giai đoạn 4: Thay vì quản trị rủi ro danh mục một cách thụ động, ngân hàng hướng đến việc quản trị rủi ro danh mục tín dụng chú động (ACPM - Active credit portfolio management) bằng việc xác định và chuyển giao rủi ro một cách chủ động thông qua việc sử dụng ngân quỳ tín dụng và chứng khốn hóa khoản vay (Credit Treasury and Securitisation).
- Giai đoạn 5: Mơ hình tồn diện nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị (Value - based management - VBM). Theo đó, tất cả các giá trị đã được điều chỉnh rủi ro của khoản tín dụng đơn lẻ cho đến danh mục đầu tư đều được xác định, giúp công tác quản trị RRTD được hiệu quả.
Trong quá trình xây dựng mơ hình quản trị RRTD, BaoViet Bank cần xây dựng theo các giai đoạn nêu trên, từ việc thiết lập hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ với 3 cấu phần PD (xác suất không trả được nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất dự kiến), EAD (số dư nợ rủi ro); đến giai đoạn quản trị rủi ro theo danh mục, quản trị vốn kinh tế, chuyển từ giai đoạn quản trị rủi ro thụ động sang quản trị danh mục tín dụng chủ động và giai đoạn cao nhất là quản trị rủi ro trên cơ sở giá trị.
4.2.2. Hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro tín dụng
Hiện nay ngân hàng đã có các quy định vận hành hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do các quy định được xây dựng tại các thời kỳ khác nhau, do nhiều bộ phận đầu mối xây dựng, phục vụ mục tiêu từng giai đoạn, được chỉ đạo bởi nhiều cấp lãnh đạo... cho nên hiện có một số quy định chồng chéo, khó thực hiện. Do vậy, để đảm bảo hoạt động tín dụng vận hành hiệu quả, minh bạch, dễ phân trách nhiệm địi hỏi ngân hàng phái rà sốt và chuẩn hóa,
xây dựng các quy định, quy trình quản trị RRTD bao gồm:
- Các quy định vê các sản phâm tín dụng, tài sản bảo đảm, đơi tượng khách hàng, các khu vực địa lý, các ngành nghề kinh tế được cấp tín dụng hoặc hạn chế cấp tín dụng;
- Các quy trình về thẩm định tín dụng, quản lý tín dụng và lập hồ sơ tín dụng; - Các quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng, bao gồm cả các thẩm quyền phê duyệt các trường hợp ngoại lệ;
- Các hướng dẫn cho từng hình thức, loại hình cấp tín dụng;
- Các hạn mức RRTD và các giới hạn cấp tín dụng tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp chiến lược quản lý rủi ro tín dụng;
- Các quy định về phân cấp thẩm quyền đối với việc trích lập dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng đế xử lý rủi ro tín dụng theo quy định;
- Các quy định về xác định lãi suất cấp tín dụng;
- Các quy định về vai trị và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến cấp tín dụng và quản lý tín dụng;
- Quy định về quản lý các khoản tín dụng có vấn đề; - Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Đặc biệt, trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị ngân hàng và đặc biệt là quản trị RRTD, các quy định và quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng cần rà sốt và chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của hệ thống cơng nghệ thơng tin, hướng tới tính tự động hóa cập nhật thơng tin, phân tích, đánh giá và báo cáo.
4.2.3. Kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD là một nội dung của quản trị RRTD được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm sốt các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thù và thực hiện các chiến lược, chính
sách, quy trinh và quyêt định của các câp thâm quyên, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng phải theo dõi, kiểm sốt RRTD đối với từng khoản cấp tín dụng và tồn bộ danh mục cấp tín dụng, phải có hệ thống theo dõi, kiểm sốt chất lượng của danh mục tín dụng hàng ngày và thực hiện các biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm gồm:
- Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng;
- Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- So sánh mức RRTD thực tế với giới hạn, hạn mức cấp tín dụng của quy định pháp luật và giới hạn, hạn mức cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng phê duyệt. Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Tham gia quá trình này, cần có cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm sốt của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm sốt, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngồi ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngồi như các cơ quan kiểm tốn độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường. Một cách rõ ràng, giám sát quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc đăm bảo chất lượng quản trị RRTD. Do vậy, cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát của bộ phận quản trị rủi ro. Đối với cơ cấu tổ chức của BaoViet Bank hiện nay đó chính là Ban kiếm tốn nội bộ.
Việc rà sốt các khoản cấp tín dụng phải được thực hiện tối thiểu một năm một lần hoặc với tần suất nhiều hơn đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Việc rà sốt phải tối thiểu gồm:
- Quy trình quản trị tín dụng;
- Mức độ chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; - Mức độ đầy đù của dự phòng rủi ro;
- Chât lượng tín dụng của danh mục câp tín dụng.
- Mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách tín dụng, quy trình phê duyệt tín dụng và quản trị RRTD;
- Chất lượng thẩm định tín dụng;
- Mức độ hiệu quả, kịp thời và chính xác của việc thực hiện phân loại và xếp hạng rủi ro;
- Công tác quản trị tài sản bảo đảm và mức độ đầy đủ của tài sản bảo đảm;
- Tình hình thực hiện yêu cầu phân tách chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả của việc phân tách đó;
- Mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro;
- Mức độ tuân thù của hoạt động quản trị RRTD với chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng;
- Mức độ tuân thủ của ngân hàng với các quy định của pháp luật có liên quan, các quy định nội bộ;
- Các trường hợp ngoại lệ, không tuân thủ;
- Khuyến nghị và kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện khuyến nghị.
Trên cơ sở đó, các báo cáo cảnh báo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD được xây dựng và thảo luận với trưởng khối rủi ro và được đệ trình lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành cùa ngân hàng để có những quyết sách đúng đắn.
4.2.4. Tăng cường chất lượng nguồn lực
Công tác tăng cường chất lượng nguồn nhân lực tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
Công tác tuyển dụng: Tăng cường tuyển dụng nhân sự trực tiếp kinh doanh, ưu tiên ứng viên có chất lượng cao. Đồng thời thực hiện cơ chế quản lý và xây dựng định biên nhân sự theo định mức năng suất lao động bình quân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Công tác đào tạo: Tiêp tục hồn thiện các quy định liên quan đên cơng tác đào tạo, nâng cao chất lượng và tần suất tổ chức các khóa đào tạo, phát triển mạnh hình thức đào tạo trực tuyến, tổ chức thi nghiệp vụ định kỳ đối với cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về kỳ năng, đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Cơng tác tiền lương và chế độ chính sách: Hồn thiện các quy định liên quan đến cơ chế chi trả thu nhập; Hồn thiện ngun tắc đánh giá hiệu quả cơng việc theo KPI, từ đó đổi mới cơ chế chi trả thu nhập đối với cán bộ nhân viên tại các đơn vị kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh, góp phần tăng trưởng quy mơ và hiệu quả kinh doanh; Hoàn thiện và đổi mới các chính sách đãi ngộ tồn diện đối với cán bộ nhân viên, Chính sách thu hút và giữ chân nhân tài; Chuẩn hóa tiêu chí nâng ngạch và bổ nhiệm nhân sự, khuyến khích cán bộ nhân viên xác định mục tiêu, định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Một sổ kiến nghị với Ngân hàng Bảo Việt
Chi nhánh Hà Nội là bộ phận nằm trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bão Việt. Do đó, mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự tác động trực tiếp từ chính sách hoạt động của Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Bới thế, Ngân hàng TMCP Bảo Việt cần có những chính sách nhằm hồ trợ chi nhánh trong việc thực hiện Quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể:
- Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả giúp cho hoạt động tín dụng có sự định hướng rõ ràng, phòng ngừa được những rủi ro trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thị trường một cách đầy đủ, rõ ràng. Xây dựng, ban hành chế độ chính sách tín dụng thống nhất trong tồn hệ thống.
- Ban hành cơ chế và các văn bản hướng dẫn cụ thế về thẩm định, tái
thâm định cho từng đôi tượng cho vay, theo từng đôi tượng khách hàng và theo từng ngành nghề kinh doanh. Soạn thảo và cung cấp các quy định, quy trình chặt chẽ, cụ thể về xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm đến từng bộ phận, cá nhân liên quan. Các cơ chế và các văn bản hướng dẫn, Quy định, Quy trình phải đơn giản, dễ hiểu có sự liên kết với nhau, dựa trên sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực tế để tránh phải sửa đổi bổ sung liên tục, dẫn đến việc cập nhật không kịp thời cùa cán bộ và dễ gây rủi ro trong cho vay.
- Hồ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, cần ban hành về tiêu chuẩn cán bộ trong toàn hệ thống, nhất là cán bộ điều hành và cán bộ tín dụng. Tiêu chuẩn cán bộ cần xem xét kỹ các mặt đạo đức nghề nghiệp, am hiếu nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết pháp luật và kinh tế thị trường. Đề bạt cán bộ phải nên xem xét từ hiệu quả công tác thực tế nhàm giúp nâng cao chất lượng tín dụng.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho chi nhánh theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị, các chương trình phần mềm hiện đại phục vụ cho hoạt động quản lý khoản vay của khách hàng.
- Luôn chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc hồ trợ cho vay đối với doanh nghiệp. Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến thị trường, xu hướng phát triển... để xác định, bổ sung kế hoạch kinh doanh đồng thời định hướng phát triển tín dụng theo ngành nghề, thời gian, quy mơ, loại hình doanh nghiệp đến từng Chi nhánh.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm sốt trong tồn hệ thống ngân hàng nhằm phát hiện kịp thời các thiếu sót, sai phạm, yếu kém trong quá trình cho vay tại các chi nhánh để có biện pháp khắc phục, tránh những hậu quá không mong muốn xảy ra đối với ngân hàng.
- Thành lập bộ phận thu hồi nợ quá hạn chuyên trách. Hiện nay, CN vẫn chưa tố chức được bộ phận thu nợ quả hạn riêng biệt, mà việc thu nợ thường
do chính bộ phận cho vay đảm nhận. Do vậy, mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay có nhiều hạn chế, vì vậy nên có một bộ phận chun trách đế thu nợ quá hạn.
4.3.2. Một sổ kiến nghị với NHNN
a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng
- Sớm hoàn thiện dự án Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm tiền gửi và Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.
- Phổi hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi TSBĐ. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sờ tài ngun mơi trường làm cơ sờ pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án.
- Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an toàn....phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.
b. Hỗ trọ’ đào tạo cán bộ, kỹ thuật và đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu về triển khai áp dụng Basel II
Khó khăn chung của NHTM Việt Nam khi triển khai Basel II là thiếu cơ sở