Chương 4 : Kết quả và thảo luận
4.2 Kết quả mơ hình tác động của chính sách đào tạo và năng suất doanh
chất lượng sản phẩm để đánh giá tác động của việc thực hiện chi trả lương theo năng lực đến năng suất doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả thu được là biến chi trả theo năng lực khơng có ý nghĩa thống kê do bị đa cộng tuyến. Thêm vào đó, tỉ lệ doanh nghiệp có thực hiện đồng thời cả hai chính sách này thấp, tương ứng 6% trên tổng số doanh nghiệp được khảo sát.
4.2 Kết quả mơ hình tác động của chính sách đào tạo và năng suất doanh nghiệp nghiệp
Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mơ hình và theo ngành được trình bày ở Bảng 2 và Bảng 4 của Phụ lục. Đối với kiểm định về tác động của chính sách đào tạo đến năng suất doanh nghiệp, 21 ngành trong dữ liệu khảo sát SMEs được phân bổ vào 2 ngành lớn là Sản xuất và Phi sản xuất (Thang et al., 2008). Định nghĩa chi tiết từng biến được trình bày ở Bảng 4.1.
Nhìn chung, tỉ lệ lao động được đào tạo ở các doanh nghiệp SMEs vẫn còn thấp, đồng thời số ngày đào tạo trung bình cho lao động có năm làm việc tại doanh nghiệp lớn hơn 1 cũng như mới được tuyển dụng trong cũng thấp tương ứng. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp SMEs ở Việt Nam vẫn chưa thực sự chú trọng đến vấn đề đào tạo lao động. Về hệ số tương quan, các yếu tố vốn, lao động có mức độ tương quan mạnh đến năng suất (cao hơn 0.7) trong khi đó mức độ tương quan của tỉ lệ lao động được đào tạo tại doanh nghiệp khá yếu với năng suất. Tuy vậy, cả ba yếu tố đều có mức độ tương quan tích cực và đáng kể đến năng suất trong đó vốn và lao động được xem là những yếu tố quan trọng hơn tác động đến năng suất doanh nghiệp.
Có khá nhiều nghiên cứu đo lường tác động của đào tạo đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp (Bartel, 1994; Tan & Batra, 1995; Black & Lynch, 1996; Ng & Siu, 2004) và một số khác ước lượng tác động của đào tạo đến năng suất doanh nghiệp (Bartel, 1994; Tan & Batra, 1995; and Zwick, 2006). Đào tạo đều có tác
động đến hiệu suất của doanh nghiệp bao gồm cả doanh số bán hàng và năng suất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào kiểm tra tác động của đào tạo đến yếu tố năng suất doanh nghiệp.
Với mơ hình (6), hồi quy OLS dữ liệu bảng được thực hiện để kiểm tra giả thuyết H2. Kết quả hồi quy của mơ hình được thể hiện ở Bảng 4.3 với biến phụ thuộc là năng suất doanh nghiệp đồng thời kết quả hồi quy cũng đã được xử lý các vấn đề về tự tương quan, phương sai sai số thay đổi và tỉ lệ lạm phát qua các năm. Ở cả 3 cột tương ứng với 3 mơ hình hồi quy theo ngành, biến đào tạo đều có tác động đáng kể đến năng suất doanh nghiệp. Khi không phân chia theo ngành, 1% gia tăng trong số lượng lao động được đào tạo góp phần gia tăng năng suất 27.1%. Tương ứng, kết quả 1% gia tăng trong số lượng lao động được đào tạo làm tăng năng suất doanh nghiệp 28% đối với ngành sản xuất và 24.4% đối với ngành phi sản xuất. Những kết quả này góp phần làm sáng tỏ giả thuyết H2. Ngồi ra, kết quả cũng đưa đến một điểm tương đồng với kết quả bài nghiên cứu của Thang et al. (2008) rằng việc đào tạo ở các doanh nghiệp sản xuất không chỉ tác động đến năng suất của doanh nghiệp này và mức tác động này là lớn nhất so với doanh nghiệp phi sản xuất và toàn ngành. Điều này giúp lập luận được đào tạo đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất của một công ty sản xuất, đồng thời kết quả này có thể làm sáng tỏ tình trạng thiếu hụt nhân viên thiếu kỹ năng xảy ra ở các nước đang phát triển cũng như cần nâng cao chính sách cải thiện kỹ năng cho người lao động để đảm bảo gia tăng năng suất doanh nghiệp ở mức tối đa.
Các biến về vốn và tổng số lao động toàn thời gian của doanh nghiệp ở cả 3 mơ hình đều có tác động đáng kể đến năng suất. Các biến số ngày làm việc trung bình trong tháng, số giờ trung bình làm việc trong ngày, số lượng lao động nữ cũng có có tác động đáng kể đến năng suất ở cả 3 mơ hình; biến trình độ lao động từ đại học trở lên có tác động đáng kể đến năng suất đối với tất cả các ngành và chỉ ngành sản xuất nhưng khơng có tác động đến năng suất đối với ngành phi sản
xuất. Kết quả cũng cho thấy hai biến trình độ lao động nữ từ đại học trở lên và số lao động được tuyển dụng trong năm đều khơng có tác động đến năng suất ở các ngành. Các biến cịn lại hầu như có tác động khá nhỏ đến năng suất dù được xem xét trong 2 ngành chính hoặc trong kết quả khơng phân chia ngành. Ngồi ra, kết quả còn cũng chỉ ra biến quy mơ doanh nghiệp có tác động ngược chiều đến năng suất trong mơ hình tác động của chính sách đào tạo đến năng suất ở tất cả các ngành, điều này có thể được nhìn nhận rằng chi phí đào tào sẽ tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mơ và nếu chi phí này tăng hơn mức tăng của doanh thu thì doanh nghiệp bị thua lỗ tương ứng giá trị gia tăng bị âm hay năng suất doanh nghiệp bị giảm.
Đối với sự phân chia theo ngành, ngồi kết quả chính rằng đào tạo có tác động gia tăng năng suất ở các doanh nghiệp sản xuất cao hơn các doanh nghiệp phi sản xuất, các nhân tố về vốn và lao động ở doanh nghiệp sản xuất có tác động không đáng kể bằng tác động ở các doanh nghiệp phi sản xuất. Tuy nhiên, độ chênh lệch của các nhân tố đối với năng suất ở cả hai ngành có thể xem xét trong mức độ khơng đáng kể.
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy chính sách đào tạo và năng suất doanh nghiệp
Biến phụ thuộc: lnproductivity
Các ngành (1) Các doanh nghiệp Tên biến Ngành sản xuất (2) Ngành phi sản xuất (3) lnasset 0.223 0.221 0.221 (0.008)*** (0.011)*** (0.012)*** lnlabor 0.929 0.913 1.001 (0.015)*** (0.019)*** (0.028)*** ratio_trainedworkers 0.271 0.28 0.244 (0.052)*** (0.06)*** (0.104)** number_hiredemployees -0.0001 0.001 -0.003 (0.002) (0.003) (0.006) firm_size -0.001 -0.001 -0.004 (0.0003)** (0.0003) (0.001)*** working_days 0.012 0.011 0.012 (0.003)*** (0.005)** (0.005)** working_hours 0.074 0.097 0.059 (0.01)*** (0.016)*** (0.013)*** professionals_workforce 0.425 0.415 0.398 (0.168)*** (0.208)** (0.299) women_workforce -0.36 -0.406 -0.25 (0.035)*** (0.046)*** (0.058)*** professionals_women -0.004 -0.009 0.008 (0.006) (0.01) (0.009) labor_contract 0.002 0.002 0.001 (0.0003)*** (0.0004)*** (0.001)**
constant 19.575 19.49 19.64
(0.18)*** (0.245)*** (0.27)***
Adjusted R-square 0.837 0.831 0.828
Ghi chú: a) Thống kê mô tả của hai ngành Sản xuất và Phi sản xuất được thể hiện ở Phụ lục.
b) Số lượng quan sát của (1) = 5.091 Số lượng quan sát của (2) = 2.916 Số lượng quan sát của (3) = 2.171 c) Sai số được thể hiện trong ngoặc d) Có ý nghĩa thống kê ở mức 1%: *** Có ý nghĩa thống kê ở mức 5%: ** Có ý nghĩa thống kê ở mức 10%: *
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đặt ra và cũng hỗ trợ thêm cho các kết quả từ các nghiên cứu trước đó của Barron et al. (1994), Bishop (1994), Bartel (1995), Dearden et al. (2000), Thang and Quang (2005), Thang et al. (2008), Thang and Buyens (2008).
Mặc dù kết quả tác động của đào tạo đến năng suất là tích cực, tỉ lệ trung bình nhân viên mới và nhân viên đang lao động tại doanh nghiệp được doanh nghiệp tiến hành đào tạo chỉ chiếm 5% cho thấy các doanh nghiệp SMEs vẫn chưa chú trọng đến vấn đề đào tạo lao động. Điều đáng chú ý hơn, tỉ lệ doanh nghiệp thực hiện đào tạo đang bị giảm sút với tỉ lệ 11% năm 2013 và đến năm 2015, tỉ lệ này giảm còn 8%. Westhead and Storey (1996) đưa ra một số nhận định lý giải cho vấn đề ít quan tâm đến đào tạo ở các doanh nghiệp SMEs so với các doanh nghiệp lớn. Thứ nhất là vấn đề giá cả, giá chi cho hoạt động đào tạo không chỉ gồm giá thị trường mà cịn các chi phí giám sát quản lý và chi phí cơ hội của việc tham gia đào tạo mà không tham gia vào hoạt động tạo ra năng suất (Vickerstaff, 1992). Và chi phí cơ hội về quản lý thời gian giữa công ty nhỏ và lớn là khác nhau, mức khác nhau này thường là mức chi phí tổn thất lớn hơn cho cơng ty nhỏ và nhỏ hơn cho
các cơng ty lớn. Chính vì thế, các SMEs thường lựa chọn ít đầu tư vào đào tạo. Thêm vào đó, chi phí đào tạo thường sẽ được chi trả ở mức cao nếu số người đi đào tạo ít và mức phí này có thể giảm dần nếu số người đi đào tạo gia tăng. Lý do thứ hai liên quan đến lợi nhuận, với quy mô hoạt động nhỏ hơn, thị phần ít hơn, các doanh nghiệp SMEs ln muốn kiểm sốt chi phí ở mức thấp nhất với mức doanh thu mong đợi nhằm đảm bảo cho mức lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác, những doanh nghiệp nhỏ có mức độ ràng buộc về tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, các chi phí về đào tạo dễ bị đưa vào trạng thái kiểm soát hơn ở các doanh nghiệp nhỏ. Lý do tiếp theo là tính khơng chắc chắn hay rủi ro mà các doanh nghiệp nhỏ đối mặt, về cơ bản, khác với các doanh nghiệp lớn cũng như sự không tồn tại của thị trường lao động nội bộ ở các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, lý do này cũng đề cập đến sự không phù hợp trong nhận thức về đào tạo: đào tạo thường chung chung, khơng có sự liên quan chun biệt đến ngành nghề kinh doanh; đào tạo thường dành cho giáo viên hơn là học viên; đào tạo khơng được thực hiện phù hợp về địa điểm, hình thức và phương tiện đào tạo. Những điểm chính này là những điểm khác nhau thường được trình bày cho vấn đề tại sao các doanh nghiệp nhỏ ít tham gia vào đào tạo (Kirby, 1990; Cambridge Small Business Research Centre, 1992; Johnson and Gubbins, 1992; Vickerstaff, 1992). Lý do cuối cùng là vấn đề thông tin. Sự tranh luận ở đây được đưa ra rằng những người đứng đầu các doanh nghiệp nhỏ ít được thơng báo về các vấn đề đào tạo hơn các doanh nghiệp lớn (Fuller et al., 1991). Các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo ít có động lực liên hệ với các cơng ty nhỏ cũng vì sự khó khăn trong liên lạc và tính hiệu quả kinh tế thấp về cung cấp thơng tin đối với các doanh nghiệp nhỏ