3.2. Những giải pháp cơ bản đẩy mạnh cổ phần hóa trong q trình tái cơ cấu doanh
3.2.3. Giải quyết nợ của doanh nghiệp trước cổ phần hóa
Việc giải quyết nợ của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa là một vấn đề rất đáng lưu ý vì nó liên quan tới giá trị doanh nghiệp, liên quan đến trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Do đó, nên cơ cấu lại nợ trong nội bộ doanh nghiệp để việc giải quyết nó được diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Nếu khoản nợ là do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp thì phải kiên quyết xử lý bồi thường vật chất, nếu không quy được trách nhiệm cá nhân thì doanh nghiệp tự quyết định xử lý các khoản nợ phải thu vào hoạt động kinh doanh. Đối với các khoản nợ do nguyên nhân khách quan, kể cả nguyên nhân do cơ chế, chính sách nếu là nợ ngân sách nhà nước thì coi như vay vốn nhà nước tại doanh nghiệp để thực hiện sở hữu theo chế độ hiện hành. Nếu như là nợ nước ngồi mà doanh nghiệp vay vốn có bảo lãnh, thì tổ chức bảo lãnh chủ động đàm phán với chủ nợ nước ngồi để xin giảm nợ và có kế hoạch cùng với doanh nghiệp tìm nguồn vốn trả nợ nước ngoài. Nếu là khoản nợ với các đối tác là thành phần kinh tế ngồi quốc doanh thì có kế hoạch chuyển giá trị thành cổ phần để chủ nợ tham gia cổ phần và thành cổ đông doanh nghiệp. Hơn thế nữa, cũng cần có các biện pháp khác như thị trường hóa các khoản nợ. Ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung các khoản nợ chính thức chưa được mua bán nhiều do chưa có được cơ sở pháp lý đồng bộ, hồn chỉnh. Chính vì vậy cần phải hồn thiện pháp lý, đồng thời các doanh nghiệp có thể bán nợ cho các cơng ty mua bán nợ để giải quyết nợ tồn đọng trước khi cổ phần hóa.
3.2.4. Có chính sách quan tâm hỗ trợ công ty trong và sau khi cổ phần hóa
65
Thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Nhà Nước với vai trò chủ sở hữu, với những biện pháp quyết liệt hơn, khẩn trương hơn, có lộ trình cụ thể. Tiến hành mở nhanh những vùng, lĩnh vực kinh doanh đang còn độc quyền hay mang tính độc quyền, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia. Nhanh chóng thực hiện những biện pháp giải quyết dứt điểm những vướng mắc hiện nay về vấn đề đất đai, tài sản và những vướng mắc về lao động và đảm bảo lợi ích cho người lao động (khơng để cổ phần hóa làm thiệt hại đến lợi ích của người lao động trong doanh nghiệp). Đặc biệt cần sớm chấm dứt trên thực tế (không phải chỉ trên giấy tờ văn bản) sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.
Chính phủ cần tăng cường cơng tác chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra tiến độ triển khai cổ phần hóa của các bộ địa phương và các tổng công ty để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp. Đồng thời biểu dương những đơn vị làm tốt, phê phán những đơn vị triển khai khơng tích cực. Kiên quyết xử lý đối với những cán bộ được giao nhiệm vụ cổ phần hóa nhưng cịn chần chừ, do dự hoặc có hành vi cản trở tiến trình cổ phần hóa.
3.2.4.2. Tạo lập một mơi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển cơng ty cổ phần
Ổn định tiền tệ, giảm tốc độ lạm phát là điều kiện quan trọng nhất. Tiền tệ ổn định là điều kiện quan trọng cho sự ra đời của của cơng ty cổ phần. Bên cạnh đó, về thực chất người mua cổ phiếu là đầu tư tài chính với mục đích lợi nhuận cao hơn và đều có u cầu chung là phải an tồn trong khoản đầu tư đó. Nếu lạm phát họ sẽ không sẵn sàng mua cổ phiếu của cơng ty cổ phần. Lạm phát cao cịn hạn chế khả năng phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp vì lợi tức cổ phiếu, trái phiếu cao doanh nghiệp không chịu nổi. Đồng thời nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu và cả những người đầu tư lĩnh vực này.
3.2.4.3. Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa
66
tập trung, thiếu nhất quán giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp, các ngành. Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhan nhân dân thành phố cần kiện toàn, mở rộng quyền hạn cũng như trách hiệm của Ban Chỉ đạo cổ phàn hóa của thành phố. Ban chỉ đạo này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và có đủ thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa. Đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn thành phố, tránh sự chồng chéo, tránh tình trạng cấp trên và cấp dưới khơng thống nhất quan điểm dẫn tới sự trì trệ trong q trình cổ phần hóa.
Việc sử dụng những quy định cứng nhắc trong những giao dịch kinh tế cần được xóa bỏ nhanh chóng. Tiếp tục cải thiện thủ tục cổ phần hóa, đặc biệt vấn đề định giá và xử lý nợ xấu là điều cũng nên xét đến. Trong quá trình thực hiện cổ phần hóa, cần phải thường xuyên thanh tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo đúng lộ trình cũng như phát hiện, khắc phục những sai phạm kịp thời. Đi đôi với việc cải tiến cơ chế quản lý cần thiết phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý hiện có để thích ứng với việc quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường đối với các cán bộ quản lý Doanh nghiệp nhà nước trước đó chuyển sang.
Trong q trình thực hiện cổ phần hóa, cần linh hoạt, mềm dẻo trong việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tránh sự gị ép miễn cưỡng. Tiến hành phân loại doanh nghiệp là hoạt động vô cùng quan trọng. Thông qua phân loại, chúng ta sẽ có chính sách cụ thể áp dụng cho từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khi chỉ định doanh nghiệp cổ phần hóa cần có sự trao đổi, giải quyết những vướng mắc tư tưởng cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của đơn vị, đồng thời tăng cường cơng tác tun truyền về chủ trương cổ phần hóa cho người lao động trong doanh nghiệp. Đó chính là điều kiện quan trọng đảm bảo quả trình cổ phần hóa của doanh nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi.
Cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước là một cơng tác được tiến hành lâu dài. Bởi vậy, để tiến hành cơng tác này một cách có hiệu quả, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thành phố Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất chun trách. Ban này sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến chuyển các
67
doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và những vấn đề sau cổ phần hóa.
3.2.4.4. Đẩy mạnh việc chào bán cổ phần, niêm yết và phát triển thị trường chứng khốn
Hình thành thị trường chứng khốn để tác động tích cực góp vốn đầu tư phát triển công ty cổ phần. Khi chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần khu vực tư nhân được mở rộng, luật doanh nghiệp được ban hành. Theo luật này công ty cổ phần được phát hành trái phiếu và cổ phiếu là những mặt hàng cung cấp cho thị trường chứng khoán, nên thị trường chứng khốn được tổ chức thì việc mua bán chứng khoán được dễ dàng sẽ đưa vốn vào sản xuất tốt hơn. Thị trường chứng khoán và cơng ty cổ phần có tác dụng hỗ trợ tích cực cho nhau, thị trường chứng khốn là “chợ trao đổi hàng hóa cổ phần” cho công ty cổ phần. Công ty cổ phần là tiền đề đáp ứng hàng hóa cổ phần cho yêu cầu của thị trường chứng khoán. Như vậy qua thị trường chứng khốn người dân có điều kiện được thông tin đầy đủ hơn để xác định cơng ty cổ phần hay doanh nghiệp cổ phần hóa làm ăn lành mạnh, có hiệu quả để tích cực tham gia mua cổ phiếu góp vốn vào sản xuất kinh doanh cho cơng ty.
Q trình Cổ phần hóa và phát triển thị trường chứng khốn là hai q trình có tác động qua lại lẫn nhau. Cổ phần hóa và niêm yết tạo hàng hố cho thị trường chứng khốn sơi động. Thị trường chứng khốn phát triển nhanh chóng, đến lượt nó tác động trở lại, kích thích tiến trình cổ phần hóa. Giải pháp được đưa ra là các doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa cần xây dựng kế hoạch cụ thể, toàn diện việc tổ chức IPO như thời điểm phát hành,thị trường huy động, chọn tổ chức đánh giá mức tín nhiệm, đặc biệt là vấn đề quảng bá thông tin đến công chúng đầu tư. Bên cạnh đó, Thành phố cần có biện pháp ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng thị trường chứng khoán, tạo điều kiện tăng cung hàng hóa, khơng hạn chế các cơng ty tham gia niêm yết trên sàn giao dịch.
Việc bán và phân bổ cổ phiếu ra bên ngoài là một khâu rất quan trọng trong quy trình cổ phần hóa. Khi tiến hành cổ phần hóa, để đạt được mục tiêu bán nhanh, giá bán cao, thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược có vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý cao là điều khơng phải đơn giản. Việc phân bổ cổ phần một cách khoa học,
68
hợp lý là hết sức cần thiết, tạo sự bình đẳng cho các cổ đông, khuyến khích các thành phần tham gia mua cổ phiếu. Bên cạnh đó cần phải bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên tác cơ bản nhất của tài chính doanh nghiệp. Việc này tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các cổ đơng bên ngồi, điều kiện cần cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn. Việc bảo vệ cổ đơng thiểu số cịn làm giảm những rủi ro cho những nhà đầu tư nhỏ, đặc biệt khi có ít thơng tin và có quyền tham gia điều hành doanh nghiệp.
3.2.4.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, nâng cao nhận thức về cổ phần hóa
Điều kiện này cực kỳ quan trọng để đảm bảo tiến độ của chương trình cổ phần hóa đã đề ra và giữ cho cổ phần hóa đi đúng hướng. Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng quyết tâm chính trị, thể hiện bằng những chính sách kịp thời và thực tế, giúp khắc phục trở ngại trên con đường cổ phần hóa, thậm chí ngay cả khi cổ phần hóa có nguy cơ rơi vào bế tắc. Quyết tâm chính trị ở Việt Nam cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh, cùng với các phân tích kinh tế, phải ủng hộ quan điểm cho rằng chính phủ chỉ nên can thiệp sâu vào những lĩnh vực mà thị trường thất bại, không nên can thiệp sâu vào các Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.
Mục tiêu của việc đẩy mạnh tuyên truyền cổ động cho cổ phần hóa là làm cho các cấp, các ngành, từng doanh nghiệp và từng người lao động nhận thức về cổ phần hóa như một xu thế tất yếu và sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cả Nhà nước lẫn cá nhân. Từ đó tích cực, n tâm thực hiện cổ phần hóa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương quan trọng này của Đảng và Nhà nước.
Đối với các Doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh, người lãnh đạo hầu hết là do chế độ bổ nhiệm mà có, do vậy khi chuyển sang cơng ty cổ phần sẽ khó khăn trong việc giữ được chức vụ đó trước đại hội cổ đơng. Sau khi cổ phần hóa thì quyền lực quan trọng nhất thuộc về đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty. Giám đốc doanh nghiệp nhà nước trước đây giả sử có tái cử làm giám đốc điều hành thì chỉ đóng vai trị thực thi của hai tổ chức nói trên. Hội đồng của giám
69
đốc có sự giám sát chặt chẽ của Ban Kiểm sốt và Hội đồng quản trị cơng ty. Do đó thu nhập của giám đốc sẽ bị giảm xuống khơng cịn hấp dẫn như trước, quyền hành bị hạn chế. Chắc chắn đứng trước ngưỡng cửa cổ phần hóa, những người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước nói chung ít nhiệt tình đối với phương án cổ phần hóa. Chính vì lẽ đó, các giám đốc doanh nghiệp nhà nước thường có tâm lý khơng muốn cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu, mặc dù nhận thức được khó khăn trong cạnh tranh thị trường và biết rằng doanh nghiệp có thể có nguy cơ suy sụp trong cuộc cạnh tranh thị trường ngày một gay gắt.
Cịn phía người lao động, sau cổ phần hóa có thể bị mất việc, hoặc quyền lợi không được đảm bảo, đặc biệt là vấn đề mua, mua chịu và được cấp cổ phiếu. Chính vì lẽ đó, cần phải tạo sự thống nhất trong nhận thức về chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước làm cho các cấp, các ngành, các doanh nghiệp nhà nước quán triệt sâu sắc và có nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách và các giải pháp đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước không làm lệch hướng của thành phố, của nhà nước lên cổ phần hóa.
Q trình cổ phần hóa được tiến hành dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cổ phần hóa khơng làm ảnh hướng đến quyền lợi và vị trí của mỗi người trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực vào hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một trong những mục tiêu cổ phần hóa mà tỉnh Nghệ An cũng như cả nước thực hiện.
Để có những nhận thức đúng đắn trên đến tất cả các cơ quan lãnh đạo ở từng cấp quản lý và đến từng doanh nghiệp cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động làm việc tại doanh nghiệp. Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, quan điểm cũng như lợi ích về sự cần thiết của cổ phần hóa.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cổ phần hóa là một biện pháp cần được chú trọng:
70
nhất là các nước có điều kiện tương tự như Việt Nam. Nếu cần thiết có thể gửi những cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp đi học hỏi thực tế từ những doanh nghiệp đã cổ phần hóa thành cơng hoặc những nước có các doanh nghiệp cổ phần hóa tốt.
- Cần gắn trách nhiệm của cán bộ đứng đầu các cơ quan chủ quản đối với tiến độ và chất lượng cổ phần hóa.
Mỗi cán bộ phải giải trình theo định kỳ 1 năm hoặc 6 tháng nguyên nhân của sự chậm trễ cổ phần hóa. Và nếu khơng có lý do thỏa đáng thì các cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm hành chính tương ứng. Trong một xu hướng chỉ đạo tích cực như vậy, sẽ có ít doanh nghiệp nhà nước tìm được lý do để lẩn tránh cổ phần hóa hơn trước.
- Công tác truyên truyền phổ biến về cổ phần hóa cần phải được tiến hành trong tồn bộ q trình cổ phần hố: Trong suốt q trình chuẩn bị cổ phần hóa, xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức thực hiện cổ phần hóa... các cấp các ngành chỉ đạo quá trình cổ phần hóa phải nắm được diễn biến tư tưởng của người lao động, phát hiện kịp thời những băn khoăn vướng mắc của người lao động để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Đẩy mạnh và tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến về chủ trương đổi mới, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, các kết quả, kinh nghiệm của các tổng công ty, doanh nghiệp làm tốt cổ phần hoá, kịp thời biểu dương khen thưởng các đơn vị, cá nhân điển hình tích cực thực hiện đổi mới doanh nghiệp, đình kỳ sơ kết, tiến tới tổng kết tiến trình cổ phần hố nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và thúc đẩy