Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

định sự đột phá từ tái cơ cấu kinh tế (cổ phần hóa là trọng tâm của tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - 1 trong 3 nội dung của tái cơ cấu kinh tế) là 1 trong 6 chương trình đột phá của thành phố Hồ Chí Minh nhằm chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố để tiềm năng, lợi thế của thành phố được huy động và khai thác đầy đủ.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, đặc điểm về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: đối

với những ngành nghề lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì tiến trình cổ phần hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, đơn giản hơn. Ngược lại, đối với những ngành nghề, lĩnh vực quan trọng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô, mà nhà nước cần nắm cổ phần chi phối đặc biệt là các doanh nghiệp hàng không, hàng hải, viễn thơng, ngân hàng,... thì tiến trình cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn và thực hiện chậm

43

do quy mô của những doanh nghiệp này lớn, ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế.

Thứ hai, tình hình tài chính của doanh nghiệp: những doanh nghiệp có tình

hình tài chính tốt, hoạt động có lãi, khơng có nợ xấu và có triển vọng phát triển trong tương lai, thường tiến hành cổ phần hóa dễ dàng và nhanh chóng hơn so với doanh nghiệp nợ tồn đọng nhiều, hoạt động thua lỗ, khơng có thị trường; phát triển vì các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ thu hút được đơng đảo sự tham gia của các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược khi tiến hành cổ phần hóa và q trình xác định giá trị doanh nghiệp cũng được tiến hành nhanh chóng do khơng gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề tài chính.

Thứ ba, giá trị của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vơ hình: Doanh nghiệp nhà nước có tài sản hữu hình là những trang thiết bị cũ hay

mới, trình độ cơng nghệ như thế nào sẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường về mặt chi phí sản xuất và chất lượng. Điều này sẽ quyết định thị phần của doanh nghiệp và trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận mong đợi trong tương lai. Tài sản vơ hình là các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, yếu tố nhân sự cũng được kể đến khi định giá doanh nghiệp, vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp, doanh nghiệp có giá trị lớn sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn các doanh nghiệp có giá trị nhỏ.

Thứ tư, tác động từ ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước: Đây là yếu tố tác

động khơng nhỏ đến tiến trình cổ phần hóa ở nước ta. Trong thực tế, nhiều ban lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quyết tâm tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp mà mình đang quản lý. Ngun nhân là họ sợ lợi ích của mình bị đe dọa do nhận thức khơng đúng về cổ phần hóa. Họ lo rằng khi cơng ty chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần, vị trí quản lý của họ sẽ khơng cịn được đảm bảo từ đó sinh ra tâm lý chần chừ, né tránh, chờ đợi người khác làm trước, thiếu chủ động thực hiện.

44

Thứ năm, nhận thức của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp: Một bộ

phận người lao động chưa thấy rõ bản chất, vai trò và lợi ích của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, bản thân họ nói riêng. Điều này do thiếu sót trong việc tuyên truyền về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho người lao động nên q trình thực hiện cổ phần hóa khơng nhận được sự tham gia tích cực từ phía người lao động.

2.2.2. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, cơ sở pháp lý để thực hiện Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước:

một hành lang pháp lý thông thống, có hệ thống và đủ mạnh là điều kiện tiên quyết để tiến trình cổ phần hóa được tiến hành nhanh chóng và đúng mục tiêu đề ra. Khơng có một cơ sơ pháp lý đầy đủ, sát với tình hình thực tế thì việc tiến hành cổ phần hóa sẽ rất khó khăn, mọi cơng việc sẽ chồng chéo và tất yếu sẽ dẫn đến sai sót trong q trình thực hiện về cả quy trình lẫn kết quả.

Thứ hai, cơ chế định giá doanh nghiệp: việc xác định giá trị doanh nghiệp có

ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa cũng như chất lượng của cổ phần hóa. Một cơ chế định giá doanh nghiệp chính xác sẽ thúc đẩy q trình cổ phần hóa diễn ra nhanh gọn và hiệu quả. Nếu giá trị doanh nghiệp được định giá thấp so với thực tế sẽ làm thất thoát tài sản của nhà nước, nếu xác định cao sẽ làm mất lòng tin của nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Cơ chế định giá doanh nghiệp ở nước ta mặc dù đã có nhiều sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như lợi thế kinh doanh, giá trị thương hiệu, giá trị quyền sử dụng đất; phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu là phương pháp tài sản.

Thứ ba, vai trò của các nhà đầu tư chiến lược: Các doanh nghiệp nhà nước

thực hiện cổ phần hóa gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, đối với các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ lại càng khó. Một mặt do thiếu chính sách khuyến khích từ phía cơ quan quản lý, một mặt các doanh nghiệp cổ phần hóa khơng đủ điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

Thứ tư, các chính sách của Đảng và nhà nước hỗ trợ cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa: như việc giải quyết lao động dơi dư, chi phí cho

45

đào tạo lại lao động, chi phí cổ phần hóa, chính sách sau cổ phần hóa... Sự quan tâm đúng mức và phù hợp của các chính sách này sẽ tạo động lực cho q trình cổ phần hóa diễn ra trơi chảy và nhanh chóng.

Thứ năm, sự phát triển của thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khốn: Đây là thị trường đầu ra của quá trình cổ phần hóa, do đó một thị trường chứng

khốn phát triển ổn định và lành mạnh là điều kiện để các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thu hút vốn từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Ngược lại nếu thị trường chứng khốn giảm sút, khơng ổn định sẽ gây tâm lý e ngại từ cả phía nhà phát hành và nhà đầu tư, tiến trình cổ phần hóa cũng bị chậm lại. Thực tế thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua đã chứng minh tác động này đến tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Thứ sáu, sự phát triển và trình độ của các cơng ty kiểm tốn, cơng ty tư vấn cổ phần hóa: Những tổ chức kiểm tốn và tư vấn có trình độ cao và có kinh nghiệm sẽ

thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cũng như các khâu trong quy trình cổ phần hóa một cách chính xác, nhanh chóng và chun nghiệp tạo niềm tin cho cả nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Điều này tất nhiên sẽ thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) nhiều nhất cả nước. Các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành công nghiệp trọng yếu tiếp nhận công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp phát triển thơng qua những cơng ty con có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất các ngành công nghiệp trọng yếu được đào tạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ. Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đã được mở rộng và phát triển do Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng là những cơ hội lớn để thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đẩy mạnh cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

46

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)