3 Tác động của tín dụng đến hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 30)

CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2. 3 Tác động của tín dụng đến hiệu quả xã hội

Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2011) nghiên cứu về tài chính vi mơ tại Hải Dương và Tiền Giang thơng qua hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng CSXH, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình Tài chính vi mơ đã kết luận: Có sự thay đổi việc làm tốt hơn cho khách hàng sau vay vốn; Tín dụng thực sự có tác động tích cực đến mức sống của người nghèo, Tình trạng nhà ở, vệ sinh, nước sinh hoạt đều có những thay đổi tích cực; đa số khách hàng được phỏng vấn đều cho rằng họ có điều kiện được học hỏi nhiều hơn, tự tin hơn trong cuộc sống, tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế.

4 Trích nguồn: Triển vọng kinh tế, Doanh nghiệp siêu nhỏ đặt nền móng cho phát triển kinh tế, Tạp chí điện tử

Trên cơ sở những nghiên cứu trước, tác giả hình thành khung phân tích nhằm đánh giá tình hình thực tế về tác động tín dụng của người nghèo tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre. ( Xem sơ đồ 2. 4)

Sơ đồ 2. 4: Khung phân tích đánh giá tác động tín dụng ngƣời nghèo

( Nguồn: Đúc kết từ những nghiên cứu trước và tác giả tự xây dựng )

Người nghèo theo chuẩn quy định có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp cận nguồn tín dụng qua hai kênh chính thức, bán chính thức từ Ngân hàng CSXH và các tổ chức tài chính vi mơ tại địa phương tùy thuộc vào điều kiện hộ gia đình và mục đích vay cụ thể. Cách tiếp cận tín dụng thơng qua việc tham gia vào các tổ, nhóm vay được hình

Người nghèo Tổ chức cung cấp tín dụng Ngân hàng CSXH Tổ chức tài chính vi mơ

Hiệu quả kinh tế

 Hoạt động kinh tế

 Thu nhập

 Đa dạng hóa thu nhập

 Chi tiêu

 Tiết kiệm

Hiệu quả xã hội

 Điều kiện sống gia đình: nhà ở, nước sạch, VSMT

 Giáo dục

 Việc làm

 Phát triển năng lực cá nhân

 Giao tiếp cộng đồng, sự tự tin

Hiệu quả tín dụng

thành tại tổ, ấp địa phương nơi sinh sống với nguồn vốn vay từ hai tổ chức nêu trên. Chính sách hỗ trợ giảm nghèo từ Chính phủ cho phép người nghèo được vay ở nhiều chương trình với mức lãi suất hỗ trợ người nghèo: Vay phát triển kinh tế, vay đầu tư học hành, việc làm, vay sửa chữa nhà ở, các cơng trình nước sạch, vệ sinh môi trường…Tuy nhiên, đối với nguồn Tín dụng từ Tài chính vi mơ chỉ nhằm mục đích vay phát triển kinh tế, các chương trình cịn lại đều được cấp vốn tại NHCSXH. Theo những nghiên cứu trước đã trình bày, nguồn tín dụng sẽ có tác động đến hiệu quả kinh tế về thu nhập, chi tiêu, mức tiết kiệm cũng như có sự tác động về hoạt động kinh tế, việc làm tạo ra thu nhập cho hộ gia đình của người vay. Những hiệu quả xã hội mang lại có thể tác động lên mức sống, giải quyết việc làm, làm tăng năng lực bản thân cũng như vị thế cuộc sống của người nghèo.

Bằng kết quả nghiên cứu thực tế tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre, tác giả sẽ dựa vào khung phân tích trên để kiểm chứng lại một lần nữa về hiệu quả của tín dụng đối với người nghèo.

2. 3_ Kinh nghiệm giảm nghèo bằng tín dụng của các quốc gia

Grameen Bank: là ngân hàng phục vụ người nghèo ở Bangladesh. Nguồn gốc

của Grameen có thể được được tính từ năm 1976 khi Giáo sư Muhammad Yunus - Giám đốc chương trình kinh tế nơng thơn ở Đại học Chittagong, Bangladesh - thực hiện dự án nghiên cứu khảo sát tính khả thi của việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho vùng nông thôn nghèo. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Grameen là cung cấp tín dụng mà khơng cần thế chấp tài sản cho người nghèo trong tất cả các hoạt động kinh tế. Ngân hàng đảm bảo thu nhập từ các dự án sản xuất cho người nghèo, đầu tư vào trái phiếu chính phủ, hướng dẫn người nghèo cách thức đầu tư vào các dự án kinh doanh nhỏ và tiểu thủ cơng nghiệp. Có 4 loại hình cho vay do ngân hàng đề ra: vay cơ bản, vay phát triển nhà, vay phát triển giáo dục và cho vay hỗ trợ khó khăn. Những người đi vay được kết hợp vào các nhóm tự giúp, mỗi nhóm gồm năm cá thể được cho vay lần lượt mà khả năng tín dụng của mỗi người trong nhóm bị ràng buộc lẫn nhau, nếu một người khơng trả nợ thì những người kia cũng bị ngưng cấp tín dụng. Ngồi ra, những người đi vay còn phải cam kết với ngân hàng về các vấn đề đảm bảo an sinh xã

hội như là chăm lo xây dựng và phát triển văn hố, giáo dục, y tế của gia đình và cộng đồng.

Năm 2006, Giáo sư Muhammad Yunus và ngân hàng của mình đã cùng đồng nhận giải Nobel hồ bình “vì những nổ lực sáng tạo nên sự phát triển kinh tế và xã hội”. Ngân hàng Grameen không những giúp người dân nghèo Banladesh thốt nghèo mà cịn góp phần tạo sự bình đẳng giới tại một quốc gia có đến 86% dân số theo Hồi giáo và 84% phụ nữ mù chữ (Ước tính năm 1976). Hiện tại, trên thế giới có khoảng 168 bản sao của Grameen Bank tại 44 quốc gia. Sự thành công ban đầu của Ngân hàng Grameen cũng kích thích sự thành lập một số tổ chức tài chính vi mơ khổng lồ khác như BRAC, ASA, Proshika…

Ngân hàng Nông nghiệp và các Hợp tác xã Thái Lan (BAAC): Hoạt động

tài chính vi mơ được coi là cơng cụ xóa đói giảm nghèo, cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng, sản xuất của người nghèo, quản lý rủi ro, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Với mục tiêu nâng cao đời sống của nông dân Thái Lan thơng qua việc hỗ trợ tài chính cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp, hoạt động đầu tư và Marketing sản phẩm nông nghiệp, BAAC có nhiệm vụ tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mơ đảm bảo chi phí hoạt động hiệu quả và quản lý tài chính bền vững. Cung cấp các dịch vụ tín dụng tới người nơng dân để giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển các sản phẩm mới cho người nông dân và mở rộng điểm giao dịch để tăng khả năng tiếp cận của nơng dân tới các dịch vụ tài chính của BAAC mà khơng tốn chi phí của họ; phát triển và cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để hỗ trợ người dân một cách hiệu quả, BAAC cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vi mơ tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ. Đa dạng các dịch vụ giúp người dân có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Không chỉ đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ, BAAC còn cung cấp vốn vay tới người dân bằng rất nhiều hình thức cho vay khác nhau như: Cho vay trực tiếp tới khách hàng vay vốn; cho vay thông qua các hợp tác xã; cho vay thông qua

các hiệp hội; cho vay thông qua các ngân hàng làng; cho vay qua các nhóm tương hỗ; cho vay dưới sự bảo lãnh của ngân hàng. BAAC cung cấp các món vay nhỏ tới người nghèo khơng có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định và lịch sử tín dụng tốt. Hoạt động tín dụng vi mơ cho phép người nghèo thực hiện các dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo. BAAC thực hiện cho vay bán bn đến các tổ nhóm và các tổ nhóm sẽ cho các thành viên vay lại. BAAC phân loại khách hàng là các tổ nhóm hoặc các doanh nghiệp tài chính nhỏ dựa trên cộng đồng với các tiêu chí: Tổ nhóm đã phát triển thành một tổ nhóm vững mạnh; có hệ thống quản lý tài chính tốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; có quy tắc hoạt động rõ ràng về chất lượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của các thành viên, phân chia cổ tức, phúc lợi xã hội, chế độ hợp thành của các thành viên và các quy định cần thiết khác về hoạt động của tổ nhóm; phải có hội đồng quản lý với sự tham gia của các thành viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt.

Có thể thấy việc thực hiện các chương trình cho vay, hỗ trợ xã hội tại Thái Lan nói chung đạt được sự bền vững và thành công nhờ những yếu tố sau:

+ Thứ nhất, BAAC đưa ra rất nhiều sản phẩm cho vay đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, việc tiếp cận được với những khách hàng tại cấp cơ sở thơng qua các tổ nhóm đã cho thấy tính hiệu quả trong việc cung cấp vốn tới các khách hàng và sự thuận lợi trong quản lý vốn vay. + Thứ hai, theo BAAC việc cho vay với lãi suất thị trường đi kèm với chất lượng phục vụ tốt sẽ đảm bảo được tính bền vững và giảm sự bao cấp của Chính phủ.

+ Thứ ba, theo Hiệp hội tín dụng Klongchan và Liên đồn hiệp hội tín dụng Thái Lan thì sự đóng góp của các thành viên vào hoạt động của tổ chức đóng vai trị quan trọng nhất đến sự tồn tại và phát triển của hiệp hội. Ngoài ra, việc đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp tới khách hàng quyết định sự vững mạnh của tổ chức.

+ Thứ tư, việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong quy trình phê duyệt khoản vay sẽ giúp xử lý phân tích khoản vay chính xác, nhanh chóng và hiệu quả giảm được chi phí xử lý rủi ro.

+ Thứ năm, các ngân hàng cịn ln có các chương trình dạy nghề, xúc tiến việc làm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người dân, nhờ vậy họ có thể có một cơng việc ổn định, đảm bảo và thu nhập cao hơn. Đây thực sự là một sự hỗ trợ mang tính lâu dài, thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu nhu cầu người dân của Hiệp hội tín dụng Thái Lan cũng như của BAAC.

+ Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các tổ chức tài chính vi mơ Thái Lan được thực hiện rất tốt Chương trình đào tạo khơng chỉ giúp các cán bộ của các tổ chức tài chính vi mơ được nâng cao kiến thức về chuyên môn và các kỹ năng khác mà còn làm cho họ thêm u nghề và gắn bó với cơng việc.

Các tổ chức tài chính vi mơ thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và XĐGN.

Ngân hàng Rakyat Indonesia :Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) chuyển từ

ngân hàng hợp tác (cooperative bank) thành ngân hàng thương mại nhà nước năm 1950. Trong những năm 1970, 3600 đơn vị Desas BRI (ngân hàng làng) được tạo ra để thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển nơng nghiệp của chính phủ và trở thành đại lý cho các chương trình cho vay có trợ cấp của chính phủ, nhưng các đơn vị này khơng đạt được tính bền vững. Năm 1984, đơn vị Desas được tái cơ cấu và tiếp cận tài chính vi mơ theo hướng thương mại, áp dụng mức lãi suất bền vững, khơng có trợ cấp, gia tăng hiệu quả quản lý và nỗ lực huy động tiết kiệm, giúp BRI có lợi nhuận tài chính ngay năm sau đó. Năm 2003, BRI niêm yết, và trở thành ngân hàng vi mô lớn về bền vững tài chính hàng đầu Indonexia và khu vực. Tiết kiệm là chìa khóa thành cơng đối với hoạt động của BRI, hoạt động tiết kiệm được tiến hành ngay tại đơn vị Desas, tại khu vực đô thị và theo các chương trình của chính phủ. Phương châm cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất thực dương, do vậy, chúng được ưa chuộng với các hộ gia đình có thu nhập thấp. BRI có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng mới, bằng các tích lũy điểm khi gửi tiền, và giải thưởng bằng xổ số cho các khách hàng. Các khoản vay TCVM tại BRI cung cấp vốn lưu động, vốn đầu tư cho người vay với điều kiện bắt

buộc người vay phải có thế chấp, được xác định một cách linh hoạt và nới lỏng dần đối với khách hàng có uy tín. Số tiền cho vay dao động khoảng 3$ đến khoảng 5000$ và thời gian vay dao động từ 1 tháng - 36 tháng (tùy khoản vay). Trả nợ vay được chia nhỏ, trả linh hoạt theo từng kỳ, hoặc trả hàng tháng, quý, hoặc nửa năm (tùy theo lựa chọn từ khách hàng), tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ và tránh việc trả nợ gốc và lãi 1 lần vào cuối kỳ, giảm khả năng rủi ro cho người vay.

Ngân hàng CARD – Philippines: Tiền thân của Ngân hàng CARD là một NGO hoạt động về TCVM trực thuộc CARD (Center for Agriculture and Rural Development - một quỹ xã hội ở Philippines). NGO này ra đời năm 1989, nhằm vận dụng mơ hình GB vào Philippines, đưa các dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo nông thôn, đặc biệt, những phụ nữ khơng có đất, giúp họ khởi nghiệp với các dự án kinh doanh nhỏ hoặc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ hiện có để tạo thu nhập, nâng cao đời sống. Năm 1997, sau 8 năm hoạt động, CARD NGO chính thức được Ngân hàng Trung ương Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng nông thôn tại thành phố San Pablo, với vốn góp ban đầu Php 5.000.000 (167.000 USD). Từ đây, Ngân hàng có cơ sở pháp lý để huy động tiền gửi từ công chúng và khai thác thị trường cho vay thương mại, đồng thời, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập. Ðây là một ví dụ sinh động chuyển đổi mơ hình hoạt động từ một NGO thành một trung gian tài chính chính thức tại Philippine cũng như các nước trong khu vực Ðông Nam Á. Ðến tháng 01/2012, Ngân hàng này phục vụ 617. 285 khách hàng, với dư nợ 2,47 tỉ Php (58,56 triệu USD), tỉ lệ hoàn trả đạt 99,18%. Hoạt động của Ngân hàng giống với GB ở Bangladesh. Có hơn 750 nghìn người đã là khách hàng của CARD, trong đó, phần lớn là người rất nghèo và khơng có đất, do vậy, các dịch vụ ngân hàng được thiết kế phục vụ phù hợp, đưa các dịch vụ tới tận cộng đồng theo hình thức “tín dụng tận ngõ”, và phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của họ, mà không phải thế chấp. Do linh hoạt trong nhận tiết kiệm, Ngân hàng CARD thu nhận được nguồn tiết kiệm khá lớn từ người nghèo, cụ thể, từ năm 2009, khoản gửi tiết kiệm chiếm trên 50% tổng tài sản tại CARD, trong khi lượng tiền gửi tại CARD chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ.

Swayam Krishi Sangam (SKS) Ấn Độ: Học tập phương pháp cho vay của Ngân hàng Grameen ra đời vào năm 1998. Nó cung cấp các sản phẩm MF thơng qua một mơ hình cho vay đối với nhóm phụ nữ nghèo vì mục đích lợi nhuận. Nhiệm vụ của SKS: “Để trao quyền kinh doanh cho những người nghèo nhất nhóm cung cấp các dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo ở cấp độ làng xã một cách đầy đủ nhất”. SKS được biết đến là tổ chức tài chính vi mơ đầu tiên ở Ấn Độ phát triển hệ thống MIS và giành được giải thưởng. Từ khi thành lập, SKS đã cung cấp 40 triệu USD tín dụng vi mơ cho hơn 150. 000 phụ nữ ở miền Nam Ấn Độ thông qua 45 chi nhánh và 500 nhân viên. Sản phẩm tài chính vi mơ của SKS: SKS vận hành theo mơ hình Tập đồn trách nhiệm hữu phần (Joint Liability Group- JLG). Hình thức tín dụng thực hiện theo nhóm năm thành viên. SKS cung cấp 8 sản phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng: vay tạo thu nhập, các khoản cho vay trung hạn, khoản vay vàng, vay nhà ở, bảo hiểm nhân thọ, …Huy động vốn ở SKS: SKS đã phải huy động tiền từ các công ty khác nhau và các nhà tài trợ cá nhân để duy trì hoạt động của mình. Cách thức huy động vốn này thúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá tác động tín dụng đối với người nghèo tại huyện mỏ cày bắc tỉnh bến tre (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)