Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 62 - 65)

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của cả nước nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Đại hội Đảng lần thứ XI (12-19/1/2011) và Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 3 khóa XI (6-10/10/2011) đã khẳng định quan điểm phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất là tái cơ cấu đầu tư với trọng tâm là đầu tư cơng; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tậm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước mà trọng tâm là các tập đồn kinh tế và tổng cơng ty Nhà nước.

Để triển khai cụ thể, ngày 17/7/2012, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/2012/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015”, trong đó cần phải đẩy mạnh cổ phần hóa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu được xác định là nhằm đảm bảo:

Một là, doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào các ngành,

lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô.

Hai là, nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với

doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cơng ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động

56

cơng ích.

Như vậy, quan điểm mục tiêu của cổ phần hóa trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ đã xác định:

- Đổi mới tư duy về doanh nghiệp nhà nước để tạo ra sự đồng thuận xã hội về vai trò của doanh nghiệp nhà nước, những ngành và lĩnh vực cần phải có doanh nghiệp nhà nước. Trên cơ sở này sẽ điều chỉnh phạm vi ngành nghề và lĩnh vực cần phát triển doanh nghiệp nhà nước, về cơ bản, doanh nghiệp Nhà nước nên được tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ cơng, quốc phịng và an ninh.

- Xác định rõ vai trò chủ sở hữu nhà nước và thể chế hóa rõ ràng, rành mạch về trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước và tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhất là tại các tập đồn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để khối doanh nghiệp này mạnh lên, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần thực hiện thành cơng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Hoàn thiện luật pháp, đổi mới cơ chế và chính sách để các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường và chịu sự tác động đầy đủ của kinh tế thị trường, xóa bỏ các hình thức ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước, nhất là cho tập đồn và tổng cơng nhà nước.

Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã được phát đi cùng những động thái cụ thể để triển khai tái cơ cấu tại từng doanh nghiệp. Có thể nói, chưa bao giờ chính phủ đưa ra những cam kết mạnh mẽ và liên tục như vậy trước công luận về quyết tâm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là cổ phần hóa. Trước tiên, phải nhắc đến Thông điệp đầu năm mới 2014 của Thủ tướng chính phủ, đã rất quan tâm cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Thông điệp nhấn mạnh phải kiên quyết thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa, kể cả các tập đồn kinh tế. Những nội dung này nhiều tờ báo của thành phố Hồ Chí Minh đã nhắc tới yêu cầu “thay lãnh

57

đạo doanh nghiệp chậm cổ phần hóa”, “khơng làm được thì mời các đồng chí thơi việc” như là sự chỉ đạo quyết liệt nhất của lãnh đạo chính phủ cho tới nay về vấn đề này.

3.1.2. Nhiệm vụ cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của cả nước nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng của cả nước nói chung, ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

Đề án cũng đã nêu ra 5 nhiệm vụ cần thực hiện khi đẩy mạnh cổ phần hóa trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là:

Một là, phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có theo 3 nhóm:

nhóm (l) nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; nhóm (2) doanh nghiệp cổ phần hóa mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; nhóm (3) các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, khơng có khả năng khắc phục đồng thời ra quyết sách cho từng nhóm.

Hai là, thực hiện theo nguyên tắc thị trường: Việc thoái vốn đã đầu tư vào

ngành không phải kinh doanh chính hoặc khơng trực tiếp liên quan với ngành nghề kinh doanh chính; vốn nhà nước ở cơng ty cổ phần mà nhà nước không cần chi phối.

Ba là, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý: Trước mắt trong các lĩnh vực xây dựng, thương mại, viễn thông,

xuất bản, xổ số kiến thiết, cấp thốt nước, mơi trường đơ thị, thủy nông, quản lý và sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy,...

Bốn là, tái cơ cấu tập đoàn, tổng cơng ty nhà nước một cách tồn diện: Từ mơ

hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường và sản phẩm. Tổ chức lại một số tập đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước cho phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ.

Năm là, hồn thiện thể chế, cơ chế, chính sách: Trong đó tập trung đến các thể

chế đối với doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước; Thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; thể chế, cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.

Nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hồ Chí Minh là tiếp tục triển khai thực hiện

Đề án Tái cấu trúc kinh tế thành phố gắn với thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế. Để chuyển dịch cơ cấu

58

kinh tế hiệu quả, thành phố cần triển khai đồng bộ cả 6 chương trình đột phá trong quá trình phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh cổ phần hóa, thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

Thủ tướng chính phủ đã dành nhiều thời gian góp ý sâu cho tăng trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, cần phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, từ năng suất thấp sang năng suất cao, từ công nghệ thấp sang công nghệ cao, xác định nhiệm vụ thành phố Hồ Chí Minh phải là đầu tàu trong tái cơ cấu kinh tế của cả nước như để phát huy vai trò là địa phương tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) nhiều nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh phải thu hút được các tập đồn kinh tế lớn có cơng nghệ cao vào đầu tư. Để tăng trưởng mạnh phải đột phá cơ chế, đột phá chính sách đầu tư, thành phố làm được như vậy mới đẩy mạnh việc tái cơ cấu kinh tế nói chung, trong đó có đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.

3.2. Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 62 - 65)