CHƢƠNG II : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. 3 KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO BẰNG TÍN DỤNG CỦA CÁC QUỐC GIA
2.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Một số bài học hay đúc kết từ kinh nghiệm của các nước cho hoạt động tín dụng của Việt Nam:
Chuyển đổi mơ hình hoạt động như đơn vị tài chính vi mơ: Sự thành công của
BRI (Indonesia), BAAC (Thái Lan) cũng đã chứng minh rằng sự chuyển đổi hoạt động từ chương trình hỗ trợ người nghèo của Chính phủ thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ, cung cấp dịch vụ theo yêu cầu và tự bù đắp chi phí sẽ phục vụ phát triển tốt hơn và bền vững hơn.
Xóa bỏ các chương trình tín dụng trợ cấp, khuyến khích thành tài chính vi mơ thương mại, hạn chế dần những chương trình hỗ trợ theo kiểu cho vay như khơng, cần
có chính sách lãi suất phù hợp cho mỗi sản phẩm tín dụng làm giảm tư tưởng trông chờ ỷ lại, khơi dậy động lực, kích thích tính sáng tạo của người nghèo.
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Đưa ra nhiều sản phẩm, chương trình cho vay
đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có khả năng lựa chọn sản phẩm, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính vi mơ tới người dân, bao gồm: Dịch vụ tiền gửi; cho vay; dịch vụ thanh toán; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ, phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của khách hàng. Thực hiện mô hình “ tín dụng tận ngõ”, làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng rộng rãi cho người nghèo.
Nâng cao vai trò, chịu trách nhiệm liên đới của nhóm vay: Phân loại chia nhỏ
nhóm vay từ 5-7 thành viên, đánh giá khả năng phát triển, khả năng thu hồi vốn để có những mức vốn và lãi suất phù hợp, linh hoạt. Nâng cao vai trị hoạt động nhóm vay theo kiểu phụ thuộc lẫn nhau, sử dụng áp lực nhóm, bảo lãnh vay, chia sẻ rủi ro, cùng chịu trách nhiệm chung, đánh giá xếp hạng tín dụng, khuyến khích mức vay cao hơn, tạo tinh thần cộng đồng trách nhiệm, tăng tính khả thi kinh tế, tạo hiệu quả thu hồi vốn cao.
Phát triển mạnh huy động Tiết kiệm: Phát triển quỹ tín dụng tự nguyện, tín
dụng bắt buộc, linh hoạt trong cách nhận tiết kiệm, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất, thu hút các khoản tiết kiệm bằng cách tính điểm tích lũy, các chương trình trúng thưởng khi gửi tiền nhằm khuyến khích các khoản tiết kiệm dù nhỏ nhất.
Áp dụng linh hoạt mức vay, lãi suất, thời hạn vay theo nhóm đối tượng: Thực
hiện chính sách trả nợ linh hoạt, chia nhỏ các khoản vay, trả theo từng kỳ, hoặc trả hàng tháng, quý, hoặc nửa năm (tùy theo lựa chọn từ khách hàng), tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ và tránh việc trả nợ gốc và lãi 1 lần vào cuối kỳ, giảm khả năng rủi ro cho người vay.
Hỗ trợ nghề nghiệp: Ngân hàng tạo điều kiện, hỗ trợ chương trình dạy nghề,
xúc tiến việc làm, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người dân, nhờ vậy họ có thể có một công việc ổn định, đảm bảo và thu nhập cao hơn, nhằm đảm bảo hiệu quả tín dụng.
Phát triển nguồn nhân lực: Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
của các tổ chức tín dụng, giúp các cán bộ của các tổ chức tín dụng nâng cao kiến thức về chuyên môn và các kỹ năng khác mà còn làm cho họ thêm yêu nghề và gắn bó với cơng việc.
Phát triển kênh huy động vốn: Mở rộng hình thức cho vay, huy động vốn như
các Ngân hàng thương mại nhằm giảm sự phụ thuộc từ Chính Phủ làm tăng nguồn vốn hoạt động và tăng tính tự chủ của Ngân hàng trong bù đắp chi phí.
Trao quyền, cung cấp các sản phẩm tài chính vi mơ: NH thực hiện giao quyền
kinh doanh sản phẩm tài chính vi mơ cho các tổ chức đoàn thể địa phương ( như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến Binh…. ) kèm theo cơ chế quản lý được quy định chặt chẽ: có chiến lược phát triển, có hệ thống quản lý tài chính tốt; có hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống văn bản và quản lý tài chính chuẩn; có quy tắc hoạt động rõ ràng về chất lượng thành viên, tiết kiệm, vốn góp của các thành viên, có chương trình phát triển rõ ràng ; phải có hội đồng quản lý với sự tham gia của các thành viên có năng lực, tư cách đạo đức tốt, có sự cam kết với ngân hàng về các vấn đề đảm bảo an sinh xã hội như là chăm lo xây dựng và phát triển văn hố, giáo dục, y tế của gia đình và cộng đồng.
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO NGƢỜI NGHÈO TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC TỈNH BẾN TRE