CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2.2.2 Một số nghiên cứu trước đó
Nghiên cứu ảnh hưởng của bảo hộ thương mại lên các doanh nghiệp sử dụng đầu vào từ nhập khẩu tại Ấn Độ:
Aggarwal & Aradhna (2010) cho thấy, có sự sụt giảm trong việc sử dụng nguyên liệu sàn xuất khi các biện pháp bảo hộ được thực thi với một ngành cơng nghiệp. Hơn nữa, nó cung cấp một số bằng chứng cho thấy việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào từ nhập khẩu sang mua hàng trong nước ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng một bộ dữ liệu chi tiết về nguồn nguyên liệu đầu của các công ty Ấn Độ. Bằng việc dùng ước lượng và hồi quy để tính tốn tác động của việc chống bán phá giá lên ngun liệu nhập khẩu, nhóm tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về sự ảnh hưởng của biện pháp chống bán phá giá tại Ấn Độ năm 2010:
Có sự sụt giảm về sản lượng trong các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Các doanh nghiệp này phải thay thế nguyên liệu đầu vào của họ, điều này có thể gây nên hậu quả về sản lượng thay đổi một lượng nhất định do nguyên liệu đầu vào không dễ dàng thay thế.
Việc phải chuyển đổi nguyên liệu đầu vào cũng làm chuyển đổi sản phẩm đầu ra. Nói cách khác, khi các công ty thay đổi đầu vào của họ, họ có xu hướng cũng thay đổi sản phẩm đầu ra của họ.
Như một hệ quả, chống bán phá giá để bảo vệ nguyên liệu sàn xuất trong nước làm cho cơng ty bán ít hơn các sản phẩm được sản xuất ra, công ty sẽ bán các sản phẩm thay thế khác.
Chống bán phá giá có thể gây ra biến dạng nghiêm trọng trong mơ hình sản xuất của doanh nghiệp. Nó khiến doanh nghiệp phải lựa chọn đầu vào khơng như ý muốn, có thể kém chất lượng hoặc kém đa dạng hơn. Nói cách khác, họ có ít sự lựa chọn hơn trước đó.
Kết quả nghiên cứu cung cấp lời giải thích cho sự phản đối nặng nề của các nhà nhập khẩu đối với việc chống bán phá giá tại Ấn Độ.
Trước đó, Times of India (2009) cũng có bái viết về đề xuất của doanh nghiệp Ấn Độ phản đối việc áp thuế chống bán phá giá đối với thép không rỉ nhập khẩu từ rung Quốc, Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nam Phi và Thái Lan vào Ấn Độ. Các ngành công nghiệp trước đây sử dụng nguyên liệu thép không gỉ nhập khẩu, bao gồm cả thuốc trừ sâu và hóa chất, nhà máy lọc dầu, linh kiện ô tô, các nhà sản xuất đồ dùng, thực vật và các nhà sản xuất máy móc và các nhà sản xuất thiết bị nhà bếp… đã phản đối mạnh mẽ việc đề xuất đánh thuế chống bán phá giá nhập khẩu thép không gỉ. "Áp đặt thuế chống bán phá giá theo yêu cầu của nhà sản xuất duy nhất đó là thép khơng gỉ Jindal là khơng cơng bằng và phi đạo đức vì nó mất đi quyền lựa chọn nhà cung cấp của chúng tơi'. Chúng tơi có khoảng 225 thành viên và hầu hết trong số họ là nhà xuất khẩu và phải cạnh tranh tồn cầu, chúng tơi cần phải nhập khẩu thép không gỉ ở nhiều chủng loại và chất lượng đáp ứng đơn đặt hàng xuất khẩu ", ông Pradip P Dave, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất thuốc trừ sâu và hóa chất cơng nghiệp Ấn Độ cho biết.
Nghiên cứu các ảnh hưởng của tự do hóa thương mại tác động lên năng xuất cây trồng tại Indonesia:
Đây là một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên phân tích ảnh hưởng của việc giảm thuế đầu vào trên các công ty nhập khẩu và là nghiên cứu duy nhất tại Indonesia tại thời điểm đó tách biệt các ảnh hưởng có thể có trên các cơng ty nhập khẩu so với các công ty khác.
Mary Amiti and Jozef Konings (2005) đã có những phát hiện mới quan trọng: Thứ nhất: tác động của việc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu (đầu vào) làm tăng đáng kể năng suất cây trồng và hiệu ứng này cao hơn rất nhiều so với việc giảm thuế sản phẩm đầu ra. Khi thuế đầu vào giảm 10%, năng suất sẽ tăng 3%, trong khi nếu giảm thuế sản phẩm đầu ra một lượng tương đương (10%) thì năng suất chỉ tăng hơn 1%.
Thứ hai, giảm thuế đầu vào tác động nhiều đến các doanh nghiệp nhập khẩu hơn các cơng ty khơng nhập khẩu. Những lợi ích của việc tăng năng xuất sản xuất, là do sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu có chất lượng cao hơn, giống khác biệt hơn, và / hoặc ảnh hưởng của việc học tập những cái mới.
Thứ ba, phân tích cho thấy rằng ít quan tâm đến việc bị thuế đầu vào có thể dẫn đến một vấn đề bị bỏ qua, đó là chỉ chú trọng đánh giá tác động của cạnh tranh do bị đánh thuế sản phẩm đầu ra và cho rằng nó thấp hơn. Khi thuế đầu vào được chú ý, dễ nhận ra tác động của thuế đầu ra giảm hơn một nửa, và việc tăng năng suất lớn nhất đến từ việc giảm thuế đầu vào.
Một số nghiên cứu khác:
Kasahara và Lapham (2013) đã lần đầu tiên mở rộng mơ hình của Melitz (2003), mơ hình khơng chỉ xem xét vấn để xuất khẩu, mà còn cả hành vi của các doanh nghiệp nhập khẩu. Các tác giả nhận thấy rằng việc tái phân bổ nguồn lực giữa các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu rất quan trọng với năng suất tổng hợp. Mơ hình chứng minh rằng, khi các biện pháp hạn chế thương mại được áp đặt, nó ảnh hưởng
xấu không chỉ đến nhập khẩu, mà cịn xuất khẩu. Điều này là do các mơ hình giả định chi phí và doanh thu phân bổ giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
Nhiều nghiên cứu cũng tìm thấy rằng giảm thuế đầu vào làm năng suất tăng mạnh do hiệu ứng "cạnh tranh nhập khẩu". Ví dụ, Trefler & Danie (2004) cho thấy năng suất lao động tăng 14% ở Canada và Hoa Kỳ trong các ngành công nghiệp cắt giảm thuế nhiều nhất. Các nghiên cứu khác về hàng rào thuế quan đối với sản lượng và năng suất bao gồm Topalova Petia (2004), Kasahara, Hiroyuki and Joel Rodrigue (2008), … cũng cho ra những đánh giá tương tự.