1 3.2 Tín dụng bán chính thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 26)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2. 1 3.2 Tín dụng bán chính thức

a) Khái niệm

Tín dụng bán chính thức ( Tài chính vi mơ ) Là nguồn tín dụng được cung cấp

bởi các dự án, các chương trình tài trợ nước ngồi, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội. Tài chính vi mơ là việc cung cấp tài chính các dịch vụ như tín dụng, thanh tốn, bảo hiểm và các dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Các dịch vụ TCVM bao gồm các khoản vốn vay phục vụ hoạt động kinh doanh, tiết kiệm, hưu trí, bảo hiểm và chuyển tiền. TCVM khác với tín dụng vi mơ ở chỗ: TCVM đề cập đến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến

cho khách hàng có thu nhập thấp. Tín dụng vi mơ chỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cấp. Tín dụng vi mô thường dùng cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm. Đối tượng được vay vốn là những hộ gia đình có thu nhập thấp.

Lần đầu tiên, người ta biết đến TCVM là vào những năm đầu thế kỷ thứ 17, do Jonathan Swift, một người Ailen, là cha đẻ của TCVM. Đến thế kỷ thứ 19, các hình thức cung cấp TCVM dưới dạng bán chính thức mới ra đời do F. W. Raiffeisen, một người Đức thiết kế và áp dụng từ những năm 1860 cho lĩnh vực nông nghiệp. Theo phương pháp của F. W. Raiffeisen những nhóm tiết kiệm, vay vốn hoạt động dựa trên nguyên tắc giúp đỡ nhau, bằng những nguồn lực về tài chính, kĩ thuật, tổ chức của chính những thành viên trong nhóm. Những nguồn lực này nhằm giúp đỡ trước tiên cho các thành viên là những nông dân, những nhà sản xuất nhỏ trong khu vực nông nghiệp. Qua đó, giúp cho các thành viên không phải đối diện với các nguồn lực bên ngồi, được tính theo các điều kiện thị trường, thường với mức lãi suất rất cao, và kèm thêm các điều kiện thế chấp về tài sản. Trong những nguồn lực của nhóm, nguồn tài chính quan trọng nhất là sự tham gia đóng góp vốn của các thành viên. Những nguồn vốn đóng góp là cơ hội để cho các thành viên được vay, đầu tư vào sản xuất, cho các nhu cầu chi tiêu khác, bên cạnh đó, từ sự đóng góp vốn cũng tạo ra thu nhập cho những người góp vốn.

Mơ hình của F. W. Raiffeisen được hình thành và phát triển không chỉ trong lĩnh vực nơng nghiệp, mà cịn được nhân rộng trong cộng đồng của xã hội, ngay cả trong khu vực thành thị. Cách thức tổ chức thành các nhóm tiết kiệm, vay vốn giúp cho nhiều người nghèo, đối tượng kinh doanh nhỏ trong khu vực thành thị, được đáp ứng nhu cầu về vốn và các nguồn lực thiếu hụt khác, nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập ổn định. Thời gian gần đây, TCVM đã phổ biến rộng hơn, nhờ mơ hình Grameen Bank được phát triển của Giáo sư Muhammad Yunus, người Bangladesh, mơ hình đã có những tác động tích cực trong cơng cuộc xố đói giảm nghèo ở nước này và trên thế giới, qua đó cũng làm thay đổi nhận thức của nhiều người về lĩnh vực TCVM.

Theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB): “Tài chính vi mô là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như tiền gửi, tài khoản tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thế hoặc doanh nghiệp rất nhỏ”.

b) Mơ hình hoạt động

Mơ hình tín dụng: Khoản cho vay thu hàng tháng hoặc hàng tuần, áp dụng cho công nhân lao động và viên chức. Lãi suất cho vay hàng tháng của các khoản vay này là từ 0, 7% đến 1, 2% và hạn mức cho vay tối đa là 15.000.000 VND.

Mơ hình tiết kiệm: Khoản tiết kiệm bắt buộc, được áp dụng cho loại hình cho vay thu hàng tháng, cho vay hàng tuần và cho vay hàng ngày, thể hiện 10% tiết kiệm góp trên tổng số vốn vay. Tùy theo thời hạn vay, mỗi người vay hàng tháng phải nộp 0, 7% - 1, 2% trên số vốn vay để đóng góp vào quỹ tiết kiệm bắt buộc. Người vay cũng được khuyến khích gửi tiết kiệm tự nguyện. Lãi suất khoản tiết kiệm là 0, 25%/ tháng.

Tại địa bàn khảo sát, tài chính vi mơ mới được triển khai từ tháng 8/2012 do Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh quản lý và tổ chức thông qua tổ chức của Quỹ CIG của dự án IFAD nhưng hoạt động cịn mới và ít do đó nghiên cứu khơng đề cập sâu vào nguồn tín dụng này.

2. 2 Tác động của tín dụng đối với ngƣời nghèo

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa tín dụng đối với giảm nghèo cũng như những tác động tích cực của tín dụng đối với người nghèo.

2. 2. 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế của người nghèo

Lý thuyết sản xuất theo trường phái kinh tế học cổ điển cho rằng ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập chính là đất đai, lao động và vốn vật chất. Tuy nhiên theo các nhà kinh tế học Tân cổ điển đã đưa ra Lý thuyết vốn nhân lực, Lý thuyết thu nhập và sự phân biệt đối xử, Lý thuyết phát tín hiệu để giải thích cho nguồn gốc sâu xa sự khác biệt về thu nhập giữa các cá nhân. Đó là các yếu tố đặc thù về nghề nghiệp, vốn nhân lực, năng lực tự nhiên, trình độ giáo dục, ….

Số người tạo ra thu nhập trong hộ gia đình: Phân tích động năng nghèo nêu rõ

ràng quy mơ, giới tính, độ tuổi của hộ gia đình khơng quan trọng bằng số người làm ra thu nhập, vì có nhiều người kiếm tiền sẽ làm giảm khả năng một người mất việc sẽ đẩy cả gia đình xuống ngưỡng nghèo3

Số nhân khẩu trong gia đình: Báo cáo Phát triển Việt Nam ( 2004) chỉ ra rằng

những hộ gia đình càng đơng người thì thu nhập và chi tiêu bình qn đầu người càng giảm xuống.

Trình độ học vấn của chủ hộ: Baulch và McCulloch (1998) đã nghiên cứu về

nghèo đói ở Pakistan và kết luận trình độ giáo dục cao hơn, đặc biệt là giáo dục phổ thơng làm tăng khả năng thốt nghèo của các hộ. World Bank (2004) cho rằng đầu tư vào giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo bền vững. Người nghèo có trình độ cao dễ dàng tiếp thu các kiến thức chuyên môn tốt hơn trong sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp

Đất đai: Đất đai là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu cũng

như những cơ hội cải thiện phúc lợi cho người nghèo. Báo cáo tổng hợp (1999) đã chỉ ra rằng có đủ đất đai tương đối tốt để sản xuất là cơ sở để hộ nghèo cải thiện cuộc sống. R. Khader (2009), Nguyễn Trọng Hồi (2005) cũng khẳng định diện tích đất đai có ảnh hưởng cùng chiều đến mức thu nhập và chi tiêu của hộ nghèo.

Thu nhập và chi tiêu: WB (2012) Phúc lợi được xác định bằng chi tiêu bình

quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người. Trên lý thuyết thu nhập là thước đo cơ hội về thu nhập- mức sinh hoạt mà một hộ gia đình có khả năng chi trả ở một thời điểm cụ thể. Tiêu dùng có thể được coi là một độ đo về phúc lợi đạt được- tức là mức sinh hoạt mà một hộ gia đình đạt được ở một thời điểm. Tuy nhiên thu nhập thường có biến thiên lớn hơn chi tiêu.

2. 2. 2 Tác động của tín dụng đến hiệu quả kinh tế của người nghèo

Thay đổi hoạt động kinh tế: Shukran và Rahman (2011) cho rằng Tín dụng vi

mơ có tác động đến sự lựa chọn về hoạt động kinh tế của người đi vay, có một sự thay

3 Jonathan R.Pincus: Chương trình giảng dạy kinh tế Full bright niên khóa 2012-2014 mơn Chính sách Phát Triển bài Thốt nghèo

đổi từ làm công trong nông nghiệp chuyển sang các dịch vụ sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, chế biến hộ gia đình, họ ít phụ thuộc vào tiền lương lao động và dần dần trở thành người chủ. Đây là một sự thay đổi quan trọng góp phần ảnh hưởng đến kinh nguồn thu nhập chính của kinh tế gia đình.

Đa dạng hóa nguồn thu nhập: R. Pincus (2012) cho là lý do quan trọng thốt

nghèo, đa dạng hóa thu nhập địi hỏi làm thêm một số hoặc nhiều họat động ngồi việc làm nơng nghiệp chính. Sự phụ thuộc nơng nghiệp hay làm công trong nông nghiệp đều làm giảm khả năng thoát nghèo.

Tác động đến thu nhập chi tiêu và tiết kiệm: Kết quả nghiên cứu về Tài chính

vi mơ của Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011), cho thấy có sự tăng lên của thu nhập sau vay vốn, tài sản, chi tiêu, tiết kiệm cũng tăng lên đáng kể, góp phần làm thay đổi việc làm hoặc làm cho công việc hiện tại tốt hơn. Phan Thị Nữ (2012) tác động tín dụng làm tăng chi tiêu cho hộ nghèo, góp phần cải thiện đời sống của hộ nghèo.

Tác động đến việc làm, kinh tế gia đình: F. Casagrande ( 2004 ) những khỏan

vay nhỏ thường không vược quá 100 đô-la đã giúp nâng cao thu nhập và kích thích việc làm phát triển4

2. 2. 3 Tác động của tín dụng đến hiệu quả xã hội

Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) nghiên cứu về tài chính vi mơ tại Hải Dương và Tiền Giang thơng qua hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng CSXH, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình Tài chính vi mơ đã kết luận: Có sự thay đổi việc làm tốt hơn cho khách hàng sau vay vốn; Tín dụng thực sự có tác động tích cực đến mức sống của người nghèo, Tình trạng nhà ở, vệ sinh, nước sinh hoạt đều có những thay đổi tích cực; đa số khách hàng được phỏng vấn đều cho rằng họ có điều kiện được học hỏi nhiều hơn, tự tin hơn trong cuộc sống, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế.

4 Trích nguồn: Triển vọng kinh tế, Doanh nghiệp siêu nhỏ đặt nền móng cho phát triển kinh tế, Tạp chí điện tử

Trên cơ sở những nghiên cứu trước, tác giả hình thành khung phân tích nhằm đánh giá tình hình thực tế về tác động tín dụng của người nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre. ( Xem sơ đồ 2. 4)

Sơ đồ 2. 4: Khung phân tích đánh giá tác động tín dụng ngƣời nghèo

( Nguồn: Đúc kết từ những nghiên cứu trước và tác giả tự xây dựng )

Người nghèo theo chuẩn quy định có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng qua hai kênh chính thức, bán chính thức từ Ngân hàng CSXH và các tổ chức tài chính vi mơ tại địa phương tùy thuộc vào điều kiện hộ gia đình và mục đích vay cụ thể. Cách tiếp cận tín dụng thơng qua việc tham gia vào các tổ, nhóm vay được hình

Người nghèo Tổ chức cung cấp tín dụng Ngân hàng CSXH Tổ chức tài chính vi mơ

Hiệu quả kinh tế

 Hoạt động kinh tế

 Thu nhập

 Đa dạng hóa thu nhập

 Chi tiêu

 Tiết kiệm

Hiệu quả xã hội

 Điều kiện sống gia đình: nhà ở, nước sạch, VSMT

 Giáo dục

 Việc làm

 Phát triển năng lực cá nhân

 Giao tiếp cộng đồng, sự tự tin

Hiệu quả tín dụng

thành tại tổ, ấp địa phương nơi sinh sống với nguồn vốn vay từ hai tổ chức nêu trên. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo từ Chính phủ cho phép người nghèo được vay ở nhiều chương trình với mức lãi suất hỗ trợ người nghèo: Vay phát triển kinh tế, vay đầu tư học hành, việc làm, vay sửa chữa nhà ở, các cơng trình nước sạch, vệ sinh mơi trường…Tuy nhiên, đối với nguồn Tín dụng từ Tài chính vi mơ chỉ nhằm mục đích vay phát triển kinh tế, các chương trình cịn lại đều được cấp vốn tại NHCSXH. Theo những nghiên cứu trước đã trình bày, nguồn tín dụng sẽ có tác động đến hiệu quả kinh tế về thu nhập, chi tiêu, mức tiết kiệm cũng như có sự tác động về hoạt động kinh tế, việc làm tạo ra thu nhập cho hộ gia đình của người vay. Những hiệu quả xã hội mang lại có thể tác động lên mức sống, giải quyết việc làm, làm tăng năng lực bản thân cũng như vị thế cuộc sống của người nghèo.

Bằng kết quả nghiên cứu thực tế tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre, tác giả sẽ dựa vào khung phân tích trên để kiểm chứng lại một lần nữa về hiệu quả của tín dụng đối với người nghèo.

2. 3_ Kinh nghiệm giảm nghèo bằng tín dụng của các quốc gia

Grameen Bank: là ngân hàng phục vụ người nghèo ở Bangladesh. Nguồn gốc

của Grameen có thể được được tính từ năm 1976 khi Giáo sư Muhammad Yunus - Giám đốc chương trình kinh tế nơng thơn ở Đại học Chittagong, Bangladesh - thực hiện dự án nghiên cứu khảo sát tính khả thi của việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho vùng nông thôn nghèo. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Grameen là cung cấp tín dụng mà không cần thế chấp tài sản cho người nghèo trong tất cả các hoạt động kinh tế. Ngân hàng đảm bảo thu nhập từ các dự án sản xuất cho người nghèo, đầu tư vào trái phiếu chính phủ, hướng dẫn người nghèo cách thức đầu tư vào các dự án kinh doanh nhỏ và tiểu thủ cơng nghiệp. Có 4 loại hình cho vay do ngân hàng đề ra: vay cơ bản, vay phát triển nhà, vay phát triển giáo dục và cho vay hỗ trợ khó khăn. Những người đi vay được kết hợp vào các nhóm tự giúp, mỗi nhóm gồm năm cá thể được cho vay lần lượt mà khả năng tín dụng của mỗi người trong nhóm bị ràng buộc lẫn nhau, nếu một người khơng trả nợ thì những người kia cũng bị ngưng cấp tín dụng. Ngồi ra, những người đi vay còn phải cam kết với ngân hàng về các vấn đề đảm bảo an sinh xã

hội như là chăm lo xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế của gia đình và cộng đồng.

Năm 2006, Giáo sư Muhammad Yunus và ngân hàng của mình đã cùng đồng nhận giải Nobel hồ bình “vì những nổ lực sáng tạo nên sự phát triển kinh tế và xã hội”. Ngân hàng Grameen không những giúp người dân nghèo Banladesh thốt nghèo mà cịn góp phần tạo sự bình đẳng giới tại một quốc gia có đến 86% dân số theo Hồi giáo và 84% phụ nữ mù chữ (Ước tính năm 1976). Hiện tại, trên thế giới có khoảng 168 bản sao của Grameen Bank tại 44 quốc gia. Sự thành công ban đầu của Ngân hàng Grameen cũng kích thích sự thành lập một số tổ chức tài chính vi mơ khổng lồ khác như BRAC, ASA, Proshika…

Ngân hàng Nông nghiệp và các Hợp tác xã Thái Lan (BAAC): Hoạt động

tài chính vi mơ được coi là cơng cụ xóa đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của người nghèo, quản lý rủi ro, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân Thái Lan thông qua việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp, hoạt động đầu tư và Marketing sản phẩm nơng nghiệp, BAAC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mơ đảm bảo chi phí hoạt động hiệu quả và quản lý tài chính bền vững. Cung cấp các dịch vụ tín dụng tới người nơng dân để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển các sản phẩm mới cho người nông dân và mở rộng điểm giao dịch để tăng khả năng tiếp cận của nơng dân tới các dịch vụ tài chính của BAAC mà khơng tốn chi phí của họ; phát triển và cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để hỗ trợ người dân một cách hiệu quả, BAAC cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vi mơ tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. Đa dạng các dịch vụ giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn dịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 26)