CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU
Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu, bao gồm các lý thuyết sau:
Lý thuyết về hiệu quả Pareto - Hiệu quả Pareto hay còn gọi là tối ưu Pareto là một trong những lý thuyết trung tâm của kinh tế học với nhiều ứng dụng rộng rãi trong lý thuyết trò chơi, các ngành kỹ thuật, cũng như khoa học xã hội. Với một nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng khơng làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà khơng cịn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Pareto hoặc tối ưu Pareto. Vận dụng tư duy này trong nghiên cứu chúng ta thấy rằng việc tăng thu nhập của người trồng rau có thể có từ việc sử dụng TBVTV tuy nhiên việc gia tăng TBVTV đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí sản xuất và có thể gia tăng chí phí chữa bệnh, trong khi vốn sản xuất và tích lũy của hộ gia đình là nguồn lực có hạn, do vậy việc cân bằng trong việc sử dụng TBVTV nhằm đạt tối ưu về thu nhập, đồng thời không làm “xấu đi” tình trạng sức khỏe hay năng suất sản xuất đó chính là nội dung hiệu quả tối ưu của Pareto.
Lý thuyết chi trả hợp lý – WTP (Willingness to Pay). Theo Breidert (2005), khi mua sắm một sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả bao nhiêu phụ thuộc vào giá trị kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của sản phẩm. Hai giá trị xác định mức giá một người sẵn lòng chấp nhận là mức giá hạn chế và mức giá tối đa. Tùy thuộc nhận định của khách hàng khi mua sản phẩm là sản phẩm dự định mua không có sản phẩm thay thế thì để có được độ hữu dụng của sản phẩm, khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá hạn chế; hoặc sản phẩm thay thế của sản phẩm dự định mua có giá trị kinh tế thấp hơn mức hữu dụng thì mức giá cao nhất
giá tối đa. Mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá cao nhất một cá nhân sẵn sàng chấp nhận chi trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ. Turner và cộng sự (1994) cho rằng mức sẵn lòng chi trả đo cường độ ưa thích của một cá nhân hay xã hội đối với một thứ hàng hóa đó. Đo lường mức độ thỏa mãn khi sử dụng một hàng hóa nào đó trên thị trường được bộc lộ bằng mức giá sẵn lịng chi trả của họ đối với mặt hàng đó. Từ các quan điểm trên chúng ta nhận thấy rằng: sự chi trả của người nông dân trồng rau cho TBVTV phụ thuộc vào mức độ hữu dụng của nó nhiều hay ít cho việc trồng rau và giá của các sản phẩm thay thế nó trên thị trường.
Phương pháp chi phí y tế (Cost of Illness): được sử dụng trong trường hợp phát sinh chi phí do sức khỏe con người bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm mơi trường. Chi phí về dịch vụ y tế chẳng hạn như chi phí khám chữa bệnh, thuốc men, chi phí do năng suất lao động giảm … được tính là chi phí do ơ nhiễm mơi trường tác động đến sức khỏe con người. Khi tiếp xúc với TBVTV người nơng dân có nguy cơ nhiễm độc qua da, đường hô hấp…điều này dẫn đến nguy cơ bệnh tật rất cao. Do vậy việc tiếp xúc thường xuyên với TBVTV và không tuân thủ theo quy trình sử dụng là nguyên nhân làm tăng chi phí y tế đối với các hộ trồng rau.