Giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 86 - 88)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

4.3. Đe xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đào tạo nguồn nhân

4.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực của giảng viên

Cơ cấu giáo viên cùa MBbank chủ yếu là giảng viên có kinh nghiệm lâu năm, tuy nhiên việc khối lượng công việc ngày càng nhiều và kiến thức mới liên tục được cập nhật cũng gây khơng ít khó khăn cho đội ngũ trên. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thời gian tới, ngân hàng phải

có kế hoạch, chiến lược cụ thể và dài hạn kể từ khâu tuyển chọn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đến đến chính sách đãi ngộ. Đặc biệt MBBank cần chú trọng vào công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ, cụ thế:

- Xây dựng nền tảng bao gồm: xây dựng quản trị đào tạo; xây dựng sự ủng hộ từ ban lãnh đạo; xây dựng sự đồng hành của quản lý cấp trung; xây dựng sự tuân thủ nội bộ từ tồn thể cán bộ, nhân viên. Trong đó, việc xây dựng hệ thống quán trị đào tạo gồm có các quy định, quy chế phối hợp giữa

phịng đào tạo với các phòng ban khác. Các quy chê này sẽ tạo ra sự ràng buộc đối với người học và giảng viên, giúp nâng cao vị thế của bộ phận đào tạo trong ngân hàng. Tuy nhiên, các quy chế này cũng cần phải có nguyên tắc nhất quán khi quy định về kinh phí, xây dựng giáo trình thuê giáo viên...

- Xây dựng cơ sở dữ liệu: Hiện nay, các tài liệu phục vụ công tác giăng dạy, nghiên cứu đối với NLĐ cịn rất ít, rất hạn chế, do đó ngân hàng cần nhanh chóng cho xây dựng cơ sở dữ liệu nội bộ nhằm chuẩn hóa hệ thống tài liệu theo quy định và triển khai xây dựng, cập nhập tài liệu mới.

- Lựa chọn đội ngũ giảng viên: Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo của ngân hàng trong thời gian tới. Do đó, ngân hàng cần xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên thơng qua các mơ hình.

- Đào tạo và phát triển năng lực giảng viên: Ngân hàng cần xây dựng kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy lâu dài trong tương lai, nhất là công tác chuyên mơn, nghiệp vụ. Trong đó cần đảm bảo đáp

ứng được cả các yêu cầu về số lượng và chất lượng, có đội ngũ giảng viên cố định và giảng viên cơ hữu phục vụ công tác giảng dạy thường xuyên, liên tục. Đội ngũ giảng viên cần có kiến thức chun mơn sâu rộng, có kỳ năng sư phạm, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và có khả năng truyền đạt tốt, đồng thời phải là người có tâm huyết với nghề, nhất là đối với số giảng viên nội bộ. Tăng cường liên kết với các trường đại học có uy tín đế mớ các lớp học sau đại học, các lóp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1, bậc 2 tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ. Phát triển hình thức mời giảng viên tại các trường đại học, qua đó giúp ngân hàng có thêm lực lượng giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm từ các trường đại học. Thơng qua đó cũng là giải pháp đề đội ngũ giáo viên của ngân hàng học tập kinh nghiệm, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp.

- Quá trình triển khai đào tạo bộ phận đào tạo cần bám sát giảng viên

đào tạo kê từ khi băt đâu đên ngay cả khi họ đã kêt thúc khóa đào tạo. Thứ nhất, trước khi đào tạo cần thống nhất mục tiêu, chương trình đào tạo, phương pháp triển khai và hồ trợ xây dựng, chuấn hóa tài liệu giảng dạy. Thứ hai, trong quá trình đào tạo cần hồ trợ về hậu cần kỳ thuật, dự giảng, cử cán bộ quản lý lớp, công tác phong trào, tuy truyền... Thứ ba, sau khi kết thúc đào tạo cần nhanh chóng tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả dào tạo và đưa ra các phương án giải quyết rút kinh nghiệm các khóa tiếp theo.

- Duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên nội bộ: Ngân hàng cần chú trọng quan tâm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm... đối với đội ngũ giảng viên hiện có của ngân hàng. Điều này vừa làm tăng chất lượng đào tạo theo định hướng phát triển của ngân hàng, vừa là nguồn dự trừ trong tương lai, vừa giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh

trong thời điểm hội nhập kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP quân đội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)