Mặt đạt được của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố Hồ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 53 - 57)

2.3. Đánh giá việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố Hồ Chí

2.3.1. Mặt đạt được của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướ cở thành phố Hồ

Minh

2.3.1. Mặt đạt được của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.Việc đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, xét về nhiều phương diện, đã đem lại hiệu quả rõ rệt, nhất là doanh nghiệp cổ phần hóa: số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa và vốn điều lệ tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đã ổn định và hiệu quả hơn, sau cổ phần hoá số lượng lao động thu hút tăng lên. Hầu hết doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa làm ăn có lãi, đổi mới cơ chế quản lý, tiết kiệm chi phí hành chính và chi phí sản xuất...

Về cơ bản, doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước đã có đóng góp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành các ngành cơng nghiệp, ngành kinh tế quan trọng, then chốt của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhiều tập đồn, tổng cơng ty, ngân hàng thương mại nhà nước có vai trị quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tham gia nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, thực hiện chính sách an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai.

Nhìn chung cả nước trong thực tế, các doanh nghiệp nhà nước đã có những đóng góp to lớn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Cụ thể như sau:

- Về đóng góp cho tăng trưởng GDP:

Doanh nghiệp nhà nước nói chung, tập đồn kinh tế nhà nước nói riêng đã tham gia đóng góp khá lớn cho tăng trưởng GDP nước ta trong thời gian qua. Qua số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 1/3 trong GDP/năm. Nếu so với các thành phần kinh tế khác như kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước

47

ngồi thì tỷ trọng đóng góp vào GDP của doanh nghiệp nhà nước là hơn hẳn, mặc dù, mức độ đóng góp của nó vào GDP có giảm dần qua các năm gần đây. (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế 2010-2014 (%)

2010 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014 TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế nhà nước 33,46 32,68 32,57 32,20 31,87 Kinh tế ngoài Nhà nước 48,85 49,27 49,34 48,25 48,04

Kinh tế tập thể 5,32 5,16 5,00 5,05 5,06

Kinh tế tư nhân 10,76 10,91 11,13 10,93 10,93

Kinh tế cá thể 32,77 33,20 33,21 32,27 32,05

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 17,69 18,05 18,09 19,55 20,09

Nguồn: Niên giám thống kê tóm tắt 2014, Tổng cục Thống kê Việt Nam, tr.62.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, khu vực kinh tế nhà nước đang được đổi mới, với tỷ trọng trong GDP giảm dần (từ mức 20% năm 2010 còn 17,5% năm 2014), tập trung ở vai trò chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào lĩnh vực then chốt. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã và đang được đổi mới, sắp xếp lại, góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy số lượng giảm mạnh, lĩnh vực, địa bàn thu hẹp nhưng doanh nghiệp nhà nước có bước phát triển quan trọng về quy mô tài sản, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của kinh tế nhà nước từ 2010-2014 ở thành phố Hồ Chí Minh (%)

2010 2011 2012 2013 Sơ bộ 2014 TỔNG SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Kinh tế nhà nước 20,0 18,7 18,0 18,2 17,5

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2014, tr.39.

Thành tựu cơ bản nhất của tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh là việc cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước với kết quả

48

là đã sắp xếp lại, thu gọn số lượng doanh nghiệp nhà nước, qua đó nâng mức vốn bình qn của một doanh nghiệp nhà nước lên.

Sau 25 năm triển khai cổ phần hóa, hiện nay thành phố Hồ Chí Minh cịn 116 doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp, chiếm trên 10% tổng doanh nghiệp nhà nước cịn lại trên cả nước (1.069 doanh nghiệp). Trong đó có 55 doanh nghiệp trực thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Với chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp đổi mới trước thời hạn, các doanh nghiệp vừa phải nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu phát triển năm 2015, vừa cố gắng hoàn thành chỉ tiêu tái cơ cấu. Tổng số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh là 108 doanh nghiệp. Trong đó, có 15 doanh nghiệp đang thực hiện sáp nhập, giải thể, phá sản, bán...

- Về đóng góp vào thu ngân sách nhà nước: Nhìn chung cả nước, trong những

năm qua, xuất phát từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối khá nên thu từ doanh nghiệp nhà nước, trong đó, chủ yếu thu từ các tập đoàn kinh tế nhà nước, là nguồn thu tài chính lớn để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, là nguồn lực tài chính chủ yếu và cực kỳ quan trọng để nhà nước thực hiện nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển đất nước và thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô, điều tiết nền kinh tế theo các mục tiêu đã định của nhà nước (xem hình 2.2).

Hình 2.2. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước Việt Nam 2006 – 2012

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 1,600,000 1,800,000 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) Nộp ngân sách (tỷ đồng)

49

- Về vốn đầu tư phát triển: Các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các tập

đồn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước đã tích cực đầu tư vốn cho phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, góp phần làm gia tăng tổng đầu tư xã hội.

Việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang hình thức cơng ty cổ phần chẳng những giúp nhà nước bảo tồn nguồn vốn của mình mà cịn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn trước đây, nhà nước cũng thu hồi vốn để đầu tư cho các doanh nghiệp khác.

Hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá nhạy bén năng động tự chủ hơn trước. Nhờ đó mà chất lượng hiệu quả công việc cũng cao hơn trước, các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng lên.

Bảng 2.3. Cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 theo giá hiện hành (%)

TỔNG SỐ KT nhà

nước

KT ngồi Nhà nước

KT có vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài Vốn khác

100 19,8 59,1 20,8 0,3

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2014, tr.58

Vai trị của người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá cũng có sự đổi khác, ý thức và tinh thần trách nhiệm được nâng cao hơn trước, họ vừa làm việc cho công ty cổ phần vừa là chủ sở hữu công ty trên cơ sở đồng vốn của mình. Việc sắp xếp lao động và giải quyết chính sách đối với lao động dơi dư được thực hiện đúng theo quy định hiện hành tại nghị định số 41/2002/NĐ-CP. Khơng có doanh nghiệp nhà nước nào sa thải người lao động khi thực hiện cổ phần hóa. Thu nhập của người lao động sau khi doanh nghiệp được cổ phần hóa tăng lên. Ngồi ra, người lao động là cổ đơng trong các cơng ty cổ phần, hàng năm cịn được nhận cổ tức từ phần vốn cổ phần mà họ có trong cơng ty, hỗ trợ người lao động mua cổ phần với giá ưu đãi...

Nhìn chung, cổ phần hố đã đem lại lợi ích cho cả nhà nước, người lao động và cổ đơng của doanh nghiệp. Thực tế đó đã chứng minh tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh thực hiện.

50

2.3.2. Mặt hạn chế, tồn tại chủ yếu của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở thành phố hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)