Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng kết quả thu thập từ các cuộc điều tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong 3 năm 2011, 2013 và 2015. Đây là bộ dữ liệu được Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (ILSSA) thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Khoa Kinh tế (DoE) của Trường Đại học Copenhagen, Trường Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-WIDER) cùng với Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam lên kế hoạch và thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuộc cả khu vực chính thức và phi chính thức ở Việt Nam. Các cuộc điều tra này được thiết kế dựa trên các vịng điều tra trước đó.
Các cuộc điều tra thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong khu vực chế biến của Việt Nam vào các tháng 6, 7 và 8 của các năm 2011, 2013 và 2015. Điều tra được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Báo cáo điều tra các năm sau được xây dựng dựa trên các thông tin doanh nghiệp
được điều tra từ các năm trước. Tương ứng, báo cáo năm 2011 và 2013 sử dụng mẫu của các cuộc điều tra gồm gần 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có các doanh nghiệp được điều tra lặp lại từ năm 2005; với báo cáo năm 2015, số lượng doanh nghiệp tăng lên 2.648 gồm các doanh nghiệp được điều tra từ năm 2005 trở lại đây và một số doanh nghiệp mới được bổ sung để thay thế cho một số doanh nghiệp không phản hồi trong cuộc điều tra. Số liệu chéo cho tổng 3 năm 2011, 2013 và 2015 thể hiện 7.701 doanh nghiệp SME tuy nhiên số lượng doanh nghiệp xuất hiện trong cả 3 lần khảo sát từ năm 2011-2015 chỉ còn 2.512 doanh nghiệp. Với dữ liệu bảng được kết hợp từ dữ liệu chéo của 3 năm khác nhau, đây là dữ liệu bảng không cân bằng với một số lượng khá lớn các quan sát khơng xuất hiện đủ ở cả 3 năm do đó chúng sẽ chỉ được theo dõi ở 1 hoặc 2 năm.