Mặt hạn chế, tồn tại chủ yếu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 57 - 58)

2.3. Đánh giá việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố Hồ Chí

2.3.2. Mặt hạn chế, tồn tại chủ yếu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở

Thứ nhất, cơng tác tun truyền về cổ phần hóa cho cán bộ, đảng viên, người lao động chưa sâu rộng: Vẫn cịn khơng ít người, nhất là cán bộ lãnh đạo doanh

nghiệp và cán bộ ban, ngành liên quan nhận thức chưa đầy đủ nội dung bản chất và lợi ích của cổ phần hóa. Vì vậy, tư tưởng chần chừ cịn khá phổ biến, sợ mất quyền, mất lợi khi cổ phần hóa hoặc chỉ làm từ từ, thiếu tích cực. Nhiều cán bộ trẻ trực tiếp quản lý tại doanh nghiệp nhà nước chưa muốn cổ phần hóa. Với loại doanh nghiệp nhà nước đang làm ăn có lãi, khi cổ phần hóa, thì một số Ban giám đốc lại khơng muốn cổ phần hóa, bởi vì dù có cổ phàn hóa thì doanh nghiệp vẫn là loại hình doanh nghiệp nhà nước. Ngồi ra, một số đơn vị chưa tích cực, quyết liệt triển khai lộ trình cổ phần hóa cũng như chưa chủ động báo cáo với bộ phận quản lý về tiến độ triển khai, khó khăn, vướng mắc.

Thứ hai, thủ tục cổ phần hóa cịn rườm rà, khó khăn, phức tạp, chính sách, quy định để thực hiện cổ phần hóa cịn nhiều bất cập: chậm được tháo gỡ làm giảm nhiệt

tình đối với doanh nghiệp đang cổ phần hóa. Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt đề án tái cơ cấu của một số doanh nghiệp chưa đảm bảo tiến độ, vận dụng các quy định về chế độ tiền lương, nâng bậc, chế độ bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước để thực hiện. Cơng ty cổ phần hóa chưa được bình đẳng trong vay vốn ngân hàng, môi trường kinh doanh. Chưa có cơ quan nào làm đầu mối tổng hợp và giải quyết những vướng mắc, chịu trách nhiệm cung cấp thơng tin phổ biến chính sách và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp làm theo pháp luật. Khi cổ phần hóa, cơng ty được cắt một số khoản nợ, nhưng vẫn còn nhiều khoản nợ cơng ty cổ phần hóa vẫn phải gánh chịu, cho nên không hấp dẫn khi bán cổ phần.

Thứ ba, việc tính giá trị đất vào trị giá doanh nghiệp rất khó khăn: vì doanh

nghiệp vốn đang làm ăn kém hiệu quả, nay đưa giá trị đất vào vốn khi cổ phần hóa thì trị giá doanh nghiệp tăng vọt làm nhiều doanh nghiệp sợ áp lực trả cổ tức cho cổ đông cho nên khơng dám cổ phần hóa. Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước ngại cổ phần hóa bởi vì khi chuyển sang cơng ty cổ phần hóa sẽ ảnh hưởng đến nhân sự.

51

Thứ tư, sau khi tiến hành cổ phần hóa, một số doanh nghiệp vẫn trong tình trạng cũ, ít có sự thay đổi: về cơ cấu ban lãnh đạo, cơ chế quản lý, chiến lược sản

phẩm... Mặt khác, do tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhỏ lẻ khá thấp nên họ hầu như khơng có quyền nào trong kiểm sốt, mặt khác một số doanh nghiệp nhà nước có tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà nước cao, dù cổ phần hóa vẫn hoạt động theo định hướng cũ. Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khối các doanh nghiệp nhà nước cịn thấp. Hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ.

Đó là những vấn đề nảy sinh từ thực tế cần nghiên cứu tháo gỡ.

2.3.3. Nguyên nhân của mặt đạt được, mặt hạn chế, tồn tại của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)