TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 47)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN

Antle và Pingali (1994 ) đã đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu tại trang trại đối với sức khỏe của người nông dân, và ảnh hưởng của sức khỏe kém đến năng suất nông nghiệp. Trong nghiên cứu này, họ phát hiện ra rằng thuốc trừ sâu liên quan đến khiếm khuyết về sức khỏe là nguyên nhân làm giảm đáng kể năng suất lao động. Antle và Capalbo (1994) đã giới thiệu một khung phân tích các khái niệm để giải thích sự tương quan sức khỏe – năng suất trong mối quan hệ vớiviệc sử dụng thuốc trừ sâu ở các nước đang phát triển. Phân tích thực nghiệm của họ cho thấy thuốc trừ sâu đã được sử dụng hiệu quả ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, người ta thấy rằng có một nguy cơ rõ ràng đến sức khỏe của con người trong việc sử dụng chúng.

Dung và Dung ( 1999) nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của thuốc trừ sâu lên sức khỏe của người nông dân trồng lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với mục tiêu nghiên cứu này các mơ hình nghiên cứu được đưa ra như sau:

Mơ hình 1: Năng suất lúa

LnY = LnA + β1 Soil + β2 Mefarm + β3 Lafarm + β4EDU2 + β5EDU3 + β6LnNPK + β7LnTodose + β8LnHirLab + β9LnFarlab

Trong đó:

LnY = logarit tự nhiên của Năng suất (tấn / ha)

LnNPK = logarit tự nhiên của tổng nitơ, phốt pho,và phân bón kali (kg / ha)

LnTodose = logarit tự nhiên tổng liều tất cả thuốc trừ sâu đã sử dụng (Gram

/ ha)

LnHirlab = logarit tự nhiên của lao động thuê (ngày công/ ha) LnFarlab = logarit tự nhiên của lao động gia đình (ngày cơng/ha)

Mefarm (Biến giả Dummy) = 1 nếu trang trại có diện tích trung bình (5-10 ha), = 0 nếu có diện tích khác

Lafarm (Biến giả Dummy) = 1 Nếu trang trại có diện tích lớn (>10 ha); = 0 có diện tích khác

EDU2 (Biến giả Dummy) = 1 Nếu nơng dân có trình độ cấp 2; = 0 nếu nơng dân có trình độ khác

EDU3 (Biến giả Dummy) = 1 nếu nơng dân có trình độ trung học và trên trung học; = 0 nếu nơng dân có trình độ khác

Mơ hình 2: Năng suất cận biên

Để xác định số lượng tối ưu của thuốc trừ sâu được sử dụng đó là mối quan hệ tỷ lệ giữa giá thuốc trừ sâu trên giá lúa bán ra. Nó được xây dựng bằng cơng thức sau:

MPP = dY/dTodose = Pp/Py

Trong đó:

MPP = giá trị năng suất cận biên của thuốc trừ sâu Pp = đơn giá thuốc trừ sâu (đồng/gram)

Py = đơn giá của lúa (đồng/kg) Mơ hình 3. Rủi ro sức khỏe

1(Pesticde) 2(Ch ln ( ) ar ) 1 i i p Odds acteristics p       Trong đó:

Odds: Biến nhị phân rủi ro sức khỏe, = 1 nếu nhập viện, =0 nếu không nhập viên

Pesticde: Biến tiếp xúc với thuốc trừ sâu

Mơ hình 4: Mơ hình chi phí y tế

LnHC = f (LnAGE, HEALTH, SMOKE, DRINK, LTODOSE, LINDOSE, LHEDOSE, NA1, NA2, NA3, TOCA1, TOCA2, IPM, CLINIC)

Trong đó:

LnHC = Log chi phí y tế của nơng dân LnAGE = Log tuổi nông dân

HEALTH = Cân nặng của người nông dân

SMOKE = Dummy cho hút thuốc (0 cho người không hút thuốc, và 1 cho người hút thuốc)

DRINK = Dummy cho uống rượu (0 cho người không uống & 1 cho những người uống)

IPM = Dummy đối với người áp dụng IPM (0 là người nông dân không áp dụng IPM & 1 cho nơng dân có áp dụng IPM

LTODOSE = Log tổng liều lượng của tất cả các loại thuốc BVTV được sử dụng (gram / ha)

LINSECT = Log của liều thuốc trừ sâu được sử dụng (gram / ha) LHERB = Log của liều thuốc diệt cỏ được sử dụng (gram / ha) LFUNG = Log của liều thuốc diệt nấm được sử dụng (gram / ha) TOCAl = Tổng liều loại I & II (gram ai / ha)

TOCA2 = Tổng liều loại III và IV (gram ai / ha)

NA2 = Số lần liên hệ với TOCA1 / mùa NA3 = Số lần liên hệ với TOCA3 / mùa

CLINIC = Dummy đối với những người đã có mắc bệnh nhập viên (0 đối với những người không nhập viện)

Nghiên cứu tiến hành đánh giá năng suất lúa và các yếu tố tác động đến hiệu quả được tính tốn dựa trên trên một cuộc khảo sát các hộ nơng dân. Mơ hình hồi quy Logit được sử dụng để xác định các vấn đề kinh tế có liên quan đến một tập hợp các đặc điểm nông dân với các chỉ số tiếp xúc với thuốc trừ sâu, để xác định loại khiếm khuyết sức khỏe mà có thể là do sử dụng thuốc trừ sâu kéo dài. Sau đó, "tác động tiêu cực của thuốc trừ sâu lên sức khỏe người nơng dân được ước tính bằng chức năng đáp ứng liều. Các kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lượng thuốc trừ sâu áp dụng là rất cao so với các mức tối ưu cho lợi nhuận tối đa. Thuốc trừ sâu ảnh hưởng tiêu cực và đáng kể sức khỏe của nông dân thông qua số lần tiếp xúc, chứ không phải là tổng số liều. Trong khi đó, số lượng càng cao của các liều lượng và số lần sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm, làm cho các chi phí y tế do tiếp xúc càng lớn. Vì lợi ích kinh tế từ tiết kiệm đầu vào và giảm chi phí y tế nặng hơn tổn thất năng suất, nên thuế suất là 33,4% giá thuốc trừ sâu đã được đề xuất.

Ajayi (2000) nghiên cứu đánh giá việc sử dụng thuốc trừ sâu đến năng suất

và sức khỏe người nông dân trồng lúa và bông tại Côte d'Ivoire, Tây Phi. Để thực hiện mục tiêu này cơng trình nghiên cứu tiến hành xây dựng hai mơ hình nghiên cứu:

Mơ hình 1: Mơ hình năng suất lúa – bơng

Mơ hình này được nghiên cứu xây dựng như sau: Y = f (X1, X2, X3, X4, ... Xn)

Y là sản lượng và X1, X2, X3, X4, ... Xn là các yếu tố đầu vào của trang trại.

Sử dụng chức năng định dạng Cobb-Douglas, đó là hình thức phổ biến nhất trong nghiên cứu sản xuất.

Y = aX1a1 X2a2 X3 a3 X4a4 ... Xnan

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố đầu vào đều có mối quan hệ dương với sản lượng. Tuy nhiên trong nhóm các yếu tố đầu vào đó thì tổng số lượng phun thuốc trừ sâu và vị trí trí địa lý của hộ gia đình có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với sản lượng lúa/bơng.

Mơ hình 2: Rủi ro y tế

Mơ hình logit biến nhị phân như sau:

( ) f(LOCATION, SEG, CONTACT, QTY, DURATN, PERCEPTION,

1 PRACTICE) i i p LnHTH p   Trong đó:

LnHTH = Biến nhị phân rủi ro y tế, = 1 nếu bị nhập viện, =0 nếu không nhập viện.

Location = Biến Dummy đối với vị trí địa lý của các hộ gia đình, =1 nếu hộ gia đình ở lâu dài tại khu vực sản xuất; = 0 nếu ngược lại.

SEG = Nhóm biến tình kinh tế của hộ gia đình. (Biến này gồm thu nhập thấp, trung bình và thu nhập cao)

Contact = Số lần tiếp xúc thuốc trừ sâu trong năm

QTY = Tổng số lượng thuốc trừ sâu mà các hộ gia đình trong quá trình phun mùa (lít).

DURATN = Tổng thời gian (số giờ) mà thiết trong hộ gia đình được tiếp xúc với thuốc trừ sâu phun trong nông nghiệp mùa.

Perception = Là tỷ lệ phần trăm của số lần phun thuốc bị thẩm thấu

Practice = Số lần thực hiện bảo hộ lao động khi phun thuốc trừ sâu so với tổng số lần phun thuốc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian của các hộ gia đình sử dụng thuốc trừ sâu (tức là vị trí địa lý) có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người. Thời gian phun cũng có mối quan hệ tích cực đến rủi ro sức khỏe, hay nói cách khác thời gian phun càng lâu thì rủi ro sức khỏe càng cao. Số lần tiếp xúc với thuốc trừ sâu và tổng liều lượng thuốc trừ sâu cũng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro sức khỏe. Số lần thực hành (thực hiện việc bảo hộ lao động) có quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro sức khỏe của người nông dân.

Atreya (2005 ) ước tính các chi phí y tế phát sinh từ thuốc trừ sâu liên quan đến triệu chứng cấp tính của sức khỏe những người nông dân trồng rau ở Nepal. Nghiên cứu này cho thấy trung bình một người nơng dân dành khoảng 1,58 USD hàng năm cho thiết bị an toàn. Tổng các khoản chi tiêu cho sức khỏe do tiếp xúc với thuốc trừ sâu của mỗi hộ gia đình hàng năm dao động từ 0,00 USD đến 59,34 USD, trung bình là 16,81 USD. Mức sẵn sàng trả trung bình của hộ gia đình (WTP) cho việc sử dụng thuốc trừ sâu an toàn hơn dao động từ mức thấp 20USD cho đến mức cao như 665 USD mỗi năm. Wilson (2005) sử dụng dữ liệu khảo sát thực địa từ Sri Lanka để ước tính chi tiêu của nơng dân cho các hành vi phòng thủ (DE) và để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến DE. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy rằng chi tiêu cho DE của nông dân tỷ lệ nghịch với tỷ lệ mắc bệnh cao của người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu.

Abedullah và cộng sự (2007) sử dụng một phương pháp tiếp cận cận biên để xác định các chiến lược đầu tư trong tương lai nhằm tăng năng suất lúa cho vùng

Punjab, Pakistan. Các dữ liệu được thu thập từ 200 nông dân trong năm 2005 từ hai huyện Tehsils và Sheikhupura đó là vùng trồng lúa lớn của tỉnh Punjab. Nghiên cứu đã sử dụng hàm sản xuất Cobb Douglas để xây dựng hàm sản xuất và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất như sau:

3 0 1 ij 6 1 ln ln ln j m i j m im i y   xD          ; i = 1, 2, …, n

Xi1 = Diện tích trồng lúa Xi2 = thời gian cày / trang trại

Xi3 = Thời gian cho thủy lợi / trang trại Xi4 = Giờ lao động / trang trại

Xi5 = Chi phí thuốc trừ sâu (Rupi / trang trại) Xi6 = chi phí phân NPK / trang trại

Di1 = Dummy màng phủ =1 nếu có; = 0 nếu khơng có màng phủ

Di2 = Dummy vị trí đất, =1 nếu vị trí đất tốt; =0 nếu vị trí đất khơng tốt Di3 = Dummy cho xử lý hạt giống, =1 nếu có xử lý, = 0 nếu khơng có xử lý βj là một vector của k tham số chưa biết, εi là sai số.

Kết quả của hàm sản xuất ngẫu nhiên cho thấy hệ số ảnh hưởng của thuốc trừ sâu là không đáng kể đến hiệu quả sản xuất lúa, trong khi đó phân bón là mặt hàng có tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất lúa gạo, nguyên nhân là do sự kết hợp không đúng cách của N, P, K và các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, kết quả của mơ hình cho thấy rằng đầu tư vào máy kéo có thể góp phần đáng kể vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất, ngụ ý rằng vai trị của các bên cung cấp tín dụng nơng nghiệp (như ngân hàng) cần phải được xem xét lại. Vì vậy, chiến lược lâu dài

là đầu tư vào hoạt động nghiên cứu nên được tăng lên để thay đổi cơng nghệ sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho nông dân.

Ajayi và cộng sự, (2011) nghiên cứu đánh giá tác động của các loại thuốc trừ sâu đến sức khỏe của người nơng dân ở các vùng bơng Cơted'Ivoire từ đó đưa ra các giải pháp phịng ngừa cho những người nông dân trồng bông vùng này. Tuy nhiên trên thực tế, khoảng cách thông tin về sức khỏe con người các vấn đề liên quan đến thuốc trừ sâu đang là trở ngại lớn để đưa ra quyết định chính sách, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nơi mà hầu hết các vụ ngộ độc TBVTV do tiếp xúc thường xuyên xảy ra. Vì vậy, nghiên cứu này đã tiến hành xác định các triệu chứng sức khỏe liên quan với việc sử dụng thuốc trừ sâu đối với những nông dân trồng bông vùng Côte d'Ivoire, và ghi nhận phản ứng của các hộ gia đình nơng thơn đến các triệu chứng. Bài nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến sức khỏe cũng như những triệu chứng bệnh tật của những người nông dân trực tiếp tiếp xúc với TBVTV cũng như những chi phí y tế mà hộ nông dân phải bỏ ra. Kết quả cho thấy nông dân trồng bông ở Cote d'Ivoire mắc các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc với TBVTV ở mức độ khác nhau ảnh hưởng đến nguy cơ sức khỏe từ việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, sổ mũi, ho, da phát ban và hắt hơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người tiếp xúc trực tiếp với TBVTV mắc các triệu chứng trên và sức khỏe giảm sút gấp 4 lần so với những thành viên khác trong gia đình khơng tiếp xúc trực tiếp.

Atreya và cộng sự (2012) nghiên cứu đánh giá các tác động tiêu cực mà nông nghiệp thâm canh mang lại, đặc biệt là về hiệu quả của việc sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến con người và môi trường, và các vấn đề liên quan đến chi phí kinh tế. Sản xuất rau an toàn là một nguồn thu nhập quan trọng trong nông nghiệp, nhưng điều này đã ngày càng trở nên phụ thuộc vào việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hóa học. Điều này khơng chỉ gây ơ nhiễm mơi trường mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe của người nơng dân. Lý thuyết của cơng trình nghiên cứu này cho rằng sử

dụng quá mức và thiếu hiểu biết về thuốc trừ sâu trong thâm canh sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và làm tăng chi phí kinh tế cho người nơng dân. Nghiên cứu này được thực hiện tại Ansi khola và Jhikhu lưu vực khola của trung tâm Nepal, trong năm 2008 và 2009 để quan sát ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học đến thâm canh. Mục tiêu là: (i) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc trừ sâu tại các nước đang phát triển; (ii) để đánh giá rủi ro về sức khỏe của việc sử dụng thuốc trừ sâu cho nông dân bằng cách đánh giá hoạt động của hồng cầu acetylecholinesterase (AChE); (iii) để định giá các nguy cơ sức khỏe của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến nông dân và sức khỏe môi trường; và (iv) để đánh giá các tác động liên đới của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến chi phí kinh tế cho các nhóm dễ bị tổn thương trong một xã hội nông nghiệp. Dữ liệu được thu thập thơng qua các cuộc điều tra hộ gia đình, thảo luận nhóm và các cuộc phỏng vấn cá nhân. Test-mate System Test ChE cholinesterase được sử dụng để theo dõi. Hoạt động của hồng cầu AChE trước và sau mùa phun thuốc trừ sâu. Chi phí chữa bệnh, chi phí bảo vệ, và sẵn sàng để trả (WTP) đã được áp dụng cho xác định giá trị sức khỏe và chi phí mơi trường của việc sử dụng thuốc trừ sâu. Về điều này, chi phí cơ hội của thời gian phun và số tiền chi cho mua thuốc trừ sâu hóa học được thêm vào cho ước tính tổng chi phí của việc sử dụng thuốc trừ sâu. Các mục tiêu đã được đề cập đến trong bốn nội dung nghiên cứu riêng biệt nhưng có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học dẫn đến các triệu chứng cấp tính, tăng chi phí kinh tế, và các chi phí của việc sử dụng thuốc trừ sâu theo tỷ lệ thu nhập tiền mặt gia đình là có thể cao hơn cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, các hộ nông dân nhỏ lẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, "các vấn đề trong những hạn chế của việc sử dụng thuốc trừ sâu ở các nước đang phát triển" cho thấy rằng, tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nơng nghiệp là phức tạp và có tính liên đới. Chủ đề này đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành; nông dân ở các nước đang phát triển sẽ có xu hướng phải chịu chi phí kinh tế như là một kết quả của y tế và suy thối mơi trường. Thứ hai, "Kiến thức, thái độ và thực hành của việc sử dụng thuốc trừ sâu và bệnh trầm cảm ở những người lao động nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)