Ảnh hưởng của hàm lượng acid citric tới khả năng hút nước của màng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của saccharose, muối ăn và acid citric đến tính chất của màng ăn được từ tinh bột bắp và mủ trôm thủy phân (Trang 42 - 44)

0 1 2 3 4 160 180 200 220 240 260 Độ h út nước ( %)

Hàm lượng muối ăn (%) b a d c c 0 1 2 3 4 140 150 160 170 180 190 200 Độ h út nước ( %)

Hàm lượng acid citric (%) a

a

b

b

33

Theo kết quả hình 3.13, độ hút nước của màng có xu hướng giảm dần khi tăng lượng acid citric. Độ hút nước của mẫu chứa 1% acid citric cao nhất (192.63%), điều này do các gốc carboxyl trong acid citric cũng hút nước và tan trong nước. Tuy nhiên, khi tăng nồng độ acid citrc lên thì độ hút nước của màng giảm đi. Acid citric tạo liên kết ngang trong màng giúp tạo liên kết giữa các phân tử tinh bột, do đó làm giảm sự tương tác của tinh bột với phân tử nước.

3.2. Phổ hồng ngoại FTIR

Phổ hồng ngoại FTIR được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của các nhóm chức và tương tác của chúng trong mẫu màng. FTIR thể hiện được cấu trúc của phân tử tinh bột, glycerol và các chất bổ sung. Việc bổ sung thêm một số chất như saccharose, acid citric và muối ăn có thể làm thay đổi vị trí, độ rộng và độ hấp thụ của các nhóm chức. Phổ hồng ngoại của mẫu màng tinh bột bắp và mủ trôm thủy phân với bổ sung thêm saccharose (nồng độ 40%), acid citric (4%) và muối ăn (4%) được thể hiện ở hình 3.13. Phổ của các mẫu chứa các chất bổ sung cho thấy một số đỉnh đặc trưng của màng tinh bột bắp và mủ trôm thủy phân. Đỉnh 3312-3278 là dao động của liên kết hydro của nhóm -OH trong tinh bột, glycerol, saccharose và acid citric (Thompson, 2018). Việc bổ sung các chất vào trong màng tinh bột làm đỉnh của màng ĐC ở 3312 cm-1 thay đổi, số sóng giảm xuống 3278 cm-1 (S400), 3304 cm-1 (N4), 3289 cm-1 (C4). Đồng thời, cường độ hấp thụ ở các đỉnh này giảm xuống. Sự giảm độ hấp thụ là do có ít nhóm -OH hơn trong màng. Và giảm số sóng có thể do sự tương tác của saccharose, acid citric và muối ăn với tinh bột bằng liên kết hydro, làm giảm số nhóm -OH tự do trong màng. Điều này tương tự như kết quả đã được báo cáo về việc tăng hàm lượng gum karaya trong mẫu màng tinh bột hạt loquat có chứa tinh dầu oregano, gum karaya đã tương tác với tinh bột thông qua tương tác hydro (Cao, 2019).

Sự hấp thụ hồng ngoại ở 1645 cm-1 có thể là do sự có mặt của các phân tử nước trong mẫu màng hoặc do liên kết C=O. Mẫu màng có độ hấp thụ thấp nhất là mẫu bổ sung thêm saccharose và cao nhất là mẫu ĐC. Việc khác biệt này có thể là do hàm lượng ẩm trong các mẫu S40 thấp hơn ĐC. Các đỉnh hấp thụ nằm trong khoảng 1260 – 1000 cm-1 đặc trưng cho các nhóm nhóm CO, C-O-C đặc trưng cho các phân tử tinh bột. Dao động của nhóm C-O-C của các liên kết α-1,4 glycosidic thấy rõ ở gần 1000 cm-1. Các đỉnh hấp thụ trong khoảng 950- 815 cm-1 và 620-470 cm-1 là do nhóm pyranose của tinh bột.

34

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của saccharose, muối ăn và acid citric đến tính chất của màng ăn được từ tinh bột bắp và mủ trôm thủy phân (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)