CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.2.1 Khung lý thuyết
Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc khơng có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn (bách khoa toàn thư Wikipedia ).
Thuyết thương mại mới (New Trade Theory) của Paul Krugman năm 1979
Krugman đã đưa ra lý thuyết hoàn tồn mới về thương mại quốc tế, giải thích quan hệ thương mại nội bộ ngành dựa trên giả định về lợi thế theo quy mô, với nhận xét sản xuất trên quy mơ lớn đã làm cho chi phí giảm. Bên cạnh lợi thế quy mô sản xuất ơng cịn dựa trên giả thiết người tiêu dùng cũng quan tâm tới tính đa dạng của sản phẩm. “Hàm tiêu dùng” cho thấy: người sử dụng không chỉ bị ảnh hưởng bởi chất lượng sản phẩm và giá thành sản phẩm mà còn quan tâm đến sự đa dạng của loại hàng hóa đó.
Ban đầu, thuyết của Krugman được cho là cơ sở để chính phủ đưa ra chính sách can thiệp vào thương mại. Các nhà sản xuất đã lạm dụng điều này để yêu cầu chính phủ hỗ trợ và bảo hộ. Tuy nhiên, theo Krugman thì tuy bảo hộ có thể có ý nghĩa về mặt lý thuyết nhưng thực tế thì cái lợi của bảo hộ hầu như bất cập hại. Ông cảnh bảo rằng các nhà sản xuất cần xác định ảnh hưởng của chính sách bảo hộ một ngành cơng nghiệp đến những ngành công nghiệp khác tùy cách mà các công ty cạnh tranh với nhau, cạnh tranh về giá cả thì khác cạnh tranh về số lượng, hay chất lượng…
Mặt khắc thuyết thương mại mới đã chứng minh được lợi ích của tự do hóa mậu dịch, khi khơng bị bảo hộ, thương mại được tự do sẽ đem đến cho người tiêu dùng nhiều chủng loại hàng hóa hơn.
Học thuyết về thương mại quốc tế của James Riedel
James Riedel (1976) đưa ra các bằng chứng về tăng trưởng thương mại khi thị trường được tự do hóa, nó đem đến những lợi ích nhất định cho ngành sản xuất và doanh nghiệp.
Thuyết về lợi thế cạnh tranh của David Ricardo (1772-1823)
Lợi thế cạnh tranh tương đối được tính bằng tỷ lệ (k) về tiêu hao nguồn lực để sản xuất ra sản phẩm A so với sản phẩm B ở hai quốc gia. Tiêu chí đầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do đó, sự khác biệt về giá cả của hàng hoá, dịch vụ được coi là tiêu chí chính để đo lường năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó các yếu tố về cầu hàng hoá, sự khác biệt về chất lượng sản phẩm… cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm, điều này tác động lên sự phát triển của doanh nghiệp.
Các vấn đề liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí sử
dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm. Do đó việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần lớn giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Trong sản xuất, vấn đề mấu chốt nhằm giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển, đều nằm trong 3 yếu tố chính: năng suất, chất lượng và chi phí. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, quản lý chất lượng tốt, dẫn đến năng suất cao, và chi phí giảm. Nếu không chủ động được một trong 3 yếu tố trên sẽ dẫn đến hậu quả là lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, quy mô sản xuất giảm, thị phần bị thu hẹp, doanh nghiệp không thể ổn định và phát triển được.