Giải pháp nâng cao hiệu quả CTĐT đào tạo cho CBCC cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM

3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả CTĐT đào tạo cho CBCC cấp xã trên địa bàn

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói : “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Theo tinh thần đó, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Đẩy mạnh đào tạo CBCC với chương trình, nội dung sát hợp; chú trọng đội ngũ cán bộ xã, phường”; Hội nghị Trung ương 5 khóa IX tiếp tục khẳng định “ phải chăm lo công tác đào tạo, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”. Trên cơ sở những định hướng quan trọng của Đảng về đào tạo cơng chức chính quyền cấp xã và nhằm cụ thể pháp lệnh Cán bộ, công chức, Điều 14 của Nghị định số 114/2003/ NĐ-CP quy định : Cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng cơng chức chính quyền cấp xã phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực cho CBCC cấp xã. Việc đào tạo cơng chức chính quyền cấp xã được căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ của cán bộ chuyên trách và tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng chức danh cơng chức. Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cơng chức chính quyền cấp xã do ngân sách nhà nước cấp và chế độ đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, năng lực cơng tác cho đội ngũ cơng chức chính quyền cấp xã. Để triển khai nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cơng chức chính quyền cấp xã, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 4-8-2003 và Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 7-1-2004 phê duyệt Định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, phường, thị trấn đến năm 2010 v.v..

3.1.1. Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên

Xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Các bộ, ngành, địa phương có chính sách đầu tư kinh phí cho cơng tác tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên cơ hữu về kiến thức chuyên môn và phương pháp sư phạm hiện đại, đảm bảo nguyên tắc giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cơng chức chính quyền cấp xã phải được đào tạo cơ bản về chuyên mơn giảng dạy. Nghiên cứu xây dựng chính sách và tổ chức đào tạo nguồn giảng viên và cơ chế cử giảng viên đi hoạt động thực tế tại cơ sở. Có thể lựa chọn những CBCC chính quyền cấp xã có năng lực sau khi hết nhiệm kỳ (nếu cịn trẻ), có khả năng để đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành giảng viên. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã với các cơ quan liên quan nhằm lựa chọn những cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp chính quyền đã được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để hình thành đội ngũ giảng viên kiêm chức. Ban hành quy chế về giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC chính quyền cấp xã.

3.1.2. Đổi mới nội dung đào tạo

Nội dung, chương trình phải theo tinh thần ngắn gọn, thiết thực, phù hợp với trình độ văn hóa, khả năng nhận thức của CBCC chính quyền cấp xã, hạn chế tình trạng trùng lập trong nội dung chương trình của một khóa học, có thể kết hợp chương trình lý luận với kiến thức quản lý nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm hoạt động và chức năng, nhiệm vụ, sự luân chuyển cán bộ giữa các vị trí, chức danh của đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã, cần tiến hành thay đổi căn bản trong việc xác định nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng :

Một là, đối với CBCC chính quyền cấp xã khơng nên phân định rạch rịi hai hệ đào tạo lý luận chính trị và quản lý nhà nước, mà cần kết hợp nội dung lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước...trong CTĐT thống nhất.

Hai là, nội dung và chương trình cần được xác định phù hợp với trình độ văn hóa của các nhóm CBCC chính quyền cấp xã, kể cả việc xác định thời gian bồi dưỡng.

Ba là, xác định những nội dung thật cơ bản, thiết thực đối với CBCC chính quyền cấp xã; hệ thống chương trình cần được xây dựng đơn giản, tránh cho CBCC chính quyền cấp xã phải đi học nhiều lần.

Trên cơ sở đó, việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC chính quyền cấp xã được xác định như sau:

Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Để đảm bảo tính thiết thực về mặt nội dung cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cần thay đổi quan điểm xác định nội dung đào tạo : chỉ đào tạo những nội dung phù hợp, những nội dung mà đối tượng cần theo yêu cầu hoạt động của từng vị trí, chức danh. Tuy nhiên, việc xác định cụ thể khối lượng của từng loại kiến thức cịn phụ thuộc vào từng loại chương trình cho từng đối tượng khác nhau, “ làm việc gì, học việc ấy”. Nội dung phải được thể hiện trên cả hai mặt lý thuyết và thực tiễn, kiến thức và kỹ năng và đảm bảo tinh gọn.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nên có hai loại, loại CTĐT bao gồm : đào tạo trung cấp chính trị - hành chính, trên cơ sở xây dựng thống nhất hai chương trình hiện có là trung tâm chính trị và trung cấp hành chính, với thời gian đào tạo hai năm được cấp bằng theo hệ thống giáo dục quốc dân. Đối tượng đào tạo theo chương trình này chủ yếu là CBCC chính quyền cấp xã thuộc diện quy hoạch của địa phương. Loại chương trình bồi dưỡng : các chương trình bồi dưỡng chỉ áp dụng cho những cán bộ chủ chốt đã lớn tuổi, vừa được trúng cử, chưa qua đào tạo theo CTĐT nói trên, với thời gian từ 1 đến 3 tháng.

3.1.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo, bồi dưỡng

Học viên là CBCC trẻ ở cấp xã nên cần đào tạo, bồi dưỡng tập trung để họ có điều kiện dành nhiều thời gian cho việc học tập; Đối với học viên là CBCC chủ chốt ở cấp xã thì hình thức đào tạo tại chức sẽ phù hợp hơn, vì họ phải giải quyết khối lượng công việc lớn ở cơ quan, nhưng để nâng cao hiệu quả CTĐT thì cần đào tạo, bồi dưỡng tập trung.

Đổi mới phương pháp giảng dạy là xu thế chung của nền giáo dục. Qua thăm dị ý kiến học viên thì phương pháp giảng dạy mới đã bước đầu đạt kết quả tích cực. Để thực hiện tốt hơn nữa, cần thực hiện các giải pháp sau :

- Coi việc đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện quan trọng để bình chọn các danh hiệu thi đua của giảng viên.

- Thiết kế lại mẫu giáo án cho khoa học hơn : Trong giáo án ngồi nội dung, thời lượng cịn phải thể hiện rõ về phương pháp và phương tiện giảng dạy.

- Đưa việc tổng kết công tác đổi mới phương pháp giảng dạy thành một việc làm thường xuyên. Điều này sẽ giúp các giảng viên có thể trao đổi kinh nghiệm trong đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Thay đổi các thi và kiểm tra : Ngoài việc kiểm tra mức độ hiểu bài thì đề thi phải phát triển được năng lực suy luận sáng tạo của người học, đồng thời học viên phải biết cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy : Đây là yếu tố quan trọng để giảng viên có thể biểu hiện nhiều kỹ thuật giảng dạy khác nhau trên lớp. Ví dụ muốn trao đổi với học viên thì phải có micro khơng dây; muốn u cầu học viên thảo luận thì cần thiết kế, sắp xếp bàn ghế hợp lý, phòng học phải có internet khơng dây (wifi) , muốn yêu cầu học viên làm bài tập theo nhóm thì phải có giấy khổ lớn, bút cho học viên, muốn minh họa bài giảng bằng phim ảnh thì phải có máy chiếu Projector...

Như vậy, đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải hướng đến đối tượng đào tạo, bồi dưỡng để đạt hiệu quả cao nhất; trong đó cần hạn chế thuyết giảng, tăng cường phương pháp tự học, thảo luận, học tập theo nhóm với các tình huống hành chính.

3.1.4. Đẩy mạnh sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền

- Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã nói riêng. Phịng nội vụ chủ động phối hợp với các phòng kế hoạch đầu tư, Tài chính, giáo dục đào tạo, khoa học cơng nghệ, trường chính trị tỉnh huyện...trong việc triển khai kế hoạch đầu tư, củng cố cơ sở đào tạo, tổ chức quản lý và đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã ở địa phương. Kiến nghị Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan như Sở Giáo dục –Đào tạo, Trường chính trị, Trường cao đẳng cộng đồng, UBND huyện

Xuyên Mộc để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho CBCC cấp xã ở từng giai đoạn, từng năm, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ sở đào tạo. - Tăng cường kinh phí cho việc đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã.

- Phải nhanh chóng ban hành một hệ thống các tiêu chuẩn cụ thể để làm căn cứ cho việc bầu cử, tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức. Thời gian qua, việc sử dụng CBCC cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu dựa trên đề nghị của khối nội vụ hoặc giới thiệu của Hội Đồng Nhân Dân cung cấp, cấp trên hoặc do Ủy ban Nhân Dân cấp huyện tăng cường về. Vì thế có rất nhiều CBCC được sử dụng theo hình thức trên có chun mơn trái với cơng việc, chẳng hạn cán bộ Đồn được bố trí làm quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội; khơng có kiến thức về kiến trúc hoặc kỹ thuật lại được phân cơng phụ trách địa chính – xây dựng thì khơng thể hồn thành tốt cơng việc được giao.

Qua đó, tỉnh cần đề xuất Sở Nội Vụ điều chỉnh lại các tiêu chuẩn quy định đối với từng chức danh cụ thể đối với từng chức danh cụ thể đối với CBCC cấp xã theo quyết định 04/2004/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Việc điều chỉnh lại các tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã là căn cứ quan trọng giúp điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra và là cơ sở để xem xét sử dụng CBCC cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng.

Như vậy, bố trí, sử dụng đúng sẽ đem lại hiệu quả, tránh việc bố trí, sử dụng một cách lãng phí, làm tốn kém chi phí đào tạo nguồn của Nhà nước. Vì thế, cần ban hành chính sách sử dụng CBCC cấp xã sau đào tạo, trong đó đặc biệt phải lưu ý một số nội dung chính sau: sử dụng hợp lý, đúng chun mơn đào tạo nguồn, chấm dứt tình trạng làm trái ngành nghề, vì nếu làm trái ngành nghề thì bộ máy ở cơ sở hoạt động kém hiệu quả, sẽ làm thui chột tài năng.

- Cần văn bản quy định về chế độ đãi ngộ đối với CBCC cấp xã, đặc biệt là ở những xã miền núi, khó khăn của tỉnh. Với thu nhập như hiện nay, CBCC cấp xã không đủ ni bản thân và gia đình. Điều này sẽ khơng thu hút được những người có năng lực, trình độ cơng tác tại cấp xã và ảnh hưởng đến việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC

cấp xã. Giải quyết tốt về chế độ, chính sách sẽ loại trừ tận gốc phần lớn tệ tham nhũng đang tồn tại và phát triển nhất hiện nay.

- Cần xây dựng một cơ chế kiểm tra, đánh giá CBCC cấp xã. Hiện nay, quan điểm và các tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, chưa gắn kết với công việc được, với kết quả công việc đã làm nên khơng có căn cứ giúp đánh giá thực chất năng lực CBCC làm cơ sở cho việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức. Như vậy, đánh giá công tác bồi dưỡng CBCC cấp xã một cách thường xuyên, nghiêm túc, thật sự khách quan và khoa học là một yêu cầu bắt buộc. Đây là hoạt động thu thập những thông tin phản hồi về kết quả đào tạo từ bản thân đối tượng được đào tạo và tổ chức sử dụng nguồn nhân lực để cơ sở đào tạo đưa ra các quyết định, điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt động này cần được thực hiện ở các khâu trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng và được thực hiện bởi những đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo đạo đức công vụ cho cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện xuyên mộc tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)