Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nước giai đoạn 2008 2013 theo mô hình camel và phương pháp bao dữ liệu dea (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.4. Tổng hợp các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân

ngân hàng dựa vào mơ hình CAMEL và phƣơng pháp bao dữ liệu DEA 1.4.1. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng

dựa vào mơ hình CAMEL

1.4.1.1. Nghiên cứu nước ngoài

Said và Saucier (2003) sử dụng phƣơng pháp xếp hạng CAMEL dựa trên dữ liệu 1993-1999 của các ngân hàng để đánh giá tính thanh khoản, khả năng thanh toán và hiệu quả của các ngân hàng Nhật Bản. Nghiên cứu dựa trên các tiêu chí: an

toàn vốn, chất lƣợng tài sản và năng lực quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của ngân hàng không phải là quản trị không hiệu quả, mà là tiêu chuẩn về an toàn vốn thấp và các vấn đề về chất lƣợng tài sản có. Đáng kể các ngân hàng ốm yếu hiệu quả trên trung bình có thể giải thích bởi một chiến lƣợc sống cịn thúc đẩy nâng cao năng lực quản trị.

Prasuna (2003) đã phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ấn Độ bằng cách áp dụng mơ hình CAMEL dựa trên dữ liệu của 65 ngân hàng trong giai đoạn 2003-2004. Các ngân hàng khác nhau đƣợc xếp hạng theo 5 tiêu chí: an tồn vốn (capital adequacy), chất lƣợng tài sản (asset quality), quản lý hiệu quả (management efficiency), chất lƣợng thu nhập (earning quality) và thanh khoản (liquidity). Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo các tiêu chuẩn của mơ hình CAMEL của tất cả các Ngân hàng Nhà nƣớc ở Ấn Độ, do đó, có nghĩa rằng hiệu suất tổng thể của các Ngân hàng Nhà nƣớc là khác nhau. Ngoài ra, tác giả kết luận rằng các ngân hàng có nhu cầu cải thiện hiệu suất của họ để đạt đƣợc các tiêu chuẩn mong muốn.

Gupta và Kaur (2008) đã đánh giá hiệu quả hoạt động của năm ngân hàng đứng đầu và năm ngân hàng đứng cuối của các ngân hàng khu vực tƣ nhân Ấn Độ giai đoạn 2003-2007 dựa vào mơ hình CAMEL. Họ cũng xếp hạng 20 ngân hàng tƣ nhân cũ và 10 ngân hàng tƣ nhân mới trên cơ sở mơ hình CAMEL.

Prasad và G.Ravinder (2012) đánh giá hiệu quả của lĩnh vực ngân hàng bằng mơ hình CAMEL cho 20 ngân hàng quốc hữu hóa giai đoạn 2006-2010 ở Ấn Độ. Hai tác giả này đã xếp hạng các ngân hàng này dựa trên các nhóm tiêu chí an toàn vốn, chất lƣợng tài sản, hiệu quả quản lý, khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng ngân hàng trung bình Andhra xếp hạng thứ nhất, kế tiếp là ngân hàng Barodo và Punjap, xếp hạng cuối cùng là ngân hàng Central bank of Indian.

Ngoài ứng dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, CAMEL còn sử dụng để dự đoán sự đổ vỡ của ngân hàng. Nurazi và Evans (2005) kết luận rằng tỷ lệ an toàn, chất lƣợng tài sản, quản lý, thu nhập, khả năng thanh khoản và quy mơ ngân hàng có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thất bại của ngân hàng ở Indonesia. Olweny và Shipo (2011) phát hiện ra rằng chất lƣợng tài sản kém và các tính thanh khoản thấp là hai nguyên nhân chính của thất bại ngân hàng ở Kenya.

1.4.1.2. Nghiên cứu trong nước

Trần Thị Thanh Hịa (2012) đã phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu theo CAMEL giai đoạn 1993-2011. Tác giả này cũng đã so sánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng này với 8 ngân hàng có quy mơ tổng tài sản cao nhất tính đến thời điểm cuối năm 2011.

Nghiên cứu này kết luận rằng chất lƣợng tín dụng của ACB khá tốt nhƣng đã có dấu hiệu sụt giảm từ năm 2011, khả năng thanh khoản tốt, khả năng an toàn vốn đảm bảo. ACB đã phát triển nhanh, vƣợt qua các ngân hàng đồng hạng Sacombank, Techcombank, Eximbank để dành vị trí hàng đầu và chỉ đứng thứ 5, sau 4 Ngân hàng Nhà nƣớc là Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank.

Nhƣ vậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bằng mơ hình CAMEL đã đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài sử dụng rộng rãi. Ở trong nƣớc, theo những tài liệu mà tác giả thu thập đƣợc mơ hình CAMEL chƣa đƣợc ứng dụng nhiều.

1.4.2. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa vào phƣơng pháp bao dữ liệu DEA dựa vào phƣơng pháp bao dữ liệu DEA

1.4.2.1. Nghiên cứu nước ngoài

Tác giả đã tham khảo một số nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động các tác giả ở nƣớc ngoài theo phƣơng pháp bao dữ liệu DEA sau đây:

chọn: Các yếu tố đầu vào là Tổng nguồn vốn huy động (Total deposits), tài sản cố định (Fixed assets) và các yếu tố đầu ra: Tổng nợ (Total loans), tổng đầu tƣ (total investments). Nghiên cứu này dựa vào dữ liệu bảng của 9 ngân hàng nội địa và 12 ngân hàng nƣớc ngoài trong giai đoạn 2002-2009. Kết quả cho thấy ngân hàng nội địa hoạt động hiệu quả hơn ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng nội địa quản lý tƣơng đối hiệu quả hơn trong việc kiểm sốt chi phí của họ.

Anne W.Kamau (2011) ứng dụng phƣơng pháp bao dữ liệu DEA để xem xét

hiệu quả trung gian và khả năng sản xuất của lĩnh vực ngân hàng tại Kenya dựa vào báo cáo thƣờng niên của 40 ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn 1997-2009 với các yếu tố đầu vào: Tổng huy động vốn (deposits), vốn (capital) và lao động (labour) và các yếu tố đầu ra: Tổng nợ (loans), tổng đầu tƣ (investments). Nội dung bài viết điều tra hiệu quả trung gian và khả năng sản xuất trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn tự do hóa tại Kenya. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù các ngân hàng khơng có hiệu quả đầy đủ trong tất cả các khía cạnh, họ đã thực hiện khá tốt trong giai đoạn nghiên cứu. Các ngân hàng vẫn có lý do và phạm vi để cải thiện hoạt động bằng cải tiến kỹ thuật công nghệ, kỹ năng và mở rộng phạm vi hoạt động để có hiệu quả đầy đủ.

Kai Ji, Wei Song and Renwen Wang (2012) nghiên cứu đánh giá và xếp hạng các ngân hàng thƣơng mại của Trung Quốc nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động ngân hàng. Phân tích bao dữ liệu DEA dựa vào số liệu của 17 ngân hàng trong giai đoạn 2006-2008, với các yếu tố đầu vào: Số lƣợng lao động (Number of employees) (X1), chi phí trả lãi (Interest expenses) (X2), Chi phí ngồi lãi (Non- interest expenses) (X3), tổng tài sản (total assets) (X4) và các yếu tố đầu ra nhƣ: Thu nhập ngoài lãi (Non-interest income) (Y1), thu nhập lãi (interest income) (Y2), tỷ lệ nợ xấu (non-performing loan ratio) (Y3). Kết quả nghiên cứu, lợi thế của DEA cũng phản ánh đầy đủ không chỉ thấy giá trị của các ngân hàng từ quan điểm chất lƣợng, mà còn một số lƣợng đổi mới thông qua kế hoạch điều chỉnh hoạt động. Trong các đánh giá của các ngân hàng thƣơng mại sử dụng phân tích DEA, có thể tích hợp nhiều hơn, chẳng hạn nhƣ phân tích thành phần chính và các phƣơng pháp

phân tích cụm để nhận biết sự khác nhau của yếu tố quan trọng nhất của hiệu quả tích hợp của ngân hàng thƣơng mại và sau đó mục tiêu nhắm đến đƣợc cải thiện.

1.4.2.2. Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Việt Hùng (2008) đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến

hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam là bài nghiên cứu đƣợc xem là khá đầy đủ và toàn diện về hệ thống ngân hàng Việt Nam, và là một hƣớng đi mới cho các phƣơng pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động ở Việt Nam, bởi nghiên cứu này khơng chỉ dừng lại ở phân tích định tính - phƣơng pháp pháp truyền thống mà các tác giả Lê Thị Hƣơng (2002), Lê Dân (2004) áp dụng để phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, Nguyễn Việt Hùng đã sử dụng phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhƣ phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phƣơng pháp phi tham số DEA trong việc đo lƣờng hiệu quả và sử dụng mơ hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thời kì 2001-2005.

Trong phƣơng pháp bao dữ liệu DEA, Nguyễn Việt Hùng đã chọn các yếu tố đầu vào là: Tổng tài sản cố định ròng, chi cho nhân viên và tổng vốn huy động từ khách hàng và các yếu tố đầu ra bao gồm: Thu về lãi và các khoản tƣơng đƣơng, Thu ngoài lãi và các khoản tƣơng đƣơng. Kết quả nghiên cứu thấy rằng, các ngân hàng này cùng tạo ra một mức sản lƣợng đầu ra nhƣ nhau thì hiện mới sử dụng 79,1% yếu tố đầu vào, hay nói cách khác, các ngân hàng này cịn đang sử dụng lãng phí đầu vào 26,4%.

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2012) cũng đã ứng dụng phƣơng pháp

bao dữ liệu DEA để “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2009. Các tác giả này chọn yếu tố đầu vào là lao động, vốn, vốn kinh doanh, chi phí khác và các yếu tố đầu ra bao gồm: Thu nhập từ lãi và các khoản tƣơng đƣơng, thu nhập ngoài lãi và các khoản tƣơng đƣơng. Số liệu nghiên cứu dựa trên báo cáo thƣờng niên của 22 NHTMCP giai đoạn 2006 – 2009. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động đang suy

giảm và nguyên nhân chủ yếu do yếu tố phi hiệu quả về mặt công nghệ. Những ngân hàng quy mơ lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Các ngân hàng cịn sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 7,7% và số lƣợng các ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm dần theo quy mơ có xu hƣớng ngày càng ít đi.

Nhƣ vậy, việc áp dụng các biến đầu vào – đầu ra khi ứng dụng phƣơng pháp bao dữ liệu DEA cho các nghiên cứu là khơng hồn tồn giống nhau. Các nghiên cứu trong nƣớc cũng đã vận dụng phƣơng pháp bao dữ liệu DEA để nghiên cứu các tập biến khác nhau trong những khoảng thời gian không giống nhau, tuy nhiên, các nghiên cứu này đầu ra chủ yếu tập trung vào 2 yếu tố: Thu nhập lãi và các khoản tƣơng tự, thu nhập ngồi lãi.

Tóm lại, phƣơng pháp bao dữ liệu DEA đã đƣợc sử dụng khá nhiều trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc. Cịn mơ hình CAMEL, tuy đã đƣợc ứng dụng khá nhiều trên thế giới nhƣng tại Việt Nam, dựa trên dữ liệu tác giả thu thập đƣợc thì mơ hình này chƣa đƣợc đánh giá một cách đầy đủ và chƣa phổ biến.

Kết luận chƣơng 1

Mở đầu chƣơng 1, tác giả đã phân tích để làm rõ khái niệm hiệu quả hoạt động của NHTM làm cơ sở để tìm ra mơ hình phù hợp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMNN. Tác giả đã phân tích cụ thể về mơ hình CAMEL và phƣơng pháp bao dữ liệu DEA, làm cơ sở để lựa chọn những chỉ tiêu và các biến phù hợp để sử dụng hai mơ hình này. Chƣơng 1 khép lại sau khi tác giả đúc kết từ các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua mô hình CAMEL và mơ hình DEA.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƢỚC THEO MƠ HÌNH CAMEL VÀ PHƢƠNG PHÁP BAO DỮ LIỆU DEA 2.1. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với các

ngân hàng thƣơng mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nƣớc

NHTMNN là những mắt xích cấu thành hệ thống NHTM Việt Nam, ngồi vai trị là huyết mạch của nền kinh tế của cả hệ thống, NHTMNN còn giữ vai trò quan trọng trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội của đất nƣớc.

NHTMNN chỉ làm tốt đƣợc những vai trò khi hoạt động hiệu quả. Bởi lẽ, NHTMNN hoạt động kinh doanh hiệu quả là điều kiện tiên quyết để các tổ chức tồn tại và phát triển. Khi đã có sức mạnh nội lực đó, các NHTMNN mới đảm nhiệm tốt những vai trị mà nhà nƣớc giao phó.

Vì thế, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh phải đƣợc phân tích, đánh giá cẩn thận, liên tục và kịp thời bằng các mơ hình hoặc phƣơng pháp cụ thể. Đó là cơ sở để các NHTMNN đƣa ra các biện pháp xử lý kịp thời những tồn tại cũng nhƣ có những cải tiến phù hợp nhằm thúc đẩy chính mình ngày càng lành mạnh và phát triển ngày một nhanh hơn.

2.2. Khuôn khổ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại theo qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc thƣơng mại theo qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc

Theo Quyết định số 06 2008 QĐ-NHNN 12/3/2008 của NHNN, NHNN đƣa ra 5 chỉ tiêu xếp loại NHTMCP với tổng số điểm đánh giá xếp loại tối đa cho một ngân hàng thƣơng mại cổ phần là 100 điểm, cụ thể nhƣ sau:

Các NHTMCP đạt tối đa 15 điểm về vốn tự có phải có đủ các điều kiện sau: Vốn điều lệ đủ mức vốn pháp định; Đảm bảo an toàn vốn; Đảm bảo định hƣớng khuyến khích tăng vốn hiệu quả của NHNN.

Chất lượng tài sản: Mức điểm tối đa 35 điểm, tối thiểu 0 điểm

Chất lƣợng các khoản cho vay và ứng trƣớc cho khách hàng và các khoản cho vay các TCTD khác: Mức điểm tối đa 20 điểm, đối với NHTMCP có số dƣ các khoản cho vay và ứng trƣớc khách hàng và các khoản cho vay các TCTD khác nhỏ hơn 50 tổng tài sản; và mức tối đa 25 điểm NHTMCP có số dƣ các khoản cho vay và ứng trƣớc khách hàng và các khoản cho vay các TCTD khác chiếm từ 50% tổng tài sản trở lên.

Năng lực quản trị: Mức điểm tối đa 15 điểm, tối thiểu 0 điểm

NHTMCP đạt điểm tối đa 15 điểm phải đảm bảo các điều kiện sau: Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát đủ số lƣợng theo quy định; Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện đúng các quy chế nội bộ; Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ tƣơng xứng với quy mô ngân hàng và hoạt động hiệu quả, đảm bảo các rủi ro quan trọng luôn đƣợc nhận dạng, đo lƣờng, kiểm tra, kiểm soát một cách liên tục; Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Ban điều hành có năng lực, đồn kết, có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm, thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản trị, kiểm soát, điều hành ngân hàng thƣơng mại cổ phần; Đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu.

Kết quả hoạt động kinh doanh: Mức điểm tối đa 20 điểm, tối thiểu 0 điểm

NHTMCP đạt điểm tối đa 15 điểm với điều kiện lãi trƣớc thuế so với vốn chủ sở hữu từ 17% trở lên. Điểm thƣởng từ hoạt động dịch vụ tối đa 5 điểm với điều kiện: Tỷ lệ thu dịch vụ trong tổng thu nhập đạt 8% trở lên; Tỷ tệ thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ trong lợi nhuận trƣớc thuế đạt 30% trở lên.

NHTMCP đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả (Khả năng thanh tốn ngay = Tài sản “có” có thể thanh toán ngay/ Tài sản “nợ”) theo qui định của NHNN đƣợc điểm tối đa 12 điểm. Không vi phạm việc đảm bảo tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn đƣợc tối đa 3 điểm.

2.3. Giới thiệu tổng quan thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nƣớc tại Việt Nam các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nƣớc tại Việt Nam 2.3.1. Cổ phần hóa

Vietcombank cổ phần hóa

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam). Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần thuộc sở hữu nhà nước giai đoạn 2008 2013 theo mô hình camel và phương pháp bao dữ liệu dea (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)