Khoản mục ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)
1. Doanh thu 1000 đồng 296626.5 100,00 +Năng suất Kg 20457 - + Đơn giá đ/kg 14.5 - 2. Chi phí 1000 đồng 147388.16 49.69 + Chi phí vật chất 1000 đồng 113486.88 38.26 + Chi phí lao động 1000 đồng 33901.28 11.43 - Chi phí lao động nhà 1000 đồng 19864.14 6.70
- Chi phí lao động thuê 1000 đồng 14037.14 4.73
3. Lợi nhuận 1000 đồng 149238.34 50.31 4. Thu nhập 1000 đồng 169102.48 57.01 5. Tỷ suất LN/CP lần 1.013 - 6. Tỷ suất TN/CP lần 1.147 - 7. Tỷ suất LN/DT lần 0.503 - 8. Tỷ suất TN/DT lần 0.570 -
Trong nơng nghiệp có đặc điểm khác với các ngành sản xuất khác đó là sự tham gia của công lao động nhà. Người nông dân ln sử có quan điểm lấy cơng làm lời, nghĩa là họ tận dụng hết công lao động nhà vào sản xuất, hạn chế th mướn lao động ngồi. Chính vì vậy mà trong sản xuất nông nghiệp đã tạo ra hiện tượng có kết quả giả, nghĩa là kết quả đạt được có thể cao nhưng thực tế họ chưa có trừ chi phí cơng lao động nhà. Để tránh hiên tượng này, tác giả sử dụng hai chỉ tiêu đó là chỉ tiêu thu nhập và chỉ tiêu lợi nhuận. Ở đây mức thu nhập của người dân từ 1 ha rau là 169.102.480 đồng chiếm 57.01% tổng doanh thu, lợi nhuận là 149.238.340 đồng chiếm tỷ lệ 50.31% tổng doanh thu. Tuy nhiên, nói đến kinh tế người ta không những dựa vào những chỉ tiêu lợi nhuân, thu nhập mà còn dựa vào một số chỉ tiêu khác như hiệu quả sử dụng vốn bằng cách xem xét các chỉ số tỷ suất LN/CP, TN/CP, LN/DT, TN/DT..
Tỷ suất LN/CP là 1.013 lần cho thấy bình quân cứ bỏ ra một đồng chi phí sẽ thu vào 1.013 đồng LN.
Tỷ suất TN/CP là 1.147 lần có nghĩa là bình qn cứ 1 đồng chi phí thì có 1.147 đồng TN.
Tỷ suất LN/DT là 0.503 lần có nghĩa là bình qn cứ 1 đồng doanh thu thì có 0.503 đồng LN.
Tỷ suất TN/DT là 0.570 lần có nghĩa là bình qn cứ 1 đồng doanh thu thì có 0.570 đồng LN.
So sánh lợi ích kinh tế và chi phí khám chữa bệnh cho các hộ nông dân nhằm đánh giá xem những giá trị thu được so với tổn hại sức khỏe có sự chênh lệch như thế nào? Liệu chênh lệch đó có thực sự mang lại hiệu quả khơng? Kết quả được thể hiện trong bảng 4.5.
Bảng 4.5: So sánh lợi ích kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của các hộ nông dân
Các chỉ tiêu kinh tế ĐVT Số lượng
1. Doanh thu 1000 đồng 296626.5 +Năng suất kg 20457 + Đơn giá đ/kg 14.5 2. Chi phí 1000 đồng 147388.16 + Chi phí vật chất 1000 đồng 113486.88 + Chi phí lao động 1000 đồng 33901.28 - Chi phí lao động nhà 1000 đồng 19864.14
- Chi phí lao động thuê 1000 đồng 14037.14
3. Lợi nhuận 1000 đồng 149238.34
4. Chi phí y tế 1000 đồng 1360.89
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kết quả bảng 4.5 cho thấy chi phí khám chữa bệnh của người dân trung bình là 1.360.890 đồng, chiếm 0.91% lợi nhuận của các hộ trồng rau ở TP. Hồ Chí Minh.
4.2.2. Kiểm tra đa cộng tuyến
Như đã đề cập ở Chương 3, hai vấn đề mà nghiên cứu đặc biệt quan tâm để đảm bảo kết quả ước lượng của mơ hình đáng tin cậy là vấn đề đa cộng tuyến và hiện tượng phương sai thay đổi phải được giải quyết. Hiện tượng phương sai thay đổi sẽ được khắc phục bằng Robust Standard Errors nên ở đây ta sử dụng ma trận hệ số tương quan để kiểm tra khả năng bị đa cộng tuyến của mơ hình. Mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập được biểu thị bằng hệ số tương quan giữa các cặp biến. Giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan giữa các biến độc lập tiến gần đến 1 thì các biến này sẽ có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau và khi đó kết quả ước lượng hồi quy sẽ bị sai lệch. Ngược lại, khi giá trị của các hệ số này tiến
gần đến 0, các biến giải thích sẽ độc lập với nhau và kết quả ước lượng sẽ có độ tin cậy cao. Kết quả kiểm tra ma trận hệ số tương quan cho thấy hệ số tương quan của các cặp biến giải thích trong mơ hình < 0.8 (Phụ lục 2) nên ta có thể kết luận vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình khơng gây ra các hậu quả nghiêm trọng và kết quả ước lượng của các hệ số hồi quy là đáng tin cậy.
4.2.3. Kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến (OLS) thể hiện tác động của các yếu tố đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy OLS về hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau
Biến số Hệ số hồi quy p_value
LN_DIENTICH 0.2619106 *** 0.000 LN_PHANBON 0.213446 *** 0.000 LN_BVTV 0.2015301 *** 0.000 LN_LAODONG 0.244492 *** 0.003 LOAIDAT_1 0.0604658 0.257 LOAIDAT_2 0.1728039 ** 0.017 THCS 0.0228033 0.675 THPT 0.136683 *** 0.024 Hằng số 3.24298 *** 0.000 Số quan sát = 210
F (8, 201) = 52.78 p_value = 0.000 R2 = 0.7591
Chú thích: * mức ý nghĩa 10%, ** là 5%, *** là 1% Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kết quả hồi quy trên đã sử dụng Robust Standard Errors để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi (Phụ lục 3). Bên cạnh đó, p_value của kiểm định F < 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0 (ở mức ý nghĩa 5%), tức là các biến độc lập trong mơ hình có khả năng giải thích được cho hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau. R2 của mơ hình bằng 0.7591 tức là các biến độc lập trong mô hình có khả năng giải thích được 75.91% sự biến đổi của biến phụ thuộc.
Hệ số hồi quy của biến LN_DIENTICH mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê (p_value < 0.05) cho thấy diện tích canh tác có tác động tích cực đến thu nhập của hộ trồng rau. Cụ thể, nếu các yếu tố khác khơng đổi, khi diện tích canh tác tăng 1% thì thu nhập của hộ trồng rau tăng bình quân 0.261%. Lý giải cho vấn đề này là bởi vì khi canh tác trên diện tích lớn, người nơng dân có thể tiến hành gieo trồng, bón phân một cách đồng bộ, nông sản làm ra đồng nhất và dễ tiêu thụ. Việc mở rộng diện tích trồng rau sẽ giúp người nông dân đạt được lợi ích kinh tế theo quy mô và kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dung và Dung (1999) khi hai tác giả này cho rằng việc canh tác trên những diện tích lớn sẽ đạt được năng suất cao hơn so với việc canh tác trên những diện tích nhỏ hoặc trung bình.
Hệ số hồi quy của biến LN_PHANBON mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê (p_value < 0.05) cho thấy lượng phân bón dùng trong canh tác có tác động tích cực đến thu nhập của hộ trồng rau. Trên thực tế, cây trồng được cung cấp chất dinh dưỡng từ đất và các loại phân bón, việc bón phân hợp lý sẽ cung cấp cho cây trồng đầy đủ chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và phẩm chất cho nông sản. Trong trường hợp của các hộ trồng rau ở TP. Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy khi các
yếu tố khác khơng đổi, nếu lượng phân bón tăng 1% thì thu nhập của hộ trồng rau sẽ tăng 0.213%.
Nghiên cứu cũng cho thấy lượng TBVTV cũng có tác động tích cực đến thu nhập của hộ trồng rau bởi hệ số hồi quy của biến LN_BVTV mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê (p_value < 0.05). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi TBVTV tăng 1% thì thu nhập của hộ trồng rau tăng bình quân 0.201%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dung và Dung (1999), Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007). Các tác giả cho rằng việc sử dụng TBVTV sẽ giúp cây trồng hạn chế được sâu bệnh, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó phát triển tốt hơn, góp phần tăng năng suất và cải thiện thu nhập cho nông dân.
Hệ số hồi quy của biến LN_LAODONG mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê (p_value < 0.05) cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, nếu số ngày cơng lao động tăng 1% thì thu nhập của hộ trồng rau sẽ được cải thiệnm 0.244%. Trên thực tế, q trình sản xuất rau cần nhiều cơng lao động hơn so với việc trồng một số nông sản khác (lúa). Người nơng dân phải chăm sóc từ khâu gieo trồng, bón phân, làm cỏ, thu hoạch… và việc trồng rau hiện nay vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sức người nên cơng lao động có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của việc trồng rau. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dung và Dung (1999).
Kết quả nghiên cứu cho thấy loại đất canh tác có ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của hộ trồng rau. Tuy nhiên, chỉ có những loại đất được người nông dân đánh giá là tốt mới tạo nên sự khác biệt về thu nhập bởi hệ số hồi quy của biến LOAIDAT_1 (đại diện cho loại đất trung bình) khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (p_value > 0.05). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc được canh tác trên những mảnh đất tốt, màu mỡ sẽ giúp thu nhập của hộ trồng rau được cải thiện 17.2% (100*0.172 %) so với trường hợp phải canh tác trên các mảnh đất xấu. Khi người nông dân được canh tác trên những mảnh đất màu mỡ sẽ có thể cung cấp được cho cây rau
cây rau. Ngoài ra, nếu được canh tác trên mảnh đất tốt thì chi phí cho vật tư nơng nghiệp cũng sẽ giảm từ đó giúp cải thiện thu nhập cho nơng dân.
Trình độ học vấn của người nơng dân cũng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của hộ trồng rau. Kết quả hồi quy cho thấy mặc dù thu nhập của những nơng dân có trình độ THCS khơng có khác biệt so với các nơng dân có trình độ tiểu học trở xuống (do biến THCS khơng có ý nghĩa về mặt thống kê) nhưng những người nơng dân có trình độ THPT trở lên thì có thu nhập từ việc trồng rau cao hơn so với những người có trình độ tiều học trở xuống bình qn 13.6% (100*0.136 %). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vai trị tích cực của học vấn đối với thu nhập của người lao động và trong trường hợp này, việc người nơng dân có trình độ cao sẽ dễ dàng tiếp thu, vận dụng các kiến thức, phương pháp canh tác hiệu quả vào việc sản xuất nông sản của mình, từ đó góp phần cải thiện năng suất, tăng thu nhập.
Nhìn chung, kết quả hồi quy trên đã cho thấy diện tích gieo trồng, phân bón, TBVTV, cơng lao động, độ màu mỡ của đất và trình độ học vấn của người nơng dân đều có tích cực đến thu nhập của các hộ trồng rau ở TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù kết quả cho thấy việc sử dụng TBVTV có góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho hộ trồng rau, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Dung và Dung (1999) cũng đã cho thấy việc sử dụng TBVTV sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nông dân. Kết quả hồi quy Logistic trong bảng 4.2 sẽ trình bày tác động của TBVTV đến rủi ro sức khỏe của nông dân.