Các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam, trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 35)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.2.3 Các giả thiết nghiên cứu

Từ khung lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, tác giả nhận thấy chính sách bảo hộ gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp nhập khẩu ở nhiều mặt: chất lượng, năng xuất, sự đa dạng, chi phí giá thành…

Hơn nữa, qua việc phỏng vấn sâu với lãnh đạo của 5 doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào là thép không rỉ với số lượng lớn, khi được hỏi về ảnh hưởng của chính sách bảo hộ mới được ban hành cuối năm 2013 nhằm ủng hộ sản xuất trong nước, các lãnh đạo đều cho biết doanh nghiệp của họ bị tác động mạnh trên nhiều phương diện: chất lượng, chủng loại, khả năng sản xuất, giá thành sản phẩm…nó gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, có ít nhất 3 doanh nghiệp cho biết việc bảo hộ sớm dẫn đến họ chưa kịp có lộ trình để thích ứng với hồn cảnh mới.

Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu ở những thị trường khác và tổng hợp ý kiến của doanh nghiệp trong nước kể trên, có thể khái quát lại như sau: có sự ảnh hưởng từ chính sách bảo hộ đến sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép không rỉ qua các mặt sau:

Chất lượng sản phẩm:

trong quá trình sản xuất do nguyên liệu đầu vảo không ổn định phải được quan tâm quản lý.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào. Việc cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, sản phẩm ra đời với chất lượng cao. Ngược lại, sản phẩm sẽ kém chất lượng nếu nguyên liệu đầu vào khơng bảo đảm, hơn nữa, nó cịn gây ra sự lãng phí, thất thốt ngun vật liệu.

Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào mà doanh nghiệp có thể bảo đảm được việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đầy đủ và chất lượng tốt? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như doanh nghiệp xác lập được quy trình dự trữ hợp lý; hệ thống cung ứng nguyên vật liệu phù hợp và đồng bộ; đầy đủ trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nhu cầu về thị trường (cả đầu vào và đầu ra); khả năng tổ chức cung ứng trong và ngoài nước.

Từ các lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:

H1: Có mối quan hệ dương giữa Chất lượng sản phẩm tới Sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép khi chính sách bảo hộ được thực thi.

Chủng loại sản phẩm:

Chủng loại sản phẩm là một nhóm các sản phẩm tương tự về các đặc tính vật lý giành cho các sử dụng tương tự. Khi khơng kiểm sốt được đầu vào ngun vật liệu, chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp cũng thay đổi và không ổn định.

Theo nghiên cứu của Hylke Vandenbussche and Christian Viegelahn (2013): việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào thường làm chuyển đổi sản phẩm đầu ra. Nói cách khác, khi các doanh nghiệp thay đổi chất lượng nguyên liệu đầu vào, họ có xu hướng cũng thay đổi sản phẩm đầu ra của họ. Như một hệ quả, việc chống bán phá giá dẫn đến doanh nghiệp bán ít hơn các sản phẩm được sản xuất ra, hay chủng loại bị thu hẹp, giảm sức cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại hoặc hàng thay thế khác. Như vậy có thể đưa ra giả thiết:

H2: Chủng loại sản phẩm tác động dương đến sự phát triển của doanh nghiệp khi chính sách bảo hộ được thực thi.

Năng suất sản xuất:

Năng suất là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời cũng thể hiện trình độ phát triển của các doanh nghiệp, các quốc gia.

Năng suất cần được xem xét đến tính hiệu quả. Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ giá thành sản phẩm bằng cải tiến năng suất. Có thể nói, cải tiến năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến năng suất, tạo được lợi thế cạnh tranh chủ yếu thông qua việc sản xuất được sản phẩm tốt hơn, giao hàng nhanh hơn chứ không phải chỉ là việc giảm chi phí. Hàng hố và dịch vụ phải được thiết kế và sản xuất sao cho thoả mãn được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chi phí, thời gian giao hàng... Như vậy có thể nói:

H3: Năng suất sản xuất ảnh hưởng dương tới Sự phát triển của doanh nghiệp sử

dụng thép khi có bảo hộ thương mại.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất cũng là một yếu tố vơ cùng quan trọng của doanh nghiệp. khi chi phí đầu vào hợp lý thì sản phẩm đầu ra ln có giá thành hợp lý, giảm được sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Chi phí sản xuất khơng chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của xã hội. Giảm chi

phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào quyết định phần lớn đến giá gốc của sản phẩm đầu ra. Khi thị trường nguyên vật liệu bị biến động (thiếu hụt, nhu cầu thị trường tăng cao đột biến hoặc do chiến tranh, do bị bảo hộ v.v...) thì giá nguyên vật liệu sẽ tăng vọt, gây khó khăn cho doanh nghiệp vì để duy trì hoạt động sản xuất và thực hiện hợp đồng với đã ký với đối tác, họ phải tiếp tục thu mua nguyên vật liệu với giá cao. Những đợt tăng giá như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn lưu động và việc cân đối nguồn vốn cũng như chi phí sản xuất kinh doanh của doanh.

Khi chính sách bảo hộ được thực thi, giá nguyên vật liệu có xu hướng tăng (do thuế và do sự tăng giá nguyên vật liệu sản xuất trong nước), dẫn đến tổng chi phí sản xuất có xu hướng tăng, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn, khó cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy:

H4: có mối quan hệ dương giữa chi phí sản xuất tới Sự phát triển của doanh

nghiệp khi bảo hộ xảy ra.

Khả năng thích ứng:

Khả năng thích ứng với hồn cảnh mới cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi không bị bảo hộ, doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, chất lượng và chủng loại phong phú hơn. Khi bị bảo hộ trong bối cảnh nguồn cung trong nước chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sẽ khiến doanh nghiệp không kịp phản ứng, dẫn đến nguy cơ không thực hiện được các hợp đồng đã ký, thị phần bị thu hẹp, sản xuất bị cắt giảm do thiếu hoặc khan hiếm vật liệu hay giá cả không cạnh tranh là rất lớn, tương lai của doanh ngiệp sẽ khó định đoạt hơn, và một giả thiết nữa được đặt ra là:

H5: khả năng thích ứng có tác động dương tới sự phát triển của doanh nghiệp khi

2.2.2.4 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Từ cơ sở các học thuyết và các nghiên cứu liên quan, đề tài nghiên cứu này tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu như sau:

Biến phụ thuộc: Sự phát triển của doanh nghiệp.

Biến độc lập bao gồm: Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ; Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ; Năng xuất sản xuất khi có bảo hộ; Chi phí sản xuất khi có bảo hộ; Khả năng thích ứng khi có bảo hộ.

H1 H2 H3 H4 H5

Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ

Sự phát triển của doanh nghiệp Chủng loại sản phẩm khi có bảo hộ Chi phí sản xuất khi có bảo hộ

Năng suất sản xuất khi có bảo hộ

Khả năng thích ứng khi có bảo hộ

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thiết kế theo hai phần như sau:

3.1 Uớc lượng các chi phí dựa vào mơ hình CPME

3.1.1 Quy trình ước lượng

Để ước lượng tác động của bảo hộ thương mại, nghiên cứu thực hiện theo hai bước cơ bản:

Bước 1: Từ cơ sở dữ liệu về giá cả và sản lượng, cùng với việc thiết lập các thông số đàn hồi, ta sẽ ước lượng cho các hàm số tuyến tính lna, lnb, lnc. Những số

hạng này đại diện cho ảnh hưởng của các biến ngoài đơn giá (tiềm ẩn) trên hàm số cung và cầu. Giả định này là mốc cơ sở cho việc thu thập các dư liệu về giá cả và sản lượng phù hợp tại một thời điểm cân bằng (Qd = Qs).

Bước 2: Sử dụng các ước lượng giới hạn và các tham số đàn hồi, cùng với một ước lượng riêng về sự thay đổi của giá hoặc số lượng nhập khẩu do sự thay đổi trong bảo hộ để tính tốn một điểm cân bằng mới, nhằm đưa ra kết quả tác động của bảo hộ thương mại.

3.1.2 Điều kiện cho việc ước lượng

Việc tính tốn độ co giãn và các thơng số của sản lượng cân bằng và đơn giá thay đổi là nhiệm vụ khó khăn nhất trong mơ hình này. Ngồi ra, mơ hình dựa trên các giả định đã đơn giản hóa. Mơ hình cũng dựa cơ sở giả định rằng thị trường trong nước và nhập khẩu cạnh tranh hoàn hảo. Trong thực tế thị trường có thể khơng cạnh tranh hồn hảo. Thứ hai, để tạo điều kiện thuận lợi cho tính tốn và thực hiện các cơng việc thực nghiệm, mô hình chỉ xem xét từng phần của bảo hộ, xảy ra trong một lĩnh vực nhất định, với giả định rằng có khơng có thay đổi trong cơ cấu nguồn cung trong nước. Phương pháp này bỏ qua các hiệu ứng có thể phát sinh từ sự cạnh tranh lớn hơn giữa nhập khẩu và các sản phẩm thay thế trong nước sau khi tự do hóa. Cụ thể, phương

pháp này khơng tính tốn sự sụt giảm của sản lượng hàng trong nước khi hàng nhập khẩu cạnh tranh hơn.

Vì được đơn giản hóa, khi vận dụng cần có một số số liệu thực nghiệm đi kèm với mơ hình. Đầu tiên, đó là sự kế thừa độ co giãn trong các nghiên cứu trước đó. Trong mơ hình, độ co giãn giữa cung và cầu (Edt), và độ co giãn chéo của cầu nhập khẩu với hàng trong nước là nền tảng (Es). Những độ co giãn này thường khơng có sẵn, hơn nữa nếu có sẵn, chúng thường khơng đáng tin cậy. Các mối quan hệ cơ bản được sử dụng trong việc tính tốn các tham số đều dựa trên sự kế thừa này. Một đề nữa là Dữ liệu được thu thập chủ yếu là từ số liệu thống kê chung. Các dữ liệu khác được thu thập từ các báo cáo và báo chí. Nên có thể dữ liệu sẽ có sai lệch từ các nguồn khác nhau. Điều này là bởi vì các vấn đề trong thống kê và quản lý dữ liệu.

Các số liệu thống kê cần có:

Tổng cầu trong nước; Tổng nguồn cung trong nước; Tổng nguồn cung nhập khẩu; Giá hàng hố nhập khẩu; Giá hàng hóa trong nước; Giá thị trường thế giới (giá CIF); Thuế nhập khẩu và tương đương thuế quan của hàng rào phi thuế quan t và n.

Các thông số co giãn bao gồm:

Độ co giãn riêng của cầu theo giá cho hàng nội địa; Độ co giãn riêng của cầu theo giá cho hàng nhập khẩu; Độ co giãn riêng của cung theo giá cho hàng trong nội địa; Độ co giãn chéo của cầu theo giá cho hàng nội địa đối với giá hàng hoá nhập khẩu; Độ co giãn chéo của cầu theo giá cho hàng nhập khẩu đối với giá của hàng nội địa.

3.2 Phân tích ảnh hưởng của bảo hộ đến sự phát triển của doanh nghiệp sử dụng thép tại Việt Nam nghiệp sử dụng thép tại Việt Nam

3.2.1 Quy trình nghiên cứu

Phần này tiến hành thơng qua hai bước chính là: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hồn thiện bản phỏng vấn; (2) nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm định các mơ hình.

3.2.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thể mơ tả theo các bước sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

(Thang đo chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm…) Bản phỏng vấn sơ bộ Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu Hiệu chỉnh Bản câu hỏi chính thức

Nghiên cứu định lượng: (n>=109) Khảo sát doanh nghiệp

Mã hóa, nhập liệu Làm sạch dữ liệu

Chạy Cronbach’s Alpha Phân tích nhân tố EFA Phân tích hồi quy Các phân tích khác

Kết luận Viết báo cáo

3.2.2.1 Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là nhằm xác định lại các yếu tố phù hợp trong thang đo và hiệu chỉnh các thang đo nhằm phù hợp với thị trường Việt Nam. Nghiên cứu định tính được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn sâu với 5 doanh nghiệp lớn sử dụng nguyên liệu thép không rỉ nhập khẩu. Các câu hỏi sử dụng trong nghiên cứu định tính được trình bày tại Phụ lục 1. Tiếp đó tác giả tiến hành phân tích, đánh giá lại để làm rõ các vấn đề và điều chỉnh, hoàn thiện các thang đo.

Kết quả của bước này là xây dựng được một Bản phỏng vấn chính thức (Phụ lục 2) dùng cho nghiên cứu định lượng. Đồng thời kết quả của nghiên cứu định tính cũng khẳng định lại các biến độc lập đã xác định ở chương 2 là phù hợp.

3.2.2.2 Nghiên cứu định lượng

Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có sử dụng thép khơng rỉ là nguyên liệu đầu vào chính. Dữ liệu trong nghiên cứu này được dùng để kiểm định lại các giả thuyết trong mơ hình.

Việc ước lượng kích cỡ mẫu phụ thuộc vào bản chất của nghiên cứu và kỹ thuật thống kê được sử dụng trong nghiên cứu. Đối với phân tích nhân tố kích cỡ mẫu phụ thuộc vào số lượng các biến quan sát để phân tích yếu tố, nếu có 10 biến quan sát thì cần 200 mẫu, cho 22 biến quan sát thì cần 220 mẫu,...(Kamran, 2011).

Theo Hair & ctg (2009), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, và cỡ mẫu tốt hơn là 10 mẫu trên 1 biến quan sát. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy, Tabachnick & Fidell (2007) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

N ≥ 50 + 8m (3.1)

Và để phân tích từng quan hệ riêng lẻ, kích thước mẫu cần phải đảm bảo:

N ≥ 104 + m (3.2)

Trong đó:

Nếu nghiên cứu sử dụng nhiều cơng cụ thì tính N trong từng trường hợp và chọn N lớn nhất.

Căn cứ các nghiên cứu trên, tác giả thu thập dữ liệu với cỡ mẫu tối thiểu là 109 mẫu cho nghiên cứu bao gồm 22 biến quan sát. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu này được thực hiện tại Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 6/2014.

3.2.3 Các thang đo trong nghiên cứu

Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu có tham khảo từ các nghiên cứu của các tác giả khác, tuy phương pháp nghiên cứu không giống như phương pháp trong nghiên cứu này, nhưng tương đồng về mục tiêu và kết quả nghiên cứu, cụ thể:

Bảng 3.1: Các thang đo sử dụng trong nghiên cứu

Thang đo Tác giả

Chất lượng sản phẩm khi có bảo hộ

Hylke Vandenbussche and Christian Viegelahn (2003) A Zugarramurdi, M.A Parin, L Gadaleta, G Carrizo,

H.M Lupin (2004) Gaurav Akrani (2012) Chủng loại sản phẩm

khi có bảo hộ

Năng xuất sản xuất khi có bảo hộ

Mary Amiti and Jozef Konings (2005) Trefler (2004), Head và Ries (1999)

Gaurav Akrani (2013) Chi phí sản xuất

khi có bảo hộ Hylke Vandenbussche and Christian Viegelahn (2003) Farooq, M., M. A. Mian and A. Asghar (2001) Khả năng thích ứng

khi có bảo hộ Sự phát triển của doanh nghiệp

Mary Amiti and Jozef Konings (2005)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá ảnh hưởng của chính sách bảo hộ thương mại trong ngành thép không rỉ đến các doanh nghiệp sử dụng thép tại việt nam, trường hợp tỉnh tiền giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)