.1 Tín dụng góp phần cải thiện hiệu quả xã hội chung đối với huyện Mỏ Cày

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 73 - 74)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN

4. 2.3 So sánh sự khác nhau theo khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội của ha

4.3 .1 Tác động nâng cao hiệu quả kinh tế

4.3.2 .1 Tín dụng góp phần cải thiện hiệu quả xã hội chung đối với huyện Mỏ Cày

Bắc:

Khơng có một đo lường chính xác nào cho hiệu quả xã hội mang lại từ hoạt động tín dụng cho người nghèo, nhưng tồn bộ các dữ liệu đã phân tích cho ta thấy được những hiệu quả xã hội hết sức tích cực cho địa phương.

+ Đa số người nghèo đều được tiếp cận tín dụng: Năm 2013, đã có 85% hộ nghèo 12% hộ cận nghèo đều được vay vốn để phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống, điều này sẽ giúp người nghèo có thêm nhiều điều kiện thoát nghèo cao hơn.

+ Làm giảm số lượng hộ nghèo địa phương: Giảm 25% số lượng hộ nghèo từ 2011-2013, tỷ lệ thoát nghèo tăng dần qua từng năm.

+ Đầu tư phát triển giáo dục: Trên 30% con cái các hộ nghèo, gia cảnh khó khăn của địa phương được đầu tư học hành, làm tăng một nguồn nhân lực có trình độ cho xã hội.

+ Gia tăng sinh kế, giải quyết việc làm nhàn rỗi của địa phương: Việc phát triển kinh tế của hộ nghèo làm gia tăng sinh kế, giải quyết một lượng lớn lao động có thêm việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập, đóng góp thêm sản phẩm lao động cho xã hội.

+ Góp phần ổn định trật tự xã hội: Mặc dù khơng có sự thay đổi nhiều về chi tiêu và thu nhập nhưng những tác động về mặt kinh tế này đã giúp người nghèo có cơng việc ổn định, có thể giải quyết khó khăn gia đình, hạn chế việc tham gia các hình thức tín dụng phi chính thức như hụi hè, vay lãi cao…đã làm khó khăn càng khó khăn hơn dẫn đến nợ nần chồng chất, gia đình lao đao có lúc dẫn đến mất trật tự xã hội.

+ Hạn chế hình thức tín dụng phi chính thức làm nảy sinh các vấn đề xã hội: Việc phát triển các hình thức tín dụng chính thức và các tổ chức TCVM cũng làm hạn chế sự lan rộng của tín dụng phi chính thức, điều này tốt cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng.

+ Góp phần cải thiện môi trường, sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội: Các

khoản vay đối với nước sạch và vệ sinh mơi trường góp phần cải thiện điều kiện sống người dân mà cịn đóng góp chung vào cơng cuộc bảo vệ mơi trường, làm tăng điều kiện sức khỏe, giảm bớt bệnh tật, cải thiện phần nào hạ tầng cơ sở cho địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)